meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Morocco động đất, Trung Quốc hạn chế xuất khẩu ure, doanh nghiệp và cổ phiếu phân bón trong nước sẽ được hưởng lợi?

Thứ hai, 11/09/2023-10:09
Một chuyên gia phân tích chuyên ngành phân bón ở một công ty chứng khoán lớn, chuyện Morocco gặp động đất cũng sẽ tác động lên giá phân bón, nhưng chủ yếu là phân lân thay vì phân ure bởi đây là quốc gia xuất khẩu phân lân thuộc hàng top đầu thế giới. 

Nhịp Sống Thị Trường thông tin, tối 8/9 đã xảy ra trận động đất mạnh nhất thế kỷ tại Morocco - một quốc gia tại tây bắc của châu Phi, gây thiệt hại nặng nề về cả người và tài sản. Được biết, Morocco là quốc gia thuộc nhóm dẫn đầu thế giới về xuất khẩu phân bón, cụ thể là phân lân khi sở hữu đến 70% lượng đá phốt phát toàn cầu.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm KHCN công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng, sự việc Morocco gặp động đất có thể sẽ tác động lớn đến nguồn cung phân bón trên thế giới trong ngắn hạn. Đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc mới đây đã yêu cầu một số doanh nghiệp sản xuất phân bón tạm dừng xuất khẩu phân ure sau khi giá cả mặt hàng này trong nước tăng vọt. Trước thông tin trên, giá ure có thể sẽ tiếp tục tăng lên, kéo giá phân bón trong nước cũng tăng cao. 


Dữ liệu từ Investing cho thấy, giá ure kết phiên 8/9 đang ở mức 452 USD/tấn, đã tăng vọt hơn 50% so với thời điểm cuối tháng 6 và giao dịch quanh vùng cao nhất kể từ đầu năm đến nay
Dữ liệu từ Investing cho thấy, giá ure kết phiên 8/9 đang ở mức 452 USD/tấn, đã tăng vọt hơn 50% so với thời điểm cuối tháng 6 và giao dịch quanh vùng cao nhất kể từ đầu năm đến nay

Một chuyên gia phân tích chuyên ngành phân bón ở một công ty chứng khoán lớn, chuyện Morocco gặp động đất cũng sẽ tác động lên giá phân bón, nhưng chủ yếu là phân lân thay vì phân ure bởi đây là quốc gia xuất khẩu phân lân thuộc hàng top đầu thế giới. 

Thực tế, giá ure trong thời gian gần đây cũng đã tăng lên nhanh chóng. Dữ liệu từ Investing cho thấy, giá ure kết phiên 8/9 đang ở mức 452 USD/tấn. Giá mặt hàng này đã tăng vọt hơn 50% so với thời điểm cuối tháng 6 và giao dịch quanh vùng cao nhất kể từ đầu năm đến nay. Trước đó, giá ure cũng liên tục giảm mạnh từ cuối quý 3/2022, có thời điểm còn rơi xuống mức giá thấp nhất trong vòng hơn 2 năm qua. 

Nhiều yếu tố tác động đến giá phân bón

Nhớ lại thời điểm năm 2021 và đầu năm 2022, giá phân bón từng có giai đoạn gia tăng mạnh mẽ vì chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Nguyên nhân chính là do các nước phương Tây thời điểm đó thực hiện các biện pháp cấm vận Nga, khiến nguồn cung phân bón thế giới giảm mạnh.

Sau đó, tình trạng đứt gãy nguồn cung ứng đã dần được khắc phục từ quý 3/2022. Cũng kể từ đây, giá phân bón bắt đầu chững lại và giảm xuống. Giá của mặt hàng này tiếp tục lao dốc kể từ đầu năm nay. Song những biến động mới từ những quốc gia dẫn đầu về nguồn cung phân bón trên thế giới đã và đang hỗ trợ đà tăng về giá cả của mặt hàng này.

