meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt kỷ lục mới trong năm 2023?

Thứ ba, 19/09/2023-06:09
Xuất khẩu gạo trong 8 tháng năm 2023 mang về hơn 3,1 tỷ USD với sản lượng hơn 5,8 triệu tấn. Đà tăng của giá gạo đã giúp khẳng định vị thế của ngành hàng lúa gạo Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Theo VOV, một trong những tín hiệu đáng mừng là giá lúa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long luôn ở mức cao kể từ đầu vụ hè thu tới nay. Thị trường lúa gạo vẫn tiếp tục sôi động. Để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu và đàm phán ký kết các hợp đồng với các quốc gia đang có nhu cầu mua gạo dự trữ sau những động thái hạn chế xuất khẩu của nhiều nơi khác trong thời gian qua, không ít doanh nghiệp hiện đang mở rộng quy mô thu mua lúa.

Theo các cơ quan chức năng nhận xét, một lợi thế đáng kể của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là lúa lúc nào cũng có trên đồng ruộng nên không lo thiếu hụt nguồn cung. Bởi lẽ, nơi này sản xuất lúa ba vụ và chia theo từng vùng khác nhau, khi vùng khác đang bắt đầu thu hoạch thì vùng này vừa xuống giống. Đó là lợi thế đáng chú ý của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.


Xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo sẽ đạt kỷ lục mới trong năm 2023
Xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo sẽ đạt kỷ lục mới trong năm 2023

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, năm nay sản xuất lúa có nhiều thành tích nổi bật trong vòng một thập kỷ qua. Không chỉ thành công với diện tích gieo trồng và sản lượng, thị trường lúa gạo còn ghi nhận giá cao và sản lượng xuất khẩu tăng, qua đó đạt được mục tiêu kép. Các địa phương và người dân vẫn cố gắng vượt qua những khó khăn về yếu tố bất lợi của thời tiết để đạt được mục tiêu của ngành hàng lúa gạo. Người nông dân có lãi và doanh nghiệp xuất khẩu gạo được giá cao nên có thể mở rộng thêm các thị trường.

Vùng ĐBSCL có khoảng 6 triệu tấn lúa kể từ nay tới hết năm, khoảng 3 triệu tấn gạo từ vụ lúa Hè Thu và vụ Thu Đông. Như vậy, xuất khẩu gạo có thể đạt hoặc vượt so với cùng kỳ năm 2022 sau khi trừ đi tiêu dùng nội địa. Sản xuất lúa gạo trong những năm gần đây đã đạt thắng lợi của cả nước nói chung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

Ông Lê Thanh Tùng đánh giá: “Từ nay đến cuối năm, còn khoảng 700.000 hecta lúa Thu Đông, còn khoảng 300.000 hecta lúa Hè Thu, như vậy xấp xỉ 1 triệu hecta. Với một triệu hecta năng suất khoảng 6 tấn thì chúng ta có khoảng 6 triệu tấn lúa tương đương khoảng 3 triệu tấn gạo. Trong 6 tháng đầu năm, chúng ta xuất khẩu được khoảng 6 triệu tấn gạo, năm 2022, xuất khẩu được khoảng 7,2 triệu tấn, năm nay chúng ta cũng đặt chỉ tiêu 7,2 triệu tấn có khi có thể hơn một chút. Với sản lượng khoảng 3 triệu tấn gạo còn lại, ngoài việc đã trừ cho tiêu dùng trong nước thì chúng ta hoàn toàn đạt được mục tiêu xuất khẩu”.

Theo ông Nguyễn Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Phương Đông trụ sở tại Đồng Tháp, Khả năng cao là Ấn Độ vẫn chưa thể loại bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trong một thời gian nữa bởi thời tiết vẫn còn nhiều thách thức. Bên cạnh đó, lượng gạo của Việt Nam không đủ bán bởi một số nước có động thái tăng nhập khẩu nhằm dự trữ nguồn hàng.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt kỷ lục mới trong năm 2023? - ảnh 2

Thế nhưng, ông Nguyễn Việt Anh cho rằng, sản xuất lúa gạo năm nay là đáng mừng cho người dân. Các doanh nghiệp lớn không có đủ gạo để giao bởi câu chuyện đứt gãy chuỗi liên kết ở cánh đồng, phá vỡ hợp đồng, bán sang tay nhiều nhưng không có hành lang pháp lý… vẫn xảy ra. Do đó, cần phải có hành lang pháp lý đủ mạnh để xử lý.

Ông Nguyễn Việt Anh nói: “Chuyện đứt gãy chuỗi liên kết ngoài đồng, cái này cũng bình thường trên kinh tế thị trường. Nhưng mà độ cam kết của nông dân, đặc biệt là thương lái thay đổi rất nhiều trong ngày, kiếm lời rất nhiều nhưng không có hành lang pháp lý, quy định chế tài nên đứt gãy chuỗi cung ứng, là do các doanh nghiệp lớn không có đủ gạo để giao và tình trạng thua lỗ cũng nhiều, phá vỡ hợp đồng – việc này cũng làm ảnh hưởng đến uy tín quốc gia”.

Ông Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết sản lượng lúa của Đồng Tháp hàng năm đạt 3,3 triệu tấn. Địa phương này có đóng góp lớn vào lượng gạo xuất khẩu chung của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây sẽ có khoảng 60.000 hecta lúa đông xuân sớm thu hoạch trước Tết Nguyên Đán và cơ cấu giống lúa thơm chất lượng cao đạt 70%, có thể phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và cả xuất khẩu.

