meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chật vật trả nợ vì mua nhà "vừa ý", chàng trai 9X chia sẻ hành trình vượt qua khủng hoảng “trả nợ nhà”

Thứ hai, 14/11/2022-07:11
Từng vất vả xoay xở để mua nhà, Nguyễn Trọng Phong (1994, Đà Nẵng) cho rằng nếu không tính toán kỹ "nên bỏ bao nhiêu tiền mua nhà" thì bạn sẽ cực kỳ chật vật để lo được tài chính.

Theo Phụ nữ Việt Nam, trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao, giá nhà đất ngày càng đắt đỏ. Thật quá khó để những người có thu nhập 10-20 triệu đồng/tháng có thể mua nhà, mua xe. Tuy nhiên, chỉ là "khó" chứ không phải không thể. Để có thể sở hữu căn nhà đầu tiên, hay chiếc xe đầu tiên, người trẻ cần có một kế hoạch tài chính cụ thể và phù hợp với mức thu - chi của mình.

Nguyễn Trọng Phong (1994, Đà Nẵng), làm việc tại một sống ty nước ngoài chia sẻ về hành trình vất vả xoay xở mua nhà của mình. Anh Phong cho biết, dù làm thuê với mức thu nhập trung bình từ 30-40 triệu/tháng, nhưng cũng rất khó đẻ mua đứt nhà hay mua xe nếu không biết cách khiến tiền đẻ ra tiền. 

"Cách đây 3 năm, mình gom góp mua được 1 căn nhà, có nhận hỗ trợ từ ba mẹ và vay thêm ngân hàng. Trải qua mấy năm chỉ làm hùng hục để trả nợ tiền nhà khiến mình nhận ra, nếu không tính toán thật kỹ “nên bỏ bao nhiêu tiền mua nhà", thì bạn sẽ cực kỳ chật vật để lo tài chính", chàng trai 9X chia sẻ.

Chật vật trả nợ vì mua nhà vượt quá khả năng chi trả

Thời điểm hiện tại, nếu chỉ làm công ăn lương bình thường mà muốn mua được nhà thì thực sự rất khó. Hồi giữa năm 2019, cơn sốt nhà đất tăng lên khiến anh Phong cũng lục đục lên kế hoạch mua nhà. Trong khi giá bất động sản tăng 2-3 lần mỗi năm, nhưng lương thì tăng không đáng kể, dựa trên tình hình tài chính, anh chốt mua một căn hộ trung cấp tại Đà Nẵng, mức giá khi đó vào khoảng 2,5 tỷ cho căn 2 phòng ngủ. Số tiền này có chút quá sức so với khả năng tài chính của chàng trai trẻ. Nhưng với suy nghĩ, mua căn hộ khi thị trường đang lên sẽ không sợ lỗ, trong khi vị trí căn hộ quá vừa ý. Nên sau khi bàn bạc cùng bố mẹ, anh Phong đã xuống tiền mua.


 
 

Ngoài khoản tiền được bố mẹ hỗ trợ cũng như tiết kiệm được, anh Phong vay thêm ngân hàng 50% và vay dư ra một ít để mua thêm đồ nội thất cho căn nhà. Lên kế hoạch trả nợ trong 5 năm tới, anh Phong đặt mục tiêu trả nợ càng sớm càng tốt, tránh để tiền lãi tăng nhanh. Cộng cả lãi, tính trung bình Phong phải bỏ ra 23 triệu/tháng để trả nợ nếu như muốn dứt điểm trong vòng 5 năm. Số tiền này chiếm hơn 50% lương của anh khi đó. 

Qua khoảng thời gian trả nợ 3 năm vừa qua, đôi khi anh Phong cảm thất rất kiệt sức, bởi gần như số tiền làm được đều phải dùng để trả nợ. "Cảm giác cứ đến cuối tháng, tiền lương bỗng bay hết sạch thật sự không dễ chịu chút nào. Nhưng đâm lao thì phải theo lao, mình tìm mọi cách để khiến tài chính cá nhân dễ thở hơn đôi chút. Thời điểm hiện tại, mình cũng đã bớt chật vật trong chuyện chi tiêu. Và mình muốn nhắn nhủ đến những người trẻ: “Nếu muốn mua nhà, hãy lựa chọn dựa trên khả năng tài chính của bản thân”, anh Phong chia sẻ. 

Hành trình vượt qua khủng hoảng "trả nợ nhà"

Trong quá trình "trả nợ nhà", bài học đầu tiên chàng trai 9X rút ra được là hãy tính dôi ra số tiền mua nhà. Cụ thể, nếu bạn có khả năng mua căn nhà trị giá 2,5 tỷ đồng, thì chỉ nên mua nhà 2 tỷ. Không nên tính toán số tiền quá sát nút, nếu không bạn sẽ phải dành thời gian làm việc điên cuồng chỉ để trả nợ, thậm chí còn không có thời gian "tận hưởng" căn nhà của mình theo đúng mục tiêu ban đầu khi mua.

Với mức lương trung bình 30-40 triệu đồng/tháng, anh Phong cảm thấy chật vật với việc dành hơn 20 triệu đồng/tháng để trả nợ. Trong khoảng 1 năm đầu tiên, anh rất hay rơi vào tình trạng tiêu trước hụt sau, tiền lương tháng sau phải bù vào chi tiêu tháng này, khiến kế hoạch tiết kiệm trước đó bị bỏ hẳn sang một bên. Anh Phong nhận ra, việc đầu tiên cần giải quyết là làm sao để giảm mức chi tiền xuống thấp nhất có thể bởi không có thêm khoản thu nhập thu động hay nguồn thu nào khác.


