Xây dựng và hoàn thiện thể chế để phát triển thị trường mua bán bất động sản Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường M&A bất động sản dự báo rất sôi động trong năm 2024Một phân khúc bất động sản dự báo sẽ bùng nổ từ năm 2024Thị trường bất động sản năm 2024 dự báo nhiều "gam màu sáng"Tạo hiệu ứng tích cực
Theo Nhịp sống thị trường, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện, tham mưu Chính phủ, trình và được thông qua Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 và Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV với nhiều nội dung đổi mới trong năm 2023 vừa qua.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết hai bộ Luật nói trên đã thể chế hòa kịp thời và đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, tiếp tục thúc đẩy phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, chuyển trọng tâm sang các công cụ hành chính sang sử dụng hiệu quả những công cụ kinh tế nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở, phát triển thị trường mua bán bất động sản Việt Nam lành mạnh, ổn định, bền vững.
Ngoài ra, người đứng đầu ngành xây dựng cho biết hai bộ Luật mới được phê duyệt cũng đã giúp tạo lập công cụ kiểm soát quyền lực của cơ quan và người có thẩm quyền trong quản lý và phát triển nhà ở, nhất là những quy định mới về chính sách nhà ở xã hội, phát triển nhà lưu trú công nhân, nhà ở cho lực lượng vũ trang và đẩy mạnh vai trò của chính quyền địa phương trong việc chăm lo nhà ở cho người dân.
Trên thực tế, việc 2 Bộ Luật quan trọng được phê duyệt đã tạo nên hiệu ứng khả quan cho thị trường mua bán bất động sản Việt Nam khi những quy định được xây dựng theo hướng chuyên nghiệp và minh bạch hóa hoạt động của toàn bộ những bên tham gia thị trường, từ doanh nghiệp chủ đầu tư tới người mua nhà và đơn vị môi giới trung gian…
Ngoài những kỳ vọng vào sự hồi phục khả quan của thị trường mua bán bất động sản Việt Nam, một điểm mới được các chuyên gia nhìn nhận và đánh giá cao ở Luật Nhà ở chính là việc quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Đó là điểm mới rất đáng được kỳ vọng.
Ông Lê Văn Nghĩa, Trưởng Ban Quản lý dự án thiết chế Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho hay, mô hình này rất phù hợp, đầu tiên là có nhà ở, thứ 2 là hạ tầng kỹ thuật thông thoáng và thứ 3 là có nhà văn hóa thể thao được đầu tư bởi Tổng liên đoàn lao động… Bởi vậy, mô hình này đáng để mở rộng cho công nhân an cư lạc nghiệp.
Trên thực tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã thí điểm mô hình nhà ở cho công nhân thuộc khu công nghiệp Đồng Văn 2 (tỉnh Hà Nam) từ năm 2017 và dự án này hiện đang cho công nhân thuê đạt hết công suất số phòng.
Ngoài ra, chuyên gia nhận định, Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng mang đến khuôn khổ pháp lý rõ ràng hơn cho các chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội.
Theo ông Nguyễn Hồng Chung, Phó chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội, Luật Nhà ở sửa đổi có những ưu đãi linh hoạt, có thể thu hút được. Chẳng hạn như dùng 20% quỹ đất của dự án cho phát triển nhà ở thương mại, hay kinh doanh dịch vụ.
Bên cạnh việc hoàn thiện và trình phê duyệt 2 Bộ Luật quan trọng là Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở, Bộ Xây dựng cũng đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 01 Nghị định; 01 Nghị quyết, 01 Chỉ thị; 08 Quyết định ; 03 Công điện và ban hành theo thẩm quyền 11 Thông tư trong năm qua.
Theo bà Dương Thùy Dung - Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, đơn vị tin rằng những cá nhân, chủ đầu tư, nhà đầu tư có một niềm tin vững chắc hơn nhiều vào thị trường với những luật được thông qua như vậy. Qua đó, hỗ trợ thị trường mua bán bất động sản Việt Nam có tín hiệu hồi phục vào năm nay.
Mục tiêu lớn trong năm nay
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nói về mục tiêu của ngành xây dựng trong năm 2024. Theo đó, nhiệm vụ then chốt là hoàn thiện thể chế.
Bộ Xây dựng hiện nay đã trình và được Chính phủ thống nhất đưa vào đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Như vậy, dự kiến dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn trình Quốc hội cho ý kiến ở kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024). Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ sẽ hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị; Luật Cấp, thoát nước trình Chính phủ, đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng pháp luật, pháp lệnh năm 2025 trong năm nay.
Bộ Xây dựng hiện cũng đã trình Chính phủ phê duyệt đề nghị xây dựng Luật Cấp, thoát nước; Luật quản lý phát triển đô thị.
Đối với Luật Cấp, thoát nước, Chính phủ đến nay đã cho ý kiến, phê duyệt đề nghị xây dựng Luật. Bộ Xây dựng hiện đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ đề nghị để gửi lên Bộ Tư Pháp tổng hợp đưa vào đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.
Về Luật Quản lý, phát triển đô thị, Thường trực Chính phủ đã họp, cho ý kiến đối với hồ sơ đề nghị xây dựng Luật vào tháng 12/2023.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, ngoài việc xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị; Luật Cấp, thoát nước, việc xây dựng, trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023, bảo đảm chất lượng, tiến độ, có hiệu lực đồng thời với Luật cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng được xác định trong năm 2024.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành Xây dựng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh rằng cần đẩy mạnh công tác rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra và theo dõi diễn biến thi hành những văn bản quy phạm pháp luật để đánh giá kịp thời tác động của luật, chính sách, cơ chế đã ban hành, phát hiện những bất cập, vướng mắc để chủ động kiến nghị sửa đổi và bổ sung nếu cần thiết.
Meeyland luôn cập nhật những tin tức mới nhất liên quan đến bất động sản. Hãy theo dõi chúng tôi để nắm bắt được những thông tin nóng hổi nhất.