meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xót xa mảng tối nhà ở công nhân: Khu công nghiệp chẳng mặn mà, người lao động “lê la” ở trọ

Thứ năm, 30/06/2022-23:06
Phần lớn công nhân Khu công nghiệp đành chấp nhận thuê trọ nhà dân bởi lẽ họ không được đơn vị chủ quản sắp xếp nơi ở. Tại Bình Dương, Đồng Nai, ngay cả TP.HCM, phần lớn các khu nhà trọ không đảm bảo được yêu cầu về thông gió, ánh sáng, vệ sinh…

Nhà ở công nhân đảm bảo tiêu chuẩn hiếm như “vàng mười”

Những nơi nào doanh nghiệp, khu công nghiệp đầu tư xây dựng được khu nhà ở lưu trú cho công nhân thì đời sống của người lao động được đảm bảo tối đa. Tuy nhiên con số này không nhiều. Điển hình, TP.HCM hiện có khoảng 2,2 triệu công nhân, nhưng chỉ cung cấp được khoảng 15% nhu cầu về nơi ở cho người lao động, số còn lại chấp nhận phải thuê phòng trọ. 

Tương tự, Đồng Nai chỉ có khoảng gần 1,2 triệu lao động làm việc trong các doanh nghiệp, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh, song đại đa số công nhân đành phải thuê nhà trọ để sinh sống. Tại tỉnh Bình Dương hiện nay đang có khoảng hơn 1,6 triệu lao động, đại đa số là người ngoại tỉnh. Tỉnh này chỉ có khoảng 200 doanh nghiệp tự chủ động xây dựng nhà ở phục vụ cho người lao động, nhưng cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu cho khoảng gần 50.000 người, số còn lại phải đi thuê nhà trọ.

Dự án nhà ở công nhân ở Long An hoạt động “èo uột’, công nhân gặp khó khi tìm nơi ở ổn định

UBND tỉnh Long An đã phê duyệt đầu tư 16 dự án nhà ở xã hội, song đến nay chỉ có 3 dự án đưa vào hoạt động. Điều này khiến cho công nhân ở Long An gặp rất nhiều khó khăn khi tìm nơi an cư ổn định.

Hải Phòng: Khu nhà ở công nhân được đầu tư hơn 86 triệu USD

Vừa qua, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho hai dự án xây dựng nhà ở công nhân của Công ty TNHH Pegatron Việt Nam và Công ty TNHH Universal Scientific Industrial Việt Nam. Dự kiến, tổng nguồn cung từ hai dự án này lên đến 14.000 chỗ ở.

Các địa phương đã giải bài toán khó cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân như thế nào?

Đà Nẵng hay Bắc Ninh là những tỉnh, thành phố đang tích cực triển khai nhiều giải pháp để thúc đầy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động thu nhập thấp. Nhờ sự chủ động trong công tác quy hoạch và thực hiện nghiêm theo các giải pháp của Chính phủ, những địa phương này đã rút ra bài học kinh nghiêm và mở lối khai thông bài toán phát triển NOXH cho người dân, công nhân ngoại tỉnh có nơi ở ổn định.

Thiếu thốn nhà ở công nhân : Vấn đề tắc nghẽn do đâu ?

Khẩn trương tháo gỡ khó khăn nhằm phát triển nhà ở công nhân 

Vấn đề thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đã được Bộ Xây dựng nêu rõ trong công văn 261 mới đây gửi các tỉnh, thành phố. 

Nhà ở dành cho đối tượng công nhân đủ tiêu chuẩn rất hiếm
Nhà ở dành cho đối tượng công nhân đủ tiêu chuẩn rất hiếm

Theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện tại Việt Nam có 260 khu công nghiệp đang hoạt động, ngoài ra còn có 75 khu công nghiệp đang trong diện được quy hoạch và có trên 16 triệu công nhân, tạo ra trên 60%  tổng sản phẩm cả nước và đóng góp vào 70% ngân sách.

Theo Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), công nhân là một trong mười nhóm đối tượng nằm trong danh sách quy định được hỗ trợ về nhà ở xã hội theo Điều 49, Luật Nhà ở. Tuy nhiên, mặc dù là lực lượng có đóng góp rất lớn cho sự phát triển của xã hội, nhưng đời sống của đại đa số người lao động hiện nay vẫn còn rất nhiều khó khăn. Các khu công nghiệp chủ yếu vẫn thiên về việc tạo ra quỹ đất và kêu gọi các đơn vị doanh nghiệp đến thuê để tổ chức phát triển sản xuất, chứ chưa thực sự dành nhiều quan tâm đến việc đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội. Nhà ở dành cho người lao động tại các khu công nghiệp vẫn còn thiếu trầm trọng, thiếu đi những thiết chế văn hóa, hạ tầng xã hội như trường học, trạm y tế, khu mua sắm, nhà văn hóa, phòng khám… chưa được đầu tư, xây dựng. Do đó, đội ngũ công nhân lao động chỉ có thể thuê trọ ngoài nhà dân và sinh sống trong những khu nhà trọ thiếu thốn cơ sở vật chất, chật hẹp, mất vệ sinh.

