meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vốn đầu tư công, có tiền nhưng không thể tiêu

Thứ sáu, 28/10/2022-13:10
Chỉ còn 2 tháng nữa là hết năm 2022 nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công vẫn rất thấp, thậm chí nhiều bộ ngành, địa phương đã xin trả lại vốn. Vậy giải pháp nào cho vốn đầu tư công năm 2023?

Nhà nghèo có tiền nhưng không thể tiêu

Vừa qua, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thẳng thắn nhìn nhận, công tác giải ngân vốn đầu tư công thời gian qua còn nhiều tồn tại.


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Được coi là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Do  dó, đây là một trong những nhiệm vụ chính trị được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm và có những chỉ đạo sát sao. Tuy nhiên, qua 9 tháng đầu năm, cả nước chỉ đạt 46,7% chỉ tiêu kế hoạch được giao, thấp hơn so với cùng kỳ 2021 với 47,38%. Trong đó, tỷ lệ vốn trong nước là 48,6% ( so với cùng kỳ năm 2021 là 51,74%), vốn nước ngoài là 19,03% (so với cùng kỳ năm 2021 là 12,69%). Trong khi, 2021 là năm đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh, mọi hoạt động đều bị ảnh hưởng đã dẫn đến công tác giải ngân vốn đầu tư công gặp rất nhiều khó khăn.

Trong đó, chỉ có 02 bộ, cơ quan trung ương và 10 địa phương đạt trên 70% kế hoạch giải ngân Thủ tướng Chính phủ giao. Nhưng có tới 14 bộ, cơ quan trung ương và 01 địa phương chỉ đạt mức dưới 20% kế hoạch được giao. Đặc biệt, nhiều cơ quan trung ương và địa phương phải xin trả lại vốn đầu tư công và phần lớn trong số này là vốn ODA. Hiện nay, việc vay vốn ODA ngày càng khó khăn, các ưu đãi bị cắt giảm dần. Vì vậy, đã vay được vốn rồi mà không giải ngân được, phải trả lại sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều mặt.

Theo đó, tính từ tháng 9/2022 đến nay, tổng số vốn các bộ ngành, co quan trung ương và các địa phương xin trả lại khoảng 10.095,024 tỷ đổng. Trong đó, khối các Bộ ngành và cơ quan trung ương xin trả lại khoảng 4.332,024 tỷ đồng, còn các địa phương khoảng 5.763 tỷ đồng.

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, vốn đầu tư công năm 2022 khoảng 700.000 tỷ đồng, bao gồm vốn phân bổ cho kế hoạch 2022, vốn được chuyển từ những năm trước, vốn giao thêm cho các địa phương, nguồn vốn trong Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và nguồn vốn giao bổ sung từ kế hoạch đầu tư công trong giai đoạn 2021-2025...

Vấn đề giải ngân vốn đầu tư công chậm được các chuyên gia nhận định là do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, những nguyên nhân chủ quan, nhất là các vấn đề hạn chế của công tác điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện. Do đó, vai trò của người đứng đầu trong các bộ, cơ quan trung ương cũng nhưa ở các địa phương chưa được phát huy đầy đủ. Đồng thời, kế hoạch vốn được lập chưa sát với thực tế và khả năng giải ngân.

Ngoài ra, công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án chưa tốt; đặc biệt, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là nút thắt khó xử lý dứt điểm ở nhiều công trình; sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa các cơ quan; công tác thanh kiểm tra chưa quyết liệt; việc xử lý những trường hợp vi phạm quy định, chậm trễ chưa kịp thời và nghiêm minh...

Vốn đầu tư công, có tiền nhưng không thể tiêu - ảnh 2

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch đầu tư, năm 2021 có 1.962 dự án bị chậm tiến độ, trong đó có 1.145 dự án bị chậm do vướng giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, do công tác chuẩn bị dự án, các thủ tục đầu tư và công tác bố trí vốn chậm kịp thời.

Nguyên nhân khách quan là đại dịch vẫn còn ảnh hưởng đến việc giải ngân vốn đầu tư, nhất là đối với vốn ODA. Song song với đó là những bất ổn chính trị, tình hình lạm phát tăng cao, giá nguyên, nhiên vật liệu liên tục tăng và diễn biến khó lường cũng gây nhiều khó khăn cho các dự án. Các dự án thuộc công trình giao thông cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ do tình hình mưa bão.

