meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

3.000 km đường cao tốc đã được lên kế hoạch xây dựng trong thập kỷ tới

Thứ năm, 22/09/2022-15:09
Trong giai đoạn 2021 - 2030, 33 dự án xây dựng đường bộ cao tốc có tổng chiều dài gần 3.000 km với những cách làm mới sẽ tạo nên một thập kỷ bùng nổ của những dự án cao tốc, đây là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Quảng Ninh sở hữu số km cao tốc nhiều nhất cả nước 

Theo baodautu.vn, ngày 1/9/2022, tỉnh Quảng Ninh đã chính thức tổ chức lễ khánh thành cao tốc Vân Đồn - Móng Cái dài 80 km, trong đó đoạn Vân Đồn - Tiên Yên dài 16,8 km được triển khai theo hình thức đầu tư công, tổng mức đầu tư hơn 3.650 tỷ đồng; tuyến Tiên Yên - Móng Cái dài 63,26 km theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT, tổng mức đầu tư hơn 9.110 tỷ đồng.

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái là tuyến cao tốc thứ 3 của tỉnh Quảng Ninh, sau khi hoàn thành tuyến cao tốc mới cùng với 2 tuyến cao tốc trước đó tạo thành một tuyến cao tốc đồng bộ dài khoảng 200km xuyên suốt chiều dài của tỉnh này. Đồng thời kết nối liên thông với cao tốc Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn, tạo thành tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam (gần 600km). Như vậy, với tuyến cao tốc mới được khánh thành, tỉnh Quảng Ninh đã trở thành tỉnh có số km cao tốc lớn nhất cả nước (176km/1.046km), từ cầu Bạch Đằng đến Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, đây là tuyến cao tốc ven biển duy nhất tại Việt Nam kết nối trực tiếp, đồng bộ tới cả 3 khu kinh tế gồm: KKT ven biển Quảng Yên, KKT Vân Đồn và KKT cửa khẩu Móng Cái.


Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái lập kỷ lục về thời gian hoàn thành chỉ trong 24 tháng.
Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái lập kỷ lục về thời gian hoàn thành chỉ trong 24 tháng.

Nói về tuyến cao tốc mới được khánh thành ngay trước dịp lễ Quốc khánh (2/9), dù đã từng “chinh chiến” tại nhiều dự án giao thông trọng điểm nhưng kỹ sư Nguyễn Tiến Oánh, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Vân Đồn không giấu được xúc động khi từng đoàn xe lao vun vút trên tuyến đường của nhiều “kỷ lục” này. 

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái xác lập kỷ lục về tiến độ giải phóng mặt bằng, thi công 80 km đường cao tốc với quy mô 4 làn xe chỉ trong vòng 2 năm. Công trình được Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đánh giá là kỳ tích, sự đột phá điển hình về xây dựng hạ tầng giao thông trong toàn quốc.

Tuyến cao tốc mới này được đánh giá có địa chất phức tạp nhất Việt Nam, trong quá trình thi công đoạn Tiên Yên - Móng Cái do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Vân Đồn làm chủ đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) phải xử lý nhiều bài toán khó, đặc biệt là tại các đoạn đi sát biển. 

Khi thi công dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, đội ngũ gặp khó khăn lớn nhất tại các đoạn tuyến ven biển bởi nước thủy triều lúc thấp nhất và lúc cao nhất chênh lệch nhau tới 4 m. Vào những ngày con nước (một tháng 3 lần), lúc đó địa hình dưới là bùn, trên là nước biển, không có đường tiếp cận. Các nhà thầu phải đắp đê ngăn thủy triều ở hai bên. Nhưng không có đường đi để đắp đê nên phải đắp lấn từng tí một, tốn rất nhiều thời gian và công sức.

Tuy nhiên “khôn ngoan không lại với trời” khi có những ngày lịch thủy triều không như đúng dự đoán nên không ít lần đội ngũ thi công vừa đắp được một phần đê thì tối thủy triều lên lại ngập, cuốn trôi hết thành quả và hôm sau phải làm lại từ đầu.


 
 

Ông Oánh nhớ lại: “Có hôm đi phát quang, anh em chúng tôi leo lên đồi cao nhìn về hướng tuyến phía trước xa hút tầm mắt. Tuyến lên cao xuống thấp, có những địa hình phải đắp đất cao 17-18 m, lại có những điểm phải bạt đồi, hạ cốt nền sâu xuống 40-50 m. Khối lượng đào đắp lên tới chục triệu m3 phải được thi công trong vòng 12 tháng là những thử thách rất đáng nhớ mà chúng tôi đã vượt qua”.