Ngoài việc giá ure tăng lên, ông Minh nhận định việc giá nông sản tăng cao nhiều khả năng cũng sẽ hỗ trợ tích cực cho giá phân bón trong nước. Nhu cầu tiêu dùng nông sản thời điểm hiện tại đã bắt đầu hồi phục sau giai đoạn lạm phát ở mức cao. Đồng thời, đây cũng là yếu tố thúc đẩy việc sản xuất và kinh doanh nông sản. Đặc biệt, ông Minh cho biết, cầu phân bón tăng trong khi cung đang giảm trở thành yếu tố quan trọng đẩy giá cả của mặt hàng này tăng cao. 


Nửa đầu năm nay, các doanh nghiệp phân bón ghi nhận lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ do giá sản phẩm giảm sâu, cộng thêm mức nền cao của năm trước
Nửa đầu năm nay, các doanh nghiệp phân bón ghi nhận lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ do giá sản phẩm giảm sâu, cộng thêm mức nền cao của năm trước

Liên quan đến vấn đề này, một chuyên gia phân tích ngành phân bón khác nhận định, ngoài việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu ure, việc Ấn Độ đang có nhu cầu phân bón lớn cũng sẽ đẩy giá mặt hàng này lên cao. Cũng theo vị chuyên gia này, Ấn Độ gần đây cũng đang có động thái tăng nhu cầu sử dụng phân bón, bởi quốc gia này đang muốn gia tăng diện tích trồng lúa gạo và cả trồng đường, mục đích là bù đắp cho sản lượng sản xuất thấp trong thời gian qua vì thời tiết khắc nghiệt.

Vị chuyên gia này cũng dự báo, một khi Ấn Độ tăng nhu cầu sử dụng phân bón trong khi Trung Quốc thắt chặt nguồn cung, giá ure thế giới nhiều khả năng sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, thời điểm cuối năm là giai đoạn thu hoạch chính càng khiến giá mặt hàng này tăng lên.

Trong khi đó, ông Nguyễn Trọng Đình Tâm -  chuyên gia Phân tích và Tư vấn đầu tư chứng khoán dự báo, nhiều khả năng tốc độ tăng của giá phân bón nội địa vẫn sẽ thấp hơn giá quốc tế bởi còn phụ thuộc vào cung – cầu trong nước.

Triển vọng của các doanh nghiệp phân bón ra sao? 

Nửa đầu năm nay, các doanh nghiệp phân bón ghi nhận lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ do giá sản phẩm giảm sâu, cộng thêm mức nền cao của năm trước. Đặc biệt, 2 ông lớn trong ngành là Đạm Phú Mỹ (mã chứng khoán DPM) và Đạm Cà Mau (mã chứng khoán: DCM) đều có lợi nhuận giảm sâu từ 70% đến 90%. Thậm chí, Đạm Hà Bắc (mã chứng khoán: DHB) còn báo lỗ quý thứ 2 liên tiếp sau một năm 2022 thăng hoa về lợi nhuận. 

Song, việc giá phân bón có thể tăng lên trong thời gian tới trong bối cảnh một số quốc gia xuất khẩu hàng đầu thu hẹp nguồn cung, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp phân bón Việt Nam cải thiện được kết quả kinh doanh sau 2 quý sụt giảm mạnh.

Liên quan vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Đình Tâm cho rằng, giá ure nội địa tăng cao sẽ hỗ trợ kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là những cái tên đầu ngành như Đạm Phú Mỹ hoặc Đạm Cà Mau. Giá ure hồi phục và nhu cầu tiêu thụ phân bón sẽ cải thiện theo chiều hướng tích cực của thị trường gạo, các doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam nhiều khả năng sẽ thoát đáy chu kỳ nếu tính dựa theo kết quả kinh doanh nửa cuối năm nay. 

