meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vốn chủ sở hữu là gì? Cách tính vốn chủ sở hữu

Thứ hai, 05/09/2022-09:09
Vốn được biết là một trong những yếu tố vô cùng trọng yếu của những công ty, doanh nghiệp. Nguồn vốn này cần phải được khai báo đầy đủ trong những thông tin khi thành lập, vốn chủ sở hữu có thể thay đổi. Và điều đặc biệt là nguồn vốn này được huy động từ nhiều nơi khác nhau từ vốn chủ sở hữu hoặc nguồn vốn vay đều được chấp nhận. Vậy để có thể hiểu hơn về nguồn gốc vốn chủ sở hữu thì chúng ta cùng đi tìm hiểu kỹ hơn với bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu chắc hẳn là không còn quá xa lạ với chúng ta, sở hữu ở đây được hiểu là nó thuộc quyền của người đó, và vốn chủ sở hữu có nghĩa là số tiền mà khi một công ty giải thể, đóng cửa thì số tiền này sẽ được trả lại cho những cổ đông của công ty. Những với rất nhiều những điều kiện như mọi khoản nợ của công ty, mọi tài sản thanh lý đó đều đã được trả hết.


Vốn chủ sở hữu có nghĩa là số tiền mà khi một công ty giải thể, đóng cửa thì số tiền này sẽ được trả lại cho những cổ đông của công ty.
Vốn chủ sở hữu có nghĩa là số tiền mà khi một công ty giải thể, đóng cửa thì số tiền này sẽ được trả lại cho những cổ đông của công ty.

Vốn của chủ sở hữu của những công ty có những vai trò vô cùng quan trọng trong việc nắm bắt cũng như kiểm soát được tình hình sức khỏe tài chính của công ty và nó được thể hiện trong bảng cân đối kế toán của công ty cũng chính là một thước đo tài chính vô cùng phổ biến.

Nguồn vốn chủ sở hữu này không phải là những khoản nợ chính do vậy nó không có những nghĩa vụ phải thanh toán.

Đối với những công ty nhà nước thì vốn chủ sở hữu có nhiều những đặc điểm đặc biệt hơn một chút đó chính là những công ty nhà nước thì vốn hoạt động do nhiều nhà nước giao cũng như đầu tư thì nhà nước chính là chủ sở hữu vốn. Đối với những công ty tư nhân, doanh nghiệp liên doanh thì vốn chủ sở hữu là những cá nhân, tổ chức tham gia hùn vốn vào.

Phân biệt vốn chủ sở hữu cũng như vốn điều lệ

Đã có rất nhiều bạn nhầm lẫn giữa hai khái niệm cũng như không phân biệt được đâu là vốn điều lệ và đâu là vốn chủ sở hữu. Dưới đây sẽ là những hiểu biết tổng quát nhất về hai loại khái niệm này. Đầu tiên phải bắt đầu từ định nghĩa về chúng.

Vốn điều lệ là số vốn do thành viên, cá nhân trực thuộc công ty trực tiếp đóng vào khi thành lập công ty, số vốn này được quy định. Tài khoản để góp vốn có thể là tiền, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ đều có thể dùng vào góp vốn điều lệ.

Trong những bản báo cáo tài chính thì vốn này có tên là vốn cổ phần, từ số vốn điều lệ này nó là cơ sở xác định được tỷ lệ phần vốn góp. Từ số vốn điều lệ đó để xác định được tỷ lệ phần vốn góp để làm cơ sở cho việc phân chia quyền lợi cũng như lợi ích và nghĩa vụ của các cổ đông.

Nhưng sự khác biệt giữa số vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu có những khác biệt đó là vốn điều lệ là số vốn trên giấy tờ, đây chỉ là con số mà khi thành lập doanh nghiệp người thành lập sẽ kê khai số vốn điều lệ của công ty, mang tính chất đăng ký, trong trường hợp cổ đông nếu như chưa góp vốn đủ như đã cam kết thì lúc đó doanh nghiệp có thể sẽ mất đi khả năng thanh toán và có thể sẽ phải giải thể, những cổ đông có trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp đã đăng ký.


Nguồn vốn này được huy động từ nhiều nơi khác nhau từ vốn chủ sở hữu hoặc nguồn vốn vay đều được chấp nhận.
Nguồn vốn này được huy động từ nhiều nơi khác nhau từ vốn chủ sở hữu hoặc nguồn vốn vay đều được chấp nhận.

Qua những quá trình phát triển, vận hành của doanh nghiệp thì doanh thu của doanh nghiệp có thể tăng lên hoặc giảm đi khi đó sẽ làm cho chủ sở hữu sẽ thay đổi liên tục, trên thực tế thì vốn của chủ sở hữu qua quá trình hoạt động sẽ thường lớn hơn số vốn cổ phần.

Vốn chủ sở hữu bao gồm những gì?

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Được hiểu là vốn đóng góp của chúng của chủ sở hữu, những nhà đầu tư những vốn đóng góp này có thể là tổ chức, cá nhân. Đây là số vốn sở hữu thực tế của cổ đông, và số vốn này sẽ được quy định theo quy chuẩn của công ty, số vốn này được góp và ghi nhận theo giá cổ phiếu.

Lợi nhuận trong quá trình hoạt động sản xuất

Hằng năm, những công ty sẽ có một phần lợi nhuận do sản xuất kinh doanh có được, những phần lợi nhuận này đều sẽ được bổ sung vào phần vốn chủ sở hữu hằng năm theo những quy định của công ty, như vậy công ty kinh doanh có nhiều lợi nhuận thì số vốn chủ sở hữu của những người góp vốn trong công ty càng tăng lớn.

Chênh lệch đánh giá tài sản

Nguồn vốn chủ sở hữu còn xuất hiện khi chênh lệch đánh giá tài sản và điều này còn phản ảnh được việc chênh lệch do những đánh giá lại tài sản hiện có của doanh