Vốn FDI đổ vào bất động sản hơn 3,8 tỷ USD
BÀI LIÊN QUAN
Khơi thông dòng chảy cho vốn FDI, tương lai thị trường bất động sản ra sao?Việt Nam tiếp tục lọt top 3 quốc gia thu hút vốn đầu tư FDI nhiều nhất ASEAN Điểm nhấn từ 3,5 tỷ USD vốn FDI chảy vào bất động sảnChế biến, chế tạo và bất động sản dẫn đầu
Theo tuoitre.vn, báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/10/2022, tình hình thu hút FDI có nhiều tín hiệu tích cực.
Cụ thể, vốn đăng ký đầu tư mới đã được cải thiện dù vẫn chưa bằng với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế mới bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển, có thể lý giải được những khó khăn trong thu hút FDI thời gian qua. Đáng chú ý là mặc dù vốn đăng ký mới giảm, nhưng vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần tiếp tục tăng so với cùng kỳ 2021. Theo đó, cả nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 1.570 dự án, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Tổng vốn đăng ký đạt gần 9,93 tỷ USD (giảm 23,7% so với cùng kỳ, tăng 19,3 điểm phần trăm so với 9 tháng); Có 880 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 13,4% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 8,74 tỷ USD (tăng 23,3% so với cùng kỳ); Có 2.997 lượt góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 2,2% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 3,79 tỷ USD (tăng 4,5% so với cùng kỳ).
Các nhà nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 12,9 tỷ USD, chiếm 57,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 3,87 tỷ USD, chiếm 17,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành sản xuất, phân phối điện; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 928 triệu USD và hơn 853 triệu USD.
Xét về số lượng dự án mới, các ngành bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 29,9%, 24,8% và 16,7% tổng số dự án.
Nhà đầu tư Singapore rót hơn 5,3 tỷ USD vào Việt Nam
Đã có 103 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong 10 tháng năm 2022. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 5,34 tỷ USD, chiếm 23,8% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 21,1% so với cùng kỳ 2021. Nhật Bản đứng thứ hai với trên hơn 4,19 tỷ USD, chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư, tăng 23,8% so với cùng kỳ. Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký trên hơn 3,9 tỷ USD, chiếm 17,4% tổng vốn đầu tư.
Theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và góp vốn mua cổ phần nhiều nhất trong 10 tháng năm 2022 (chiếm 20,6% số dự án mới, 34,4% số lượt điều chỉnh và 34,6% số lượt góp vốn mua cổ phần).
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 10 tháng năm 2022. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,42 tỷ USD, chiếm 15,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 25,3% so với cùng kỳ năm 2021. Bình Dương đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,85 tỷ USD, chiếm 12,7% tổng vốn, tăng 40% so với cùng kỳ. Quảng Ninh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,19 tỷ USD, chiếm 9,7% tổng vốn và tăng gần 89% so với cùng kỳ năm 2021.
Nếu xét về số dự án mới, các nhà nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án mới (44,1%), số lượt góp vốn mua cổ phần (67,2%) và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (15,3% sau Hà Nội là 18,8%).
Xuất khẩu (kể cả dầu thô) ước đạt gần 233,4 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ, chiếm 74,4% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt hơn 231,6 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ, chiếm 73,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Nhập khẩu của khu vực nhà đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 199,6 tỷ USD, tăng 12,9 % so cùng kỳ và chiếm 65,2% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Về xuất siêu, trong 10 tháng qua, khu vực FDI đã xuất siêu hơn 33,7 tỷ USD, con số này bao gồm dầu thô. Nếu không tính dầu thô thì khu vực này xuất siêu 32 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp nội địa đã nhập siêu gần 26 tỷ USD.
Về tình hình thực hiện dự án, các nhà đầu tư FDI đã giải ngân 7,45 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính lũy kế đến ngày 20/10/2022, cả nước có 35.895 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên trên 435,2 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt hơn 269 tỷ USD, bằng 61,9% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Thời gian qua, các nhà đầu tư lớn trên thế giới đã bày tỏ sự quan tâm và nhiều nhà đầu tư đã trực tiếp rót vốn vào Việt Nam. Có thể kể đến như Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty Liên doanh TNHH Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) xây dựng nhà máy mới; hay như Tập đoàn Foxconn - một DN lớn trong chuỗi sản xuất, cung ứng của Apple vừa quyết định đầu tư 300 triệu USD xây thêm nhà máy mới; Đầu năm 2022, Samsung cũng rót thêm 920 triệu USD cho Nhà máy Samsung Điện cơ tại Thái Nguyên; LG sau khi tăng vốn đầu tư từ năm 2021 đã liên tục mở rộng sản xuất… Những làn sóng dịch chuyển, đầu tư dây chuyền công nghệ cao của nhiều tên tuổi lớn được nhìn nhận sẽ tác động tích cực, thể hiện những điểm sáng về môi trường đầu tư của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.