Không những vậy, dự án giao thông lớn này còn được thi công trong những ngày đại dịch Covid-19 căng thẳng nhất. Dự án được triển khai vào cuối năm 2018, nhưng trong quá trình thi công là thời điểm dịch bùng phát mạnh mẽ nhất không chỉ tại Việt Nam mà còn trên quy mô toàn cầu. Hàng loạt giải pháp ngăn ngừa dịch bệnh được triển khai, khiến công tác tổ chức thi công dự án gặp nhiều khó khăn. Để làm nên con đường kỳ tích như ngày hôm nay không thể quên đi tinh thần máu lửa của “Chiến dịch 30 ngày đêm” hoàn thành công tác GPMB và đã hoàn thành chỉ với 15 ngày đêm; “Chiến dịch 500 ngày đêm” thi công nước rút xuyên qua giai đoạn cao điểm Covid-19.

“Đặc biệt, dịp Tết Nguyên đán năm 2021, trên toàn dự án đều duy trì chế độ thi công xuyên Tết. Đợt nắng nóng cao điểm tháng 6 vừa qua, để duy trì sức khỏe cho cán bộ, công nhân, các công trường phải thực hiện điều chỉnh giờ làm thắp điện thi công xuyên đêm. Đèn máy thi công sáng suốt một dải ven biển gần 80 km trong hàng tháng trời để đảm bảo mục tiêu theo đúng kế hoạch, tiến độ đã đề ra”, kỹ sư Oánh nhớ lại.


Tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái được đánh giá có địa chất phức tạp nhất Việt Nam, phải xử lý nhiều bài toán khó, đặc biệt là tại các đoạn đi sát biển. 
Tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái được đánh giá có địa chất phức tạp nhất Việt Nam, phải xử lý nhiều bài toán khó, đặc biệt là tại các đoạn đi sát biển. 

Sự thành công của dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của chủ trương huy động vốn tư nhân cho các dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn được Tỉnh ủy Quảng Ninh đề ra gần 10 năm trước.

Chính sách kêu gọi vốn tư nhân đầu tư vào các dự án hạ tầng giao thông của tỉnh Quảng Ninh được thể hiện rõ nhất trong Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 5/12/2013 về việc chỉ đạo các cấp ủy lãnh đạo thí điểm áp dụng hình thức PPP với các mô hình “đầu tư công - quản lý tư” và “đầu tư tư - sử dụng công”; Kết luận số 58-KL ngày 31/7/2014 về triển khai thí điểm đầu tư và quản lý theo hình thức PPP. Hai văn bản được đã mở ra chủ trương khai phóng cho 29 dự án PPP được triển khai thành công tại Quảng Ninh.

Tỉnh Quảng Ninh sử dụng một lượng lớn ngân sách để tham gia đầu tư phần đường cao tốc để đảm bảo tính khả thi tài chính, chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư. Tại Dự án cao tốc Hạ Long - Hải Phòng có chiều dài toàn tuyến 25 km, tỉnh Quảng Ninh đầu tư phần đường dài 19,8 km, nhà đầu tư xây cầu Bạch Đằng. Dự án cao tốc Hạ Long - Vân Đồn chiều dài toàn tuyến 59,6 km thì ngân sách tỉnh đầu tư 6 km, nhà đầu tư đầu tư xây dựng 53 km. Dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái chiều dài toàn tuyến 80,2 km, ngân sách tỉnh đầu tư 16,7 km, nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng 63, 5 km. 

“Cơ chế này sau đó đã được Trung ương ghi nhận, Quốc hội đưa vào Luật Đầu tư PPP (điểm a, khoản 5, Điều 70) và trở thành một trong những điều khoản được các nhà đầu tư đánh giá rất cao”, một chuyên gia cho biết.


Dự án cao tốc Hạ Long - Hải Phòng thực hiện bằng nguồn ngân sách của tỉnh Quảng Ninh và hình thức đối tác công tư (PPP).
Dự án cao tốc Hạ Long - Hải Phòng thực hiện bằng nguồn ngân sách của tỉnh Quảng Ninh và hình thức đối tác công tư (PPP).

Doanh nghiệp và địa phương “chung sức đồng lòng”

Với tư cách là một doanh nghiệp tham gia xây dựng 3 công trình cao tốc xuyên tỉnh Quảng Ninh là cầu Bạch Đằng, cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, ông Phạm Văn Khôi, Tổng giám đốc Công ty Xây dựng Phương Thành cho biết khi tham gia đầu tư xây dựng các dự án giao thông tại đây, doanh nghiệp cảm thấy rất yên tâm bởi chính quyền địa phương luôn đồng hành sát sao, kết nối tìm nguồn vốn tín dụng, giao các mỏ vật liệu cho các nhà đầu tư chủ động khai thác, sau đó bàn giao lại cho tỉnh khi kết thúc.