Khi dịch bệnh như Covid -19 bùng phát, những khu nhà trọ này tiềm ẩn nhiều rủi ro, mối lo do mật độ cư dân đông, điều kiện sống và sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh… Đó là chưa kể đến những khó khăn về việc làm, đã khiến nhiều lao động đành bỏ việc về quê, gây ra thiếu hụt nguồn lao động, dẫn đến nguy cơ gián đoạn chuỗi sản xuất.

Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản dự báo, trong giai đoạn từ năm 2021-2025, nhu cầu về nhà ở dành cho đối tượng công nhân tại khu công nghiệp có thể lên tới 163.500 căn. Đó là chưa kể đến các loại hình khác ở khác mà người lao động cũng cần như nhà ở xã hội rơi vào khoảng 294.600 căn, nhà ở dành cho người lao động thu nhập thấp khu vực đô thị sẽ khoảng 131.100 căn.


Người lao động bắt buộc thuê nhà trọ bên ngoài vì không được cấp nơi ở
Người lao động bắt buộc thuê nhà trọ bên ngoài vì không được cấp nơi ở

Nhà ở công nhân do người dân tự xây “thiếu thốn trăm bề”, đến thở còn khó

Nhà ở do các khu công nghiệp hoặc doanh nghiệp tự xây hiện nay quá hiếm hoi, nên phần lớn đội ngũ công nhân phải sinh hoạt trong những khu phòng trọ do người dân tự xây dựng cho thuê. 

Theo báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, hiện nay trên địa bàn tỉnh này hiện tồn tại khoảng 20.000 cơ sở nhà cho thuê trọ tập trung, với khoảng hơn 150.000 phòng, đáp ứng được nhu cầu cho gần 450.000 người lao động.

Tương tự, trên địa bàn của tỉnh Bình Dương hiện nay có 602.466 phòng trọ cho thuê, tuy nhiên số các căn nhà trọ đạt chuẩn sinh hoạt chỉ chiếm hơn 10%, số còn lại thiếu đi không gian sinh hoạt công cộng, thiếu hệ thống thông gió, ánh sáng, không đảm bảo công tác về phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm...

Cũng Theo báo cáo thống kê mới đây từ Sở Xây dựng TP.HCM, toàn Thành phố hiện nay có hơn 60.400 nhà trọ cho thuê với hơn 560.000 phòng là do người dân tự xây dựng để phục vụ nhu cầu của công nhân, người lao động thuê ở.

Trong năm 2020, Sở Xây dựng TP.HCM đã ban hành cụ thể hướng dẫn cho các hộ gia đình, cá nhân về việc xây dựng phòng ở, nhà trọ cho thuê. Trong đó, quy định diện tích sử dụng của phòng trọ tối thiểu không nhỏ hơn 10 m2, chiều rộng của phòng không thấp hơn 2,4 m, chiều cao tại khu vực thấp nhất không được nhỏ hơn 2,7 m. Phòng ở phải xây dựng cửa đi, cửa sổ bảo đảm được nhu cầu thông gió và chiếu sáng tự nhiên…

Kết quả theo khảo sát mới nhất của sở này cho thấy, tại TP.HCM, trong số hơn 560.000 căn phòng trọ cho thuê, có đến hơn 200.000 phòng không đảm bảo việc cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ngoài ra cũng có hơn 200.000 phòng có mái nhà dễ bị cháy, thấm dột, có nguy cơ xảy ra hỏa hoạn cao; và có hơn 200.000 phòng không có cửa sổ thoát khí thông gió.

Như vậy, đại đa số phòng, nhà trọ người dân tư xây cho công nhân thuê ở tại TP.HCM hiện nay không đáp ứng được các tiêu chí “sống” mà cơ quan chức năng ban hành hướng dẫn.