Cũng theo ông Tâm, lợi nhuận của các doanh nghiệp phân bón trong năm 2024 có thể tăng trưởng 2 chữ số. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng lưu ý, giá cổ phiếu thông thường sẽ đi trước kết quả kinh doanh. Chính vì thế, dù lợi nhuận của các doanh nghiệp thời điểm hiện tại đang trong quá trình thoát đáy, nhưng giá của các cổ phiếu như DCM hay DPM đã tạo đáy trong trung hạn từ lâu, hiện đang ghi nhận sóng tăng mạnh trong thời gian qua.


Kết thúc phiên giao dịch 8/9, cổ phiếu của các công ty phân bón đầu ngành như DPM, DCM, BFC, DHB... đều đồng loạt tăng trần, trắng bên mua
Kết thúc phiên giao dịch 8/9, cổ phiếu của các công ty phân bón đầu ngành như DPM, DCM, BFC, DHB... đều đồng loạt tăng trần, trắng bên mua

Ông Nguyễn Thế Minh quan điểm, sự sụt giảm về kết quả kinh doanh của nhóm ngành phân bón trong nửa đầu năm nay chủ yếu là do giá mặt hàng này giảm mạnh. Trong bối cảnh Morocco và Trung Quốc thu hẹp nguồn cung, giá phân bón càng được đà tăng thêm trong thời gian tới, thậm chí sẽ tăng mạnh. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp trong ngành để cải thiện lợi nhuận trong 2 quý cuối năm. 

Bên cạnh đó, khi một số quốc gia xuất khẩu phân bón hàng đầu thế giới giảm sản lượng, đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt đẩy mạnh việc xuất khẩu. Thời điểm hiện tại, các công ty phân bón trong nước chủ yếu phục vụ thị trường nội địa. Khi các nước lớn tiết giảm nguồn cung, điều này chính là lợi thế cho việc xuất khẩu phân bón của Việt Nam.

Không những thế, yếu tố mùa vụ khiến nhu cầu sử dụng phân bón vào thời điểm cuối năm tăng cao. Những quốc gia đầu ngành phân bón tiết giảm nguồn cung sẽ đẩy giá mặt hàng này lên cao. Hai yếu tố này sẽ hỗ trợ kết quả kinh doanh trong thời gian tới của các doanh nghiệp phân bón, lợi nhuận trong nửa cuối năm chắc chắn sẽ cao hơn so với nửa đầu năm. 

Thời điểm hiện tại, Nga đã và đang bắt đầu dừng xuất khẩu các loại nông sản như lúa mì, đậu tương, ngô…, có thể đẩy giá nông sản tăng cao trong thời gian tới. Theo chuyên gia, khi các nước khác không thể sử dụng mặt hàng nông sản từ Nga, họ sẽ phải tự trồng. Điều này sẽ giúp giá phân bón phục hồi về mức cao của năm 2021, song việc này cũng còn phục thuộc cuộc đàm phán giữa Nga và các đối tác. 

Kết thúc phiên giao dịch 8/9, cổ phiếu của các công ty phân bón đầu ngành như DPM, DCM, BFC, DHB... đều đồng loạt tăng trần, trắng bên mua. Những cổ phiếu trong ngành phân bón liên tục tăng mạnh từ cuối tháng 5 đến nay. Đáng chú ý, cổ phiếu DPM tăng 39%; cổ phiếu DCM tăng 54% trong khi BFC tăng 25% còn DDV tăng 13,8%.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Các nhà đầu tư vẫn rất lạc quan về giá trị của bitcoin trong năm 2025

9 giờ trước

Những nguyên tắc để đảm bảo phong thủy và mang lại may mắn khi nhập trạch nhà mới

9 giờ trước

Chủ tịch HĐQT Meey Group nhận định về chuyển động của thị trường proptech trong những năm tới

9 giờ trước

Việt Nam sẽ có chính sách thúc đẩy phát triển và quản lý dựa trên rủi ro đối với AI

1 ngày trước

Bảng giá đất mới ảnh hưởng như thế nào đến phân lô bán nền?

1 ngày trước