Xây dựng dân dụng là gì? Vai trò của xây dựng dân dụng?
BÀI LIÊN QUAN
Chi phí chung trong xây dựng là gì? Cách xác định chi phí chung trong xây dựngTop các loại cây xanh đô thị đẹp và được trồng nhiều hiện nayChiếu sáng đô thị là gì? Một số quy định về chiếu sáng đô thịXây dựng dân dụng là gì?
Khái niệm
Xây dựng dân dụng cùng với xây dựng công nghiệp chính là 2 mảng chính của ngành xây dựng. Kỹ thuật xây dựng dân dụng được biết đến là một ngành kỹ thuật chuyên nghiệp với nhiệm vụ chính của ngành này là thiết kế, thi công và bảo trì các công trình dân dụng hoặc công trình tự nhiên. Điển hình như: Nhà để ở; Các tòa nhà văn phòng, nhà không dùng để ở: trường học, bệnh viện, sân vận động, bể bơi công xưởng, kho bãi,v.v… hay hệ thống hạ tầng giao thông như: cầu, đường bộ, đường hầm,v.v…
Vậy Xây dựng dân dụng chính là là xây dựng các công trình bao gồm các loại nhà ở, nhà và công trình công cộng. Trong đó, tính chất dân dụng mang đến nhu cầu trong sở hữu và sử dụng bởi người dân. Đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước với tính chất thực hiện cho các nhu cầu khác nhau của người dân.
Trong số tất cả các ngành kỹ thuật thì xây dựng dân dụng thuộc nhóm ngành lâu đời nhất. Và được chia nhỏ ra thành nhiều mảng khác nhau.
Hiện nay, kỹ thuật xây dựng dân dụng hầu như góp mặt tại mọi cấp độ phạm vi. Từ công cộng, nhà nước cho đến tư nhân. Và đặc biệt là có sự liên kết khu vực và quốc tế.
Đặc điểm của xây dựng dân dụng
Không giống các ngành sản xuất đặc thù, kỹ thuật xây dựng dân dụng có thể góp mặt ở mọi cấp độ, từ tư nhân đến nhà nước, từ cá nhân đến tập thể, từ phạm vi trong nước ra đến phạm vi khu vực và quốc tế. Xét về vai trò chức năng, xây dựng dân dụng được xem là một trong các nền tảng cơ sở cho sự phát triển của kinh tế & xã hội. Nó mang đến giá trị lợi nhuận không nhỏ. Cũng như là tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển thuận lợi hơn.
Xây dựng dân dụng bao gồm các hạng mục nào?
Các hạng mục thuộc nhóm xây dựng dân dụng khá đa dạng, thông thường, đó là các công trình phục vụ cho đời sống sinh hoạt, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và lưu chuyển của con người. Cụ thể xây dựng dân dụng có thể được tổng hợp ở các hạng mục sau đây:
+ Thi công nhà ở: có thể là nhà độc lập, biệt thự, nhà chung cư hay nhà tập thể,v.v…
+ Thi công các loại nhà không dùng để ở: Đó là các công trình phục vụ các hoạt động kinh doanh, sản xuất như văn phòng, khu nhà cao tầng, khu thương mại, nhà xưởng, kho bãi,v.v…
+ Các công trình thuộc hạ tầng giao thông: Bao gồm: đường bộ, cầu cống, đường hầm,v.v…
Đây là các hạng mục chính thuộc nhóm xây dựng dân dụng mà chúng ta có thể nhận dạng phổ biến. Và cũng dễ dàng nhận thấy mối liên hệ mật thiết từ ngành này đối với sự phát triển của kinh tế và xã hội. Bởi các hạng mục này vô cùng thiết yếu trong hầu hết các hoạt động phát triển chung.
Vai trò của xây dựng dân dụng
Là một trong những ngành trọng điểm của mỗi quốc gia, xây dựng dân dụng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở nhiều khía cạnh. Cụ thể như:
+ Biểu hiện cụ thể cho đường lối và định hướng phát triển kinh tế quốc gia.
+ Tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng để phát triển nền kinh tế.
+ Xây dựng dân dụng tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển thuận lợi.
+ Tăng cường tiềm lực quốc gia và mang đến sức hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
+ Xây dựng dân dụng góp phần tăng giá trị lợi nhuận cho kinh tế quốc dân.
Với những vai trò hết sức thiết thực trên, kỹ thuật xây dựng dân dụng chắc chắn vẫn luôn là một trong những ngành chiếm được sự quan tâm ưu ái hàng đầu trong công cuộc phát triển đổi mới. Và tất nhiên, đó cũng sẽ là nền tảng cơ sở mang đến sự thuận lợi trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như sinh hoạt của con người.
Các nhân tố quan trọng trong xây dựng dân dụng
Xây dựng dân dụng là một ngành có tính chất tổng hợp cao, xây dựng dân dụng chịu sự chi phối của nhiều nhân tố. Và để đạt được hiệu quả tối ưu nhất sẽ phải đòi hỏi đến sự phối hợp nhịp nhàng và sự liên kết chắc chắn bền vững giữa các nhân tố như:
+ Nhà quản lý dự án
+ Đơn vị thầu thi công bao gồm: nhà thầu chính và nhà thầu phụ
+ Kỹ sư tư vấn thiết kế
+ Kỹ sư phụ trách thi công
+ Kiến trúc sư
+ Tư vấn giám sát thi công
Trình tự xin giấy phép xây dựng công trình dân dụng
Không chỉ cần phải cấp phép xây dựng đối với các công trình công nghiệp mà các công trình xây dựng dân dụng cũng cần phải được cấp phép mới được xây dựng. Để công trình được diễn ra đúng thiết kế và đảm bảo đúng quy hoạch, quy định thì bạn cần quan tâm đến giấy phép xây dựng. Sau đây là trình tự xin giấy phép xây dựng công trình dân dụng là nhà ở riêng lẻ:
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
Hồ sơ gồm:
- Thứ nhất: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
- Thứ hai: Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Thứ ba: Bản vẽ thiết kế xây dựng;
- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng:
Bước 1: Nộp 01 bộ hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi chuẩn bị xây dựng nhà ở và muốn xin cấp giấy phép xây dựng
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ, nếu trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu người sử dụng đất bổ sung thêm giấy tờ, nếu hồ sơ đã đầy đủ thì phải viết giấy biên nhận và trao cho người sử dụng đất. Trường hợp cần xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải có thông báo bằng văn bản cho người sử dụng đất biết lý do, đồng thời báo cáo lên cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện.
Bước 3: Người sử dụng đất đến nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định pháp luật. Người sử dụng đất nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng hoặc văn bản trả lời (với trường hợp không đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng).
Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở:
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cần phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị; 10 ngày làm việc đối với nhà ở tại nông thôn.
Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cơ quan cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải có thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết lý do, và báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn.
Lời kết
Trên đây là những nội dung liên quan đến xây dựng dân dụng cũng như vai trò và trình tự xin giấy phép xây dựng dân dụng với công trình là nhà ở. Hi vọng, những chia sẻ này sẽ thật sự hữu ích đối với những ai đang quan tâm tìm hiểu về lĩnh vực này.