Ông Lê Quốc Điền cho hay: “Theo dự báo, lúa năm nay thu hoạch được trước tết vẫn giữ giá cao, còn sau tết là câu chuyện phía sau. Chúng tôi khẳng định, đối với nông dân Đồng Tháp chênh lệch 300kg/hecta so với trước tết và sau tết không đáng kể nhưng giá cả sẽ là điểm quyết định cho vụ lúa”.

Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam, thị trường lương thực thế giới đã chịu ảnh hưởng bởi lệnh cấm xuất khẩu gạo từ Ấn Độ. Thế nhưng việc dừng xuất khẩu gạo của quốc gia này năm 2023 khác biệt so với năm 2008 - thời điểm khủng hoảng lương thực toàn cầu. Ấn Độ cấm xuất khẩu năm nay bởi một số lý do cũng như động thái dừng xuất khẩu gạo của một số quốc gia.

Các chuyên gia cho rằng gạo Việt Nam khác với gạo Ấn Độ cũng như một số quốc gia khác nên các nước cấm xuất khẩu gạo không ảnh hưởng đến Việt Nam. Do đó xuất khẩu gạo sẽ đạt hoặc vượt so với năm 2022, theo ước tính cân đối của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Ông Nguyễn Ngọc Nam nhận định: “Với sản lượng cân đối của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 8 tháng  đã xuất được 5,8 triệu tấn, còn lại 4 tháng thì bình quân một tháng xuất khẩu 400.000 tấn gạo là bình thường, 1 tháng tối đa xuất khẩu gạo của Việt Nam mà đi bằng đường biển hay bằng container thì tháng cao nhất 800.000 tấn. Như vậy còn lại 4 tháng, một tháng thì do mưa bão ảnh hưởng tối thiểu mình xuất được 400.000 tấn, 4 tháng thì khoảng 1,6 triệu tấn. Nếu cân đối theo sản lượng hàng hóa dư thừa của Bộ Nông nghiệp thì khả năng của mình là đạt và vượt so với năm 2022”.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt kỷ lục mới trong năm 2023? - ảnh 3

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung cho biết, đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm về sản xuất lương thực, thực phẩm nên có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như phục vụ cho xuất khẩu. Trong năm 2023, sản lượng các vụ tại khu vực này đạt gần 24 triệu tấn, tăng hơn 400.000 tấn so với cùng kỳ.

Thế nhưng, vụ đông xuân 2023 – 2024 vùng ĐBSCL dự báo sẽ gặp không ít khó khăn và thách thức trong bối cảnh tình hình thế giới còn nhiều biến động khó đoán và hiện tượng thời tiết El Nino, tình trạng mặn xâm nhập, hạn hán tác động tiêu cực tới sản xuất và trồng trọt.

Từ đầu mùa vụ những thách thức đã được dự báo. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị các địa phương cần tuân thủ theo lịch thời vụ và xuống giống nhằm đảm bảo khoảng 1,5 triệu hecta lúa với sản lượng ước tính đạt 11 triệu tấn lúa, qua đó, sản xuất an toàn vụ lúa đông xuân. Ngoài ra, đảm bảo liên kết, sản xuất theo chuỗi gắn với hợp đồng bao tiêu sản phẩm và nguồn nước trong mùa khô.

Thứ trưởng Hoàng Trung thông tin: “Về diện tích lúa gạo như diện tích gieo trồng theo báo cáo mà chúng ta đề ra kế hoạch của năm 2022 – 2023 và những vụ tiếp theo, hiện nay đã đạt được gần 3,8 triệu hecta của toàn vùng, đạt gần 24 triệu tấn của vùng ĐBSCL. Tính đến thời điểm hiện tại, xuất khẩu gạo của Việt Nam gần 6 triệu tấn, với giá trị 3,17 tỷ USD. Bên cạnh đó, ngành hàng rau quả là vùng chiếm tỷ trọng sản xuất rau quả xuất khẩu rất lớn, riêng rau quả đã đạt xuất khẩu 3,5 tỷ USD. Chúng tôi dự kiến gạo và trái cây là hai mặt hàng rất có tiềm năng và sẽ đạt kỷ lục vào năm 2023”.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2023 được dự báo sẽ thiết lập kỷ lục mới về cả sản lượng và giá trị xuất khẩu. Các chuyên gia đều có nhận định rằng thị trường lúa gạo sẽ khởi sắc từ nay đến cuối năm và sang đầu năm 2024. Do đó, vụ Đông Xuân vụ lúa lớn nhất trong năm ở vùng ĐBSCL đang được kỳ vọng sẽ mang đến tin vui cho doanh nghiệp và người dân.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

TS. Nguyễn Văn Đính: Không phải ai mua thêm bất động sản thứ hai cũng bị siết thuế

16 giờ trước

Người dùng cần lưu ý chiêu trò mới đánh cắp thông tin thẻ tín dụng

16 giờ trước

Nhu cầu về AI và các ngành công nghệ khác đã thúc đẩy sức mạnh tính toán của Trung Quốc tăng liên tục

16 giờ trước

Đề xuất siết tín dụng với ngôi nhà thứ 2 để hạn chế đầu cơ

23 giờ trước

"Gió đảo chiều" trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

1 ngày trước