meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những lý do khiến Hà Nội luôn có “lực hấp dẫn” với nhà đầu tư FDI

Thứ tư, 26/10/2022-14:10
Trong nhiều năm qua, Hà Nội luôn là địa phương có sức hút lớn với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Có được điều đó là nhờ các chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, vị trí  địa lý, đi kèm hạ tầng đồng bộ, hiện đại…

Những con số ấn tượng

Theo kinhtedothi.vn, nguồn vốn FDI từ lâu đã trở thành “cơn gió mát” trong sự phát triển chung của thành phố Hà Nội. Điều này đã được khẳng định qua những con số thống kê hằng năm. Cụ thể, theo ông Nguyễn Ngọc Tú - Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, kể từ năm 1987 khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành, thành phố luôn giữ vững vị trí hàng đầu trong việc thu hút và sử dụng vốn FDI. Có được vị thế đó là nhờ chính quyền địa phương không ngừng cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng hơn, các thủ tục pháp lý được đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước. Do đó, thành phố có những thuận lợi riêng có, như sự ổn định về an ninh – trật tự xã hội, nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng cao, cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; giao thông kết nối đi khắp mọi miền… 


Hà Nội luôn giữ vững vị trí hàng đầu cả nước trong việc thu hút và sử dụng vốn FDI.
Hà Nội luôn giữ vững vị trí hàng đầu cả nước trong việc thu hút và sử dụng vốn FDI.

Những lợi thế đó đã thu hút được 67.811,7 triệu USD vốn FDI kể từ năm 1987 tới nay. Trong đó, có hơn 7.600 dự án đăng ký cấp mới với số vốn hơn 35 tỷ USD; Hơn 1.800 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm 10.841,24 triệu USD; 4.370 lượt góp vốn, mua cổ phần với giá trị góp vốn 21.591,9 triệu USD.

Đặc biệt, giai đoạn 2016 đến 2019 đã chứng kiến sự bứt tốc của thành phố trong thu hút FDI với hơn 26,5 tỷ USD. Trong 2 năm 2018 và 2019, Hà Nội liên tiếp dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực tới quá trình thu hút FDI của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng khi chuỗi cung ứng đứt gãy, chi phí vận chuyển gia tăng, các lệnh cấm di chuyển… đã trở thành thách thức chưa từng có. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn đó, Thủ đô vẫn là 1 trong 3 địa phương thu hút FDI nhiều nhất với 3,83 tỷ USD.

Sang năm 2021, tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch đã khiến thu hút vốn FDI giảm mạnh, Hà Nội chỉ đứng thứ 6 cả nước với hơn 1,5 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nhìn vào tình hình dịch bệnh với chuỗi nhiều tháng phong tỏa thành phố để ngăn chặn dịch, thì đây vẫn có thể xem là thành công của Hà Nội trong thu hút vốn FDI.

Khi đại dịch được kiểm soát, các hoạt động giao thương dần hồi phục, ngay lập tức thành phố đã “lấy lại phong độ” khi chỉ trong 9 tháng đầu năm đã thu hút được hơn 1 tỷ USD vốn FDI, bằng 118% so với cùng kỳ năm ngoái.


Các dự án đầu tư lớn vào Hà Nội chủ yếu đến từ các quốc gia châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hà Quốc và Singapore.
Các dự án đầu tư lớn vào Hà Nội chủ yếu đến từ các quốc gia châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hà Quốc và Singapore.

Các dự án đầu tư lớn vào Hà Nội chủ yếu đến từ các quốc gia châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Hà Quốc và Singapore. Lĩnh vực được quan tâm đầu tư gồm xuất nhập khẩu, công nghệ, viễn thông, chế biến và chế tạo… 

Đề cao các dự án có chiều sâu, chất lượng cao

Có thể nói, các dự án FDI là một thành tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Thủ đô trong suốt hơn 30 năm qua. Do đó, chính quyền thành phố luôn khẳng định đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp nói chung và khối doanh nghiệp FDI nói riêng. 

Để thu hút hiệu quả, có chiều sâu, nâng cao chất lượng nguồn vốn FDI, thành phố đã ban hành Kế hoạch nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kế hoạch đã đặt ra mục tiêu tiếp tục thu hút vốn FDI theo chiều sâu, gắn với phát triển bền vững. Hà Nội cũng ưu tiên các dự án, sản phẩm chất lượng, có giá trị tăng và cạnh tranh cao. Theo đó, các dự án thuộc lĩnh vực như: Phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, xây dựng thành phố thông minh; công nghiệp hỗ trợ sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; các dự án lĩnh vực công nghệ thông tin; nghiên cứu phát triển; du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng; đào tạo nhân lực; nông nghiệp công nghệ cao, thực phẩm sạch an toàn…


Các dự án FDI là một thành tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Thủ đô trong suốt hơn 30 năm qua.
Các dự án FDI là một thành tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Thủ đô trong suốt hơn 30 năm qua.

Hà Nội cũng xác định chủ động tiếp cận để nhận đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao; Tiếp nhận và chuyển giao tri thức từ doanh nghiệp FDI; Nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ chế biến, chế tạo. Đồng thời, tiếp tục đổi mới trong công tác xúc tiến đầu tư, gắn kết với xúc tiến thương mại, du lịch cũng như gắn với hoạt động đối ngoại, văn hóa. Trong đó, các quốc gia, thị trường trọng điểm để thành phố giới thiệu tiềm năng, thế mạnh như nhóm các nước G7, G8, G20, OECD… cũng như chú trọng và tăng cường thúc đẩy xúc tiến đầu tư tại chỗ.

Đặc biệt, thủ tục hồ sơ hành chính trong đăng ký kinh doanh, đầu tư, thuế, bảo hiểm và đất đai được thành phố ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết nhanh chóng, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các quy hoạch được công khai, kế hoạch sử dụng đất được thông tin rộng rãi bằng nhiều hình thức để doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt.

Về cơ sở hạ tầng, xác định đây là điểm quan trọng để thu hút đầu tư, thành phố đã có nhiều quyết sách quan trọng nhằm thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng đi trước một bước, “dọn ổ” để đón “ đại bàng”. Về khu công nghiệp, thành phố đã có quyết định phê duyệt đề án thành lập từ 2-5 khu công nghiệp trong giai đoạn từ 2021-2025. 

Theo đó, các khu công nghiệp dự kiến được thành phố thành lập là: Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn; Khu công nghiệp Đông Anh; Khu công nghiệp Bắc Thường Tín; Khu công nghiệp Phú Nghĩa mở rộng; Khu công nghiệp Phụng Hiệp. 

Cùng với đó, thời gian qua mạng lưới giao thông của thành phố đã được phê duyệt quy hoạch, triển khai đầu tư mạnh mẽ. Có thể kể đến như Vành đai 4 – Vùng Thủ đô, các tuyến cao tốc kết nối cảng Hải Phòng, Vân Đồn (Quảng Ninh) hay các dự án đường bộ tầm cỡ khác sẽ là điểm cộng trong thu hút đầu tư của thành phố thời gian tới.

Với 10 khu công nghiệp đã và đang hoạt động, với tổng diện tích 1.347,42ha; trong đó, có 9 khu công nghiệp với diện tích 1.270,5ha đã hoạt động ổn định có tỷ lệ lấp đầy đạt gần 100%, Hà Nội chắc chắn tiếp tục là một trong những địa phương sẽ thu hút nguồn vốn FDI trong nhóm đầu của cả nước, tương xứng với “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của Thủ đô.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 giờ trước