meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sau năm bội thu, nhiều doanh nghiệp phân bón đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng cho năm 2023

Thứ hai, 06/03/2023-21:03
Việc xuất khẩu thuận lợi cùng giá bán phân bón tăng vọt vì ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine trong năm qua đã giúp nhiều doanh nghiệp trong ngành báo lãi đột biến. Do đó, cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp phân bón “nổi sóng” trong năm 2022 là điều hoàn toàn bình thường.

Nhiều doanh nghiệp phân bón thận trọng sau năm 2022 bội thu

Theo Nhịp sống thị trường, 2022 là một năm tăng trưởng ngoạn mục của các doanh nghiệp phân bón. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong năm 2022, cả nước đã xuất khẩu tổng cộng hơn 1,75 triệu tấn phân bón các loại, tương đương với giá trị xuất khẩu lên đến hơn 1,09 tỷ USD. Đây là một con số kỷ lục từng được ghi nhận với ngành hàng phân bón, so với cùng kỳ năm trước đã tăng trưởng mạnh lên đến 96%.


Xét theo từng tháng, kim ngạch xuất khẩu phân bón đã đạt đỉnh trong những tháng đầu năm, đến những tháng cuối năm bắt đầu sụt giảm cho đến tận thời điểm hiện tại
Xét theo từng tháng, kim ngạch xuất khẩu phân bón đã đạt đỉnh trong những tháng đầu năm, đến những tháng cuối năm bắt đầu sụt giảm cho đến tận thời điểm hiện tại

Xét theo từng tháng, kim ngạch xuất khẩu phân bón đã đạt đỉnh trong những tháng đầu năm, đến những tháng cuối năm bắt đầu sụt giảm cho đến tận thời điểm hiện tại. Việc xuất khẩu thuận lợi cùng giá bán phân bón tăng vọt vì ảnh hưởng của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã giúp nhiều doanh nghiệp trong ngành báo lãi đột biến. Do đó, cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp phân bón “nổi sóng” trong năm 2022 là điều hoàn toàn bình thường.

Trong thời kỳ đỉnh cao, sự tăng trưởng lợi nhuận của nhóm phân bón đã phản ánh thị giá của hầu hết các cổ phiếu sau khi “lên đỉnh” trong quý đầu năm trước. Tuy nhiên, từ cuối năm lợi nhuận bắt đầu giảm tốc, thậm chí có doanh nghiệp còn lỗ trong quý cuối cùng của năm khiến cho giá cổ phiếu chiết khấu sâu. So với mức đỉnh được xác nhận vào cuối tháng 3/2022, nhiều cổ phiếu trong ngành phân bón đều đã giảm sâu, điển hình như: DCM (giảm 48%); DPM (giảm 50%); LAS (giảm 61%); PSW (giảm 66%); DDV (giảm 71%),...Kết phiên hôm 3/3 vừa qua, các cổ phiếu này gần như đã đánh rơi toàn bộ thành quả tăng giá vào thời điểm trước đó.

Đến năm nay, chưa có nhiều doanh nghiệp công bố kế hoạch sản xuất của cả năm. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp này đều đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng khá thận trọng, thậm chí còn giảm 2 chữ số so với năm bội thu 2022. 

Cụ thể, Đạm Phú Mỹ (mã chứng khoán: DPM) đã lên kế hoạch doanh thu cả năm 2023 là 17.372 tỷ đồng cùng với lợi nhuận sau thuế là 2.250, so với năm trước đã giảm 7,3% và 60%. Trước đó, Đạm Phú Mỹ báo lãi ròng cả năm 2022 là 5.586 tỷ đồng, mức cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động.

Trong khi đó, Đạm Cà Mau (mã chứng khoán: DCM) cũng khá thận trọng với kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023. Công ty đặt mục tiêu tổng doanh thu là 13.458,5 tỷ đồng cùng với 1.383 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. So với năm trước là 15.900 tỷ đồng doanh thu và 4.281 tỷ đồng lãi sau thuế, chỉ tiêu năm nay còn chưa bằng ⅓ thực hiện của năm 2022. 


