meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xuất hiện dấu hiệu giảm phát khi Fed đang mạnh tay thắt chặt tiền tệ

Thứ tư, 04/01/2023-19:01
So với thời điểm trước đại dịch, hàng tồn kho của các doanh nghiệp Mỹ đang ở mức cao kỷ lục. Nhiều doanh nghiệp trong số đó đã buộc phải từ chối nhập thêm hàng. Tuy nhiên, lý do bất ngờ là vì không có chỗ chứa mà không phải là doanh số bán hàng kém. Nhiều khả năng, doanh nghiệp sẽ phải áp dụng thêm nhiều chương trình chiết khấu trong thời gian tới để giải phóng hàng tồn kho nhanh chóng.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, các doanh nghiệp Mỹ chứng kiến hàng tồn kho lên mức cao kỷ lục so với thời điểm trước đại dịch. Vì không có chỗ chứa nên nhiều hãng bán lẻ đã từ chối mua thêm hàng. Doanh nghiệp có thể sẽ phải giảm giá trong thời gian tới để giải phóng hàng tồn kho và lấy chỗ trống kho bãi cho các đợt hàng tiếp theo.

Hàng tồn kho của các doanh nghiệp bán lẻ Mỹ trong mùa mua sắm lễ hội cuối năm vừa qua nhiều tới mức phải đề nghị nhà cung cấp dừng vận chuyển hàng đến, kể cả là những mặt hàng đang đắt khách. Tờ Bloomberg đưa tin rằng động thái bất thường này phản ánh các tập đoàn bán lẻ đang nỗ lực giải phóng nhiều hàng tồn kho và mức dư thừa của hàng tồn là nhiều đến như thế nào.


Lượng hàng tồn kho cao hơn so với năm 2020 và 2021 là điều không quá bất ngờ 
Lượng hàng tồn kho cao hơn so với năm 2020 và 2021 là điều không quá bất ngờ 

Công ty tư vấn AlixPartners đã phân tích số liệu của S&P Capital IQ cho thấy lượng tồn kho trung bình trong quý III 2022 của 20 doanh nghiệp đại chúng bán hàng may mặc lớn nhất xứ cờ hoa là 2,1 tỷ USD, đã tăng 30% so với cùng kỳ năm 2021.

Hiện nay, lượng tồn kho cao hơn so với năm 2020 và 2021 là điều không quá bất ngờ bởi hai năm nay chịu tác động từ đại dịch, và chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Thế nhưng, nếu so sánh với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh Covid 10 thì lượng hàng tồn kho may mặc hiện nay vẫn ở mức cao hơn 26%.

Cục Thống kê Dân số Mỹ công bố số liệu cho thấy giá trị tồn kho của các doanh nghiệp bán lẻ vào cuối tháng 10/2022 là hơn 739 tỷ USD, đã tăng 11% so với mức đỉnh của trước dịch.

Theo ông Steve Greenspon, Chủ tịch Hiệp hội Đồ dùng gia đình Quốc tế (IHA), một nhân viên tại một tập đoàn bán lẻ lớn đã chia sẻ với ông rằng lãnh đạo của công ty đang đề nghị giảm hàng tồn kho. Ông Greenspon cho biết một người phụ trách thu mua tại một doanh nghiệp bán lẻ đã nói với ông rằng: “Các ông có hàng miễn phí đi chăng nữa thì chúng tôi cũng không thể tiếp nhận được”.

Gần đây nhất ở buổi công bố kết quả kinh doanhh, lãnh đạo của nhiều công ty sản xuất đồ may mặc như North Face, VF Corp. hay Guess? hay Hanesbrands đều nói về việc các khách buôn đã yêu cầu giảm nhập hàng.

Nói với các chuyên gia phân tích ngày 1/12, ông Bob Lucian, Giám đốc Tài chính của La-Z-Boy nói rằng: “Nhiều khách mua buôn của chúng tôi bị hạn về khả năng lưu kho, do đó rất khó để có thể tiếp nhận thêm các dòng sản phẩm mới”.

Target và Walmart là hai trong các tập đoàn bán lẻ lớn đã thông báo về việc hủy bớt các đơn hàng để tránh tình trạng bị tồn đọng quá nhiều sản phẩm tiêu thụ chậm. Doanh nghiệp cũng thúc đẩy những chương trình chiết khấu và khuyến mại để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng trong bối cảnh lạm phát tăng cao.


Target và Walmart là hai trong các tập đoàn bán lẻ lớn đã thông báo về việc hủy bớt các đơn hàng
Target và Walmart là hai trong các tập đoàn bán lẻ lớn đã thông báo về việc hủy bớt các đơn hàng

Dẫu vậy, các biện pháp đó vẫn chưa đủ. Ông Paul Cosaro, CEO công ty sản xuất đồ dùng cắm trại Picnic Time cho biết bản thân ông chưa bao giờ thấy có chuyện các nhà bán lẻ giảm nhập những mặt hàng đắt khách chỉ vì không có kho bãi chứa đồ như hiện tại. Vấn đề ở đây không nằm ở doanh số ảm đạm.

Nhiều hãng bán lẻ đã phải nhờ sự hỗ trợ từ chính các nhà cung cấp chuyển sản phẩm trực tiếp tới khách hàng. Bằng cách này, lưu kho đối với nhà phân phối có thể giảm đi một phần sức ép, tuy nhiên lại khiến chi phí cho các nhà sản xuất tăng thêm.

Trong thời gian qua, chi phí thuê kho bãi ngày càng cao vì lãi suất tăng lên và nhu cầu tăng nhanh hơn nhiều nếu so sánh với nguồn cung.

Giảm phát có thể xảy ra trong tương lai gần

Tình trạng hàng tồn kho không chỉ xảy ra tại nhóm doanh nghiệp quần áo hay bán lẻ mà điều này thực tế đang là vấn đề chung của nền kinh tế Mỹ. Theo Cục Thống kê dân số trích dẫn số liệu cho thấy trong tháng 10/2022, tổng giá trị tồn kho doanh nghiệp là gần 2.500 tỷ USD, đây là mức cao nhất chưa từng được ghi nhận và đã tăng 20% so với đỉnh của năm 2019.

Doanh nghiệp đang và sẽ phải nỗ lực giải phóng bớt hàng hóa bằng cách giảm giá bán trong bối cảnh hàng tồn kho đang ở mức cao kỷ lục đến mức hạn chế khả năng nhập các sản phẩm đắt khách. Do vậy, người mua sắm có thể sẽ sớm được hưởng lợi nhờ giá sản phẩm rẻ hơn.

Theo kỳ vọng của ông Steve Greenspon, Chủ tịch Hiệp hội Đồ dùng gia đình Quốc tế (IHA), trong vòng 5-6 tháng tới, kỳ vọng lượng hàng tồn kho đồ gia dụng sẽ bắt đầu giảm.

Xuất hiện dấu hiệu giảm phát khi Fed đang mạnh tay thắt chặt tiền tệ - ảnh 3

Doanh nghiệp trước đây có thể cho người dùng đổi trả hàng một cách thoải mái để cạnh tranh tốt hơn với đối thủ. Tuy nhiên xu thế hiện nay đã đảo ngược khi một số doanh nghiệp đang tính thêm phí trả lại hàng để giải phóng hàng tồn kho nhanh chóng.

Biên lợi nhuận của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ chịu tổn thất lớn do việc tồn kho cao, áp dụng chương trình chiết khấu sâu và người mua sắm thận trọng. Tuy nhiên, cũng đồng thời giảm sức ép lạm phát và thậm chí đang dẫn đến tình trạng giảm phát.

Vòng xoáy kinh tế

Trong hai năm dịch bệnh 2020 và 2021, câu chuyện chủ yếu xoay quanh sự khan hiếm của hàng hóa, gián đoạn của chuỗi cung ứng, tình trạng quá tải của bến cảng và nhu cầu cao đột biến của container. Hiện nay tình hình đã hoàn toàn đảo ngược khi doanh nghiệp có quá nhiều hàng tồn kho đến mức không thể mua thêm được nữa.

Toàn bộ những biến động trên đều là biểu hiện của một vòng quay kinh tế. Ở thời điểm đầu đại dịch, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã in thêm hàng nghìn tỷ USD để ổn định lại hệ thống, chính phủ Mỹ phát tiền mặt thường xuyên cho người dân và giải cứu doanh nghiệp.

Dòng tín dụng dễ dãi và khổng lồ đó đã xúc tiến hàng loạt dự án đầu tư nhằm gia tăng khả năng sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của người dân.

Nhiều dự án không thực sự hiệu quả do lãi suất quá thấp. Tuy nhiên, những dự án này vẫn được ước tính là có lợi nhuận và được triển khai trên thực tế.

Lạm phát dần đi lên khi lượng cung tiền tăng thêm được lan rộng ra khắp cả nền kinh tế. Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ Fed chuyển từ việc nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế sang thắt chặt nhằm ghìm cương lạm phát, chế ngự giá cả.

Xuất hiện dấu hiệu giảm phát khi Fed đang mạnh tay thắt chặt tiền tệ - ảnh 4

Sự đi lên của lãi suất làm sụt giảm dòng chảy tín dụng và chi phí lãi vay tăng vọt. Các dự án từng được dự báo là có lợi nhuận trong môi trường lãi suất thấp, hiện tại thua lỗ nghiêm trọng vì lãi vay cao.

Trước đây người tiêu dùng có thể vay mượn mạnh tay để mua sắm vì tiền rẻ, tuy nhiên hiện nay phải thắt lưng buộc bụng, bởi họ phải gánh mức lãi suất cao hơn và chuẩn bị đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế trong thời gian tới.

Fed đã tăng lãi suất 7 lần liên tiếp trong năm 2022, thêm tổng cộng là 425 điểm cơ bản, từ 0-0,25% lên mức 4,25-4,5%. Các nhà chức trách của ngân hàng trung ương Mỹ vẫn dự kiến tiếp tục tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong năm nay.

Theo dự báo của nhiều chuyên gia kinh tế và lãnh đạo từ các ngân hàng phố Wall như JPMorgan Chase hay Goldman Sachs, nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023.

Nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, sức ép lạm phát không còn và Mỹ có khả năng sẽ phải chống chọi với tình trạng giảm phát. Đây là một trong những hệ quả của suy thoái. Hay có thể hiểu một cách khác, kinh tế sa sút là cái giá phải trả để kìm hãm đà tăng của giá cả.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed sẽ phải tiếp tục nới lỏng tiền tệ khi kinh tế lao dốc kèm theo tình trạng thất nghiệp tràn lan. Cùng với đó là các dự án đầu tư kém hiệu quả sẽ có cơ hội được tạo ra và vòng quay kinh tế sẽ lặp lại thêm một lần nữa.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Chuyển đổi số - Bước đột phá của doanh nghiệp bất động sản 

23 phút trước

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

12 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

12 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

12 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

12 giờ trước