Trong quá trình triển khai dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, “Chiến dịch 30 ngày đêm” đã có sự chung sức, vào cuộc từ toàn hệ thống chính trị và người dân địa phương cùng thực hiện bàn giao mặt bằng bổ sung do điều chỉnh vận tốc thiết kế từ 100 km/h lên 120 km/h với độ dài toàn tuyến 80,2 km. Do đó chỉ sau 15 ngày đêm thi công đã hoàn thành việc giải phóng mặt bằng cho dự án triển khai giúp rút ngắn thời gian triển khai, hạn chế tình trạng đội vốn, đồng thời tạo niềm tin cho các nhà đầu tư lớn vào các dự án hạ tầng giao thông có quy mô lớn, đòi hỏi thời gian hoàn vốn kéo dài. 

“Những thành công bước đầu trong triển khai thu hút đầu tư PPP tại địa phương này hoàn toàn có thể áp dụng ra cả nước, bởi Quảng Ninh chính là một Việt Nam thu nhỏ”, ông Khôi nhận định.
Công trình được Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải đánh giá là kỳ tích, sự đột phá điển hình về xây dựng hạ tầng giao thông trong toàn quốc. Từ sự thành công này, Bộ Giao thông Vận tải đã mạnh dạn đề nghị Chính phủ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương làm chủ đầu tư các dự án hạ tầng giao thông lớn, kể cả những công trình có độ khó cao như sân bay, đường cao tốc. 


Nút giao Minh Khai với 8 nhánh rẽ, kết nối tuyến cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, Hạ Long – Vân Đồn và quốc lộ 18A.
Nút giao Minh Khai với 8 nhánh rẽ, kết nối tuyến cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, Hạ Long – Vân Đồn và quốc lộ 18A.

Trong một thập kỷ từ 2021 - 2030, với kế hoạch xây dựng 33 dự án đường bộ cao tốc, tổng chiều dài gần 3.000 km, Bộ Giao thông Vận tải cần sự chia lửa của các địa phương trong việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. 

“Việc phân cấp mạnh sẽ phát huy được tính tự chủ, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu địa phương và năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý, điều hành dự án; thuận lợi trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông; huy động lực lượng lao động của địa phương tham gia vào quá trình đầu tư xây dựng. Bảo đảm nguyên tắc việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, làm tốt hơn thì giao cho cấp đó”, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết.

Trên thực tế, trong thời gian qua khi một số địa phương được giao làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại các dự án BOT đường cao tốc cũng đã triển khai tương đối đạt yêu cầu, mang lại niềm tin về việc có thể phân cấp mạnh mẽ hơn nữa. 

Sự tham gia của các “ông lớn”’

Các dự án hạ tầng giao thông được phát triển mạnh mẽ như hiện nay không chỉ bởi các chủ trương, chính sách đột phá, chưa có tiền lệ như các cơ chế đã được Quốc hội, Chính phủ thông qua khi triển khai 2 dự án trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. 


T&T đã đăng ký xin lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo hình thức PPP.
T&T đã đăng ký xin lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo hình thức PPP.

Để đưa giai đoạn 2021 - 2030 trở thành “thập kỷ phát triển cao tốc” cần rất nhiều sự nỗ lực của các đơn vị đầu tư tư nhân. Trong đó, không thể không nhắc tới các “sếu đầu đàn” như Vingroup, Techcombank, T&T, Him Lam,... các doanh nghiệp này được đánh giá sẽ là lực lượng nòng cốt để hoàn thành mục tiêu 5.000 km cao tốc vào năm 2030.

T&T đã đăng ký xin lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương theo hình thức PPP. Liên danh Hưng Thịnh - Đèo Cả xin đầu tư Dự án PPP cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc.

Hay liên danh Vingroup - Techcombank đầu tư Dự án PPP đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành. Bởi dự án này có quy mô đầu tư tới hơn 23.000 tỷ đồng, cho tuyến đường cao tốc dài 130 km gồm 4 làn xe, hơn nữa tính khả thi tài chính không cao, thời gian hoàn vốn có thể kéo dài hơn 30 năm nếu không nhận được hỗ trợ sâu về tài chính từ Nhà nước. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

Mã độc lây lan qua Facebook có nguồn gốc từ Việt Nam NodeStealer lại “tái xuất giang hồ”

1 giờ trước

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

1 giờ trước

Chung cư giá dưới 25 triệu đồng/m2 “biến mất”: Đề xuất ưu tiên mở rộng loại đất làm nhà ở bình dân

1 giờ trước

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

1 giờ trước

Đề xuất luật hoá các tài sản kỹ thuật số và quy định về AI tại Việt Nam

1 ngày trước