 
 

Chàng trai 9X chia sẻ, hồi còn là sinh viên theo học ngoài Hà Nội, anh từng chỉ tiêu 2-3 triệu đồng/tháng. Chính điều này khiến anh đặt ra câu hỏi: “Tại sao với mức 2-3 triệu đó, mình vẫn sống tốt cả tháng?”. Nhưng với mức sống hiện tại, anh cũng không thể cắt bỏ hoàn toàn mọi nhu cầu để chỉ chi trả cho mỗi tiền ăn hàng tháng được. Vậy anh Phong đã tiết kiệm chi tiêu bằng cách nào?

Trước tiên là khoản tiền thuê nhà. Anh loại bỏ được khoản này mỗi tháng vì không còn phải ở nhà thuê nữa. Tuy nhiên, những chi phí như điện, nước, mạng, bảo dưỡng căn hộ hàng tháng thì vẫn còn đó. Do đó, anh Phong tiết kiệm trên những nhu cầu này bằng cách không lãng phí điện, nước,... Mặc dù số tiền này không quá lớn nhưng hãy suy nghĩ tích tiểu thành đại. Giảm được vài trăm nghìn tiền điện là ổn rồi.

Tiếp đến là các khoản tiền chi tiêu cho ăn uống, cafe hàng tháng. Trước đây, khi chưa mua nhà, anh Phong cũng thường nuông chiều bản thân bằng những cốc cafe chất lượng, ăn uống, xem phim cùng bạn bè... Nhiều người nghĩ rằng đây là khoản tiền nhỏ, nhưng nó ngốn tới vài ba triệu đồng mỗi tháng là ít.

Kể từ khi đi làm có lương, những chuyến du lịch hàng quý, hàng năm với anh Phong là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, đến nay anh hạn chế chỉ đi 1 lần/năm. Với anh Phong, du lịch là học hỏi, mở rộng các mối quan hệ. Nhưng điều này cũng phải chào thua vì khoản nợ.

Cuối cùng là các khoản mua sắm. Nếu như chị em phụ nữ tốn tiền cho quần áo, mỹ phẩm thì với cánh đàn ông lại tốn tiền cho thiết bị điện tử, xe cộ. Anh Phong cũng không ngoại lệ, anh từng rất mê xe cộ và mua sắm những sản phẩm công nghệ cao như máy ảnh, máy tính, điện thoại và các loại game. Nhưng đến nay, anh chỉ dành tiền cho các khoản đầu tư vào công việc, những thứ thuộc về sở thích đều buộc phải lùi về phía sau. Cũng bởi vì tài chính bị kéo căng, anh không còn nghĩ nhiều đến những điều này nữa.

Tuy không sống quá mức keo kiệt, nhưng anh cũng phải cố gắng tiết kiệm nhất có thể. Nếu để tình trạng âm tiền kéo dài mãi thì sẽ không ổn chút nào.

Sau khi giới hạn các khoản chi tiêu, việc chỉ duy trì 1 công việc cuối tháng lĩnh lương với chàng trai trẻ này là không đủ. Tuy nhiên, với những người có dự định vay tiền mua nhà, mua xe, nhất định phải đảm bảo được công việc mang tính chất ổn định. Bởi nếu trong thời gian trả góp nhà, bạn rất có thể rơi vào khủng hoảng, thậm chí có nguy cơ bán nhà nếu như mất việc hoặc lương giảm. Do đó, trước khi tìm cách gia tăng nguồn thu mới, hãy đảm bảo tốt công việc hiện tại và duy trì khả năng tăng lương hàng năm. Việc này như một cuốn sổ "bảo hiểm" của bạn đối với món nợ khổng lồ đó.


 
 

Anh Phong cho biết, công việc chính của anh hiện đã vào quỹ đạo, anh có thể xử lý tốt trong khả năng cũng như dành thêm thời gian để có thêm nguồn phụ thu. "Thực sự bị nợ ép mình mới điên cuồng làm việc như vậy. Những lúc bận rộn, bản thân cũng không còn thời gian nghĩ đến chuyện tiêu tiền. Khi đang có nợ, tài chính của mình cũng chẳng dư để đầu tư thêm gì quá lớn. Nhưng không vì thế mà mình bỏ qua các kênh này", anh Phong cho hay.

Theo chàng trai sinh năm 1994 này, việc trả nợ không chỉ nằm ở việc tính toán thu - chi - tiền nợ hàng tháng. Mà còn ở việc bạn tính toán thêm lãi suất ngân hàng, ưu đãi trong các khoản vay. Anh Phong từng có suy nghĩ, chỉ mấy % lãi suất, mỗi tháng thêm 1-2 triệu đồng không phải vấn đề quá lớn. Nhưng đây quả thực là suy nghĩ "đơn thuần đến khó tin". Số tiền lãi bạn phải trả có thể lên tới hàng trăm triệu đồng nếu như thời hạn trả nợ quá lâu hoặc lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất không ổn định, phát sinh thêm nhiều chi phí vay. Đặc biệt cần lưu ý đến ưu đãi trong quá trình vay, đây là khoản tiền sẽ giúp bạn bớt đi phần nào đó gánh nặng trong quá trình trả lãi trong 5-10 năm tới.

Thêm vào đó, hãy nhớ nguyên tắc chỉ dành ra 30% tổng thu nhập để trả nợ. Anh Phong chia sẻ, từng dành hơn 50% tổng thu nhập chỉ để trả nợ nhà hàng tháng. Con số này khiến mọi chi tiêu, tiết kiệm gần như là không còn. Vì thế, số tiền trả nợ hàng tháng "an toàn" nhất là 30% nguồn thu hàng tháng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

7 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

7 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

7 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

7 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

7 giờ trước