Các năm trước đó, tình trạng cũng tương tự. Chẳng hạn, năm 2020, trong 1.867 dự án chậm tiến độ, thì 1.074 dự án là do mặt bằng. Tương tự, tỷ lệ của năm 2019 là 1.267/1.878 dự án; năm 2018 là 863/1.778 dự án…

Chỉ còn 2 tháng nữa là hết năm 2022, do vậy nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công cho năm nay là rất nặng nề. Theo Luật Đầu tư công, nguồn vốn đầu tư công năm nay không được giải ngân hết sẽ được chuyển sang năm tiếp theo. Do đó, với 2 tháng còn lại, chắc chắn lượng vốn trong kế hoạch giải ngân năm 2022 phải chuyển sang năm tiếp theo là cực kỳ lớn, trực tiếp ảnh hưởng đến kế hoạch giải ngân năm 2023 và cả giai đoạn 2023-2025.

Những giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Thời gian của năm 2022 còn rất ít, để góp phần tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian còn lại cũng như giai đoạn từ nay đến 2025  cần phải tập trung nâng cao chất lượng kế hoạch đầu tư công. Kế hoạch đầu tư công phải đáp ứng được yêu cầu cũng như nguyên tắc trong lập kế hoạch đầu tư công theo quy định của pháp luật.

Vốn đầu tư công, có tiền nhưng không thể tiêu - ảnh 3

Đồng thời, cần bám sát và cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo mục tiêu và lợi ích của nguồn vốn. Đặc biệt, cần có giải pháp giúp nâng cao khả năng hấp thụ vốn cho các dự án trong kế hoạch được giao.

Do đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương cần tập trung một số giải pháp chủ yếu sau:

Một là về vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu: cần tăng cường và phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác lập kế hoạch đầu tư công hằng năm cũng như trong trung hạn. Cần coi xây dựng kế hoạch là một trong những điều kiện tiên quyết để bảo đảm tiến độ giải ngân của các chương trình dự án theo đúng kế hoạch đã đề ra, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế.

Hai là, đảm bảo kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư công phải đúng Luật đầu tư công, đúng với Nghị quyết của Quốc hội, đúng với các nguyên tắc, tiêu chí đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đảm bảo phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và những quy hoạch đã được phê duyệt.

Ba là, về công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án. Các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung cho khâu chuận bị đầu tư và thực hiện dự án, đảm bảo tính khả thi cũng như khả năng thực hiện của dự án. Kiên quyết không để các dự án được lập ra nhưng không khả thi và không có khả năng triển khai gây lãng phí vốn.

Đồng thời, cần làm tốt việc lựa chọn dự án có đầy đủ thủ tục đầu tư, đáp ứng được các điều kiện để bố trí vốn theo quy định của Luật Đầu tư công và các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có liên quan. Người đứng đầu các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải trực tiếp tham gia chỉ đạo, kiểm tra, rà soát từng dự án, nhất là những dự án mới khởi công, cần kiểm soát chặt chẽ từng dự án theo quy hoạch, nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án.

Bốn là, ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng chuyển đổi số vào công tác lập kế hoạch, thực hiện dự án nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và chất lượng các dự án. Cần triển khai đưa các ứng dụng này vào các bước có thể, từ khâu lập, thẩm định, phân bổ cũng như báo cáo kế hoạch của từng chương trình, dự án, chủ đầu tư thông qua Hệ thống cổng thông tin quốc gia về đầu tư công theo quy định.

Vốn đầu tư công, có tiền nhưng không thể tiêu - ảnh 4

Năm là, về tăng cường kỷ luật trong thực hiện và quản lý vốn đầu tư công. Trong công tác lập kế hoạch, thực hiện giải ngân vốn đầu tư công cần nâng cao kỷ luật đối với các tổ chức và cá nhân liên quan. Đảm bảo vốn đầu tư công được phân bổ đúng mục tiêu, kế hoạch đã đề ra, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng đúng quy định, tăng cường phòng chống lãng phí, tham nhũng và trục lợi vốn đầu tư công. Nếu có vi phạm cần phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo vốn đầu tư công được sử dụng hiệu quả, các dự án đầu tư công phát huy tối đa vai trò của mình trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Sáu là, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư công. Năng lực của cán bộ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của kế hoạch và quản lý vốn đầu tư công. Do đó, cần quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của công tác lập kế hoạch, quản lý và kiến thức chuyên môn, các chính sách liên quan với lĩnh vực này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

43 phút trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

43 phút trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

43 phút trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

43 phút trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước