Xu hướng chuyển đổi số trong ngành điện và thực trạng ở Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong thời đại công nghệ 4.0Xu hướng chuyển đổi số và ERP trong tương laiTìm hiểu về Chuyển đổi số quốc gia và giải pháp thúc đẩy chuyển đổi sốXu hướng chuyển đổi số trong ngành điện
Với làn sóng chuyển đổi kỹ thuật số đang bắt đầu có dấu hiệu tác động nhanh chóng và đáng kể đến ngành điện lực. Cụ thể hơn là tổ chức Capgemini đã khảo sát với hơn 200 giám đốc điều hành cấp cao từ những công ty điện toàn cầu, nhận thấy được rằng mong đợi kỹ thuật số công nghệ sẽ gia tăng.
Tuy nhiên, chuyển đổi số trong ngành điện có thể mất một vài năm nhưng giá trị mang lại là vô cùng lớn. Sử dụng các công nghệ tiên tiến, một nhà máy điện có thể mong đợi khả năng giảm đáng kể một số loại chi phí chính. Chẳng hạn như chi phí nhiên liệu, chi phí bảo trì hay chi phí vận hành.
Thực trạng chuyển đổi số trong ngành điện tại Việt Nam hiện nay
Ngành điện lực Việt Nam nhìn chung quan tâm từ rất sớm đến công nghệ chuyển đổi số, bắt đầu từ năm 2012. Vào năm 2021, EVN đã chọn chủ đề của năm là “Chuyển đổi số trong Tập đoàn điện lực Việt Nam”. Với mục tiêu tích hợp công nghệ số cũng như mô hình quản trị phù hợp.
Nhờ vào quá trình đồng bộ các giải pháp cũng như ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ từ khoảng thời gian rất sớm. Đến nay, EVN đã hoàn thành hơn 50% khối lượng công việc theo đúng với lộ trình chuyển đổi số.
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2022, cơ bản đã hoàn thành công tác chuyển đổi số, hoàn thiện ứng dụng các thành quả công nghệ 4.0. Bên cạnh đó, EVN đã thực hiện xây dựng hệ thống quản lý và sản xuất kinh doanh, áp dụng công nghệ thông tin theo xu thế.
Chuyển đổi số trong ngành điện thông qua quy trình quản lý, vận hành cũng như thay đổi tư duy, nhận thức, áp dụng những công nghệ mới. Tập trung tích hợp các hoạt động mang tính cốt lõi bao gồm sản xuất, triển khai phần mềm và những giải pháp tự động hóa.
Tích hợp công nghệ số trong điều độ hệ thống điện, vận hành hệ thống quản lý dữ liệu vận hành. Hệ thống công nghệ thông tin cho vận hành thị trường điện,…
Một số khó khăn, thách thức khi thực hiện chuyển đổi số trong ngành điện
Nhìn chung, bất kỳ hoạt động phát triển nào cũng sẽ mang đến những cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp. Ngành điện lực cũng không hề ngoại lệ, hãy cùng nhau xem chúng ta sẽ phải đối mặt với những khó khăn nào nhé!
Khó khăn từ phía doanh nghiệp
Để có thể thực hiện chuyển đổi số, còn một yếu tố rào cản nữa đó là luôn tồn tại sự xung đột thế hệ. Đặc biệt trong việc áp dụng các quy trình hay công nghệ mới. Với những công ty điện lực, đội ngũ cán bộ nhân viên lành nghề, có kinh nghiệm đa số đã quen với những quy trình truyền thống.
Chính vì thế mà việc ứng dụng các hệ thống phần mềm còn tương đối chậm và đạt hiệu quả chưa được cao. Bên cạnh đó, họ còn ngại trong việc thay đổi, nhận thức còn thiếu và còn đùn đẩy trách nhiệm.
Ngoài ra, chuyển đổi số trong ngành điện còn đối mặt với việc ngân sách khá hạn hẹp, phải cân đối cho những mục tiêu khác nhau. Nên việc mua sắm những thiết bị công nghệ còn mất nhiều thời gian, chưa mang lại hiệu quả.
Khó khăn đến từ phía khách hàng
Trên các nền tảng xã hội, quy mô về dân số, tập quán văn hóa và trình độ học vấn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác kinh doanh điện năng. Các rào cản đến từ phía khách hàng cũng là một trong những nguyên nhân làm cho quá trình chuyển đổi số bị chậm lại.
Trước hết là do nhận thức, bản thân chưa thấy được sự cần thiết, khi chuyển đổi sang cái mới. Thay đổi các thói quen tiêu dùng chủ yếu từ tiền mặt, vì cơ bản thiếu các cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị chuyên dụng.
Chuyển đổi số trong ngành điện nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Chuyển đổi số giúp nâng cao hiệu quả năng suất, giảm thiểu chi phí trong cả một quá trình công nghệ để phục vụ cho khách hàng.
Xóa nhòa khoảng cách giữa những phòng ban
Công tác chuyển đổi số trong ngành điện giúp cho những công ty điện lực tạo ra được một nền tảng, kết nối được tất cả các phòng ban nội bộ. Thông qua sự kết nối này, các vấn đề được nhận dạng, phòng ngừa trước khi xảy ra và phối hợp xử lý một cách nhanh chóng.
Tăng cường sự minh bạch, hiệu quả và sáng tạo trong hệ thống quản trị công ty
Chuyển đổi số làm giảm giấy tờ, tiết kiệm được thời gian, từ đó hiệu quả công việc cũng được tăng cao, nhanh chóng và chính xác hơn. Đặc biệt, với CMIS 3.0 – cơ sở tập trung dữ liệu về các Tổng công ty, khách hàng có thể trực tiếp giám sát các cấp, tăng độ hiệu quả và minh bạch.
Tối ưu hóa năng suất của nhân viên
Đầu tiên, giảm thiểu được những việc có giá trị gia tăng thấp, liên tục lặp đi lặp lại. Các hệ thống phần mềm tích hợp, các dịch vụ trực tuyến chăm sóc khách hàng, chatbot,… giúp xử lý và tập trung dữ liệu. Làm gia tăng năng suất cũng như hiệu quả làm việc. Góp phần giảm tải nhân công, giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Thứ hai, công nghệ số trong ngành điện giúp cắt giảm được thời gian cho những công việc có giá trị tương đối thấp. Vì vậy mà cán bộ nhân viên có thêm thời gian để nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ một cách tốt nhất.
Nâng cao khả năng cạnh tranh
Hầu hết các công ty điện lực đều triển khai, đẩy mạnh sử dụng những nền tảng dịch vụ trực tuyến. Do đó việc tương tác giữa khách hàng với nhân viên trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết. Có thể nhanh chóng xử lý kịp thời các sự cố về điện, số lượng các thắc mắc cũng được giải đáp tăng lên và hiệu quả hơn.
Một số giải pháp thúc đẩy lộ trình chuyển đổi số trong ngành điện
Bên cạnh những khó khăn và thách thức thì các công ty điện lực đều đưa ra những giải pháp, nhằm thúc đẩy lộ trình chuyển đổi số được hoàn thiện hơn.
Giải pháp về nhân lực
Để công tác chuyển đổi số có thể thành công, cần nâng cao được nhận thức của cán bộ nhân viên. Có thưởng và có phạt một cách nghiêm minh. Tiếp tục đưa hình thức chuyển đổi số vào KPI chi tiết hơn, sát với hiệu quả công việc.
Bên cạnh đó, nên bố trí cán bộ vào những công việc phù hợp với trình độ, khả năng. Đồng thời, góp phần tạo nên động lực cho nhân viên phấn đấu học tập và trau dồi kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ liên quan.
Giải pháp về quản trị
Chuyển đổi số quan trọng nhất là ở vấn đề về nhận thức. Từ nhận thức và kiến thức sẽ tạo ra những thành viên tiên phong, tổ chức chuyên trách cùng các nhân lực ưu tú có khả năng.
Lãnh đạo phải tiến hành vạch ra những chiến lực tầm nhìn cho sự thay đổi của công ty. Đưa ra từng giai đoạn phù hợp với năng lực của các nhân viên. Thường xuyên cập nhật và tổ chức báo cao để đưa ra biện pháp cải thiện kịp thời.
Kết luận
Như vậy, chúng ta nhận thấy được doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức về vấn đề công nghệ số trong ngành điện. Chính vì vậy, công tác thay đổi này chính là xu hướng tất yếu mà bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào cũng nên nhìn nhận và phát triển.