Đạm Phú Mỹ (mã chứng khoán: DPM) đã lên kế hoạch doanh thu cả năm 2023 là 17.372 tỷ đồng cùng với lợi nhuận sau thuế là 2.250, so với năm trước đã giảm 7,3% và 60%.
Đạm Phú Mỹ (mã chứng khoán: DPM) đã lên kế hoạch doanh thu cả năm 2023 là 17.372 tỷ đồng cùng với lợi nhuận sau thuế là 2.250, so với năm trước đã giảm 7,3% và 60%.

Cùng quan điểm, Phân bón Bình Điền (mã chứng khoán: BFC) cũng đặt mục tiêu kinh doanh năm 2023 giảm so với năm trước. Cụ thể, công ty này đặt kế hoạch doanh thu năm 2023 là 7.476 tỷ đồng cùng 220 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, so với năm 2022 đã lần lượt giảm 14% và 7%. Riêng trong quý đầu năm, Phân bón Bình Điền lên kế hoạch doanh thu là 1.355 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 20 tỷ đồng, giảm 81% so với thực hiện của cùng kỳ năm trước. 

Thách thức từ giá bán ure hạ nhiệt

Hiệp hội phân bón Việt Nam thông tin, giá phân bón thời gian qua đã có dấu hiệu hạ nhiệt sau khoảng thời gian tăng phi mã. Một phần là do Trung Quốc đã mở cửa trở lại, không còn hạn chế xuất khẩu 29 loại phân bón. Ngoài ra, nguồn cung phân bón trên thế giới cũng không còn khan hiếm cục bộ.

Theo dữ liệu từ tradingeconomics.com, giá ure trên thế giới tiếp tục giảm xuống mức 385 USD/tấn, so với mức đỉnh được thiết lập vào tháng 4/2022 đã giảm 63%, đồng thời giảm 23% so với thời điểm đầu năm nay. 

Đối với các doanh nghiệp phân bón, đây là một tín hiệu không mấy khả quan. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2023 có phần thận trọng hơn. Chứng khoán BIDV (BSC) nhận định, mức nền cao năm 2022 sẽ khiến các doanh nghiệp phân bón đối mặt với áp lực tăng trưởng âm. Chưa kể, giá bán ure còn phải chịu áp lực điều chỉnh do nguồn cung ure tăng vì Trung Quốc tăng lượng xuất khẩu và nhu cầu của Ấn Độ suy yếu đáng kể. Theo dự báo của BSC, biên lợi nhuận của các doanh nghiệp này năm 2023 sẽ bị thu hẹp khi so sánh với mức nền cao của năm trước.


Đạm Cà Mau (mã chứng khoán: DCM) cũng khá thận trọng với kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023
Đạm Cà Mau (mã chứng khoán: DCM) cũng khá thận trọng với kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023

SSI Research nhận định, giá ure năm 2023 có thể lao dốc vì xuất khẩu ure từ Nga và Trung Quốc sẽ phục hồi đáng kể. Trước những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu, sự điều chỉnh của các mặt hàng nông nghiệp đã khiến nhu cầu ure trong năm nay suy yếu.  

Trong khi đó, theo Chứng khoán KIS Việt Nam đánh giá, quý đầu năm nay là mua tiêu thụ thấp điểm với giá bán ure nội địa đang trong xu hướng giảm. Một khi triển vọng xuất khẩu không mấy khả quan, các công ty như Đạm Phú Mỹ hay Đạm Cà Mau sẽ phải chuyển sang tập trung vào thị trường nội địa, chịu sự cạnh tranh gay gắt của nhiều đối thủ khác. 

Trong năm nay, đánh giá của đội ngũ phân tích KIS cho biết, ngành phân bón Việt Nam không có quá nhiều triển vọng tăng trưởng cả về giá bán cùng với sản lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, nguồn cung có thể bị thu hẹp tại một số nước do căng thẳng chính trị toàn cầu, đây sẽ là cơ hội cho các nhà sản xuất phân bón Việt Nam. Tuy nhiên, cơ hội này không quá rõ ràng nên các nhà đầu tư vẫn nên cẩn trọng.  

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

2 ngày trước