Ông Nguyễn Minh Hiếu, chủ của một dãy nhà trọ hơn 15 căn phòng nằm trên địa chỉ phường Linh Xuân, TP. Thủ Đức đã có kinh nghiệm hơn 10 năm kinh doanh cho thuê nhà trọ. Tuy nhiên dãy nhà trọ của ông hoàn toàn không đủ đảm bảo tiêu chuẩn mà chính quyền hướng dẫn. Các khu nhà có hành lang tối lờ mờ, ánh sáng yếu, nhìn không rõ mặt người. diện tích của một căn phòng chưa tới 13 m2, có đủ bếp và nhà vệ sinh, một gác xép, đủ sắp xếp chỗ nằm cho 3 người. Ông Hiếu chia sẻ, nếu 3 - 4 người ở thì giá thuê sẽ là 1,4 triệu đồng/tháng, còn nếu ở một người ông thu tiền 1,3 triệu đồng/tháng.

Ông Hiếu cũng chia sẻ thêm rằng việc xin phép và xây dựng nhà trọ lúc này không hề dễ. Hơn 20 nhà kinh doanh nhà trọ trong xóm ông, không ai xin được giấy phép xây dựng nhà trọ vì quá nhiều tiêu chuẩn, thủ tục, bản vẽ rắc rối. Các chủ trọ buộc phải xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, rồi sau đó mới xây ngăn thành những phòng trọ, thê nên không thể tuân thủ về quy định mật độ xây dựng, khoảng lùi... như giấy phép.

Một điểm khó nữa là giấy phép xây dựng là nhà ở, nên chủ nhà trọ cũng không thể trình ra được phương án kinh doanh khi vay vốn ngân hàng, nên phải chịu mức lãi suất rất cao theo diện vay tiêu dùng. Chi phí cao buộc phải thu lại mức cho thuê với giá cao.

Thực trạng nhà ở công nhân tại Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM cho thấy, nhà trọ mà người dân tự xây chỉ là nơi “sống tạm qua ngày” cho người lao động, không phải là nơi “an cư” hoặc tái tạo năng động.

Nhu cầu lớn, nhưng tăng nguồn cung nhà ở công nhân không dễ dàng

Khu lưu trú công nhân Thiên Phát tọa lạc trong Khu chế xuất Linh Trung II (phường Bình Chiểu, TP.Thủ Đức) có khoảng gần 400 căn hộ. Mỗi căn nhà có diện tích 35m2, giá thuê 1,7 - 2,2 triệu đồng/tháng. Các căn phòng được ban quản lý đăng ký tạm trú trong thời gian dài hạn để những người thuê trọ được sử dụng điện, nước đúng giá. Ngay trong tầng trệt của khu nhà có mở một nhà trẻ, nhận giữ trẻ ngoài giờ để người lao động dễ dàng thuận tiện tăng ca. Công nhân muốn thuê nhà trong khu lưu trú bắt buộc phải có hợp đồng lao động.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Lợi, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng sản xuất dịch vụ du lịch Thiên Phát, sau gần 7 năm mở cửa hoạt động, khu lưu trú này luôn luôn kín chỗ. Bất cứ thời điểm nào khu nhà này cũng có trên 30 công nhân đăng ký trong danh sách chờ có phòng trống để thuê.


Nhu cầu về nhà ở công nhân rất lớn nhưng nguồn cung lại hạn hẹp
Nhu cầu về nhà ở công nhân rất lớn nhưng nguồn cung lại hạn hẹp

Theo chia sẻ của ông Lợi, nhu cầu thuê nhà ở lâu dài của đội ngũ công nhân rất lớn. Cách đây hơn 10 năm, khi có tin tức Thiên Phát được cấp phép triển khai dự án nhà lưu trú cho công nhân, chủ tịch của một tập đoàn Nhật Bản, đầu tư tại khu công nghệ cao, đã đề nghị được thanh toán trước 15 năm tiền thuê nhà để giữ chỗ cho công nhân của mình. Dù muốn triển khai xây mới một khu nhà lưu trú ngay, nhưng ông Lợi chia sẻ đây không phải là điều dễ dàng vì còn vướng mắc nhiều thủ tục.

Tương tự, tỉnh Đồng Nai hiện nay có đến 13 dự án nhà ở công nhân đã được xây dựng hoàn thiện. Trong đó, hiện có 3 dự án do các công ty đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp triển khai thực hiện và 10 dự án do các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp phát triển xây dựng. Tuy nhiên, số lượng dự án là rất nhỏ so với nhu cầu thực tế của người lao động.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên là các nhà đầu tư rất ngại vấn đề hồ sơ thủ tục, căn hộ xây dựng hoàn thành lại bị khống chế về giá bán, lợi nhuận không cao. Vì vậy, hầu hết doanh nghiệp chỉ quan tâm tập trung thực hiện những dự án nhà ở thương mại.

(Nguồn: Tin nhanh chứng khoán)

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

15 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

15 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

15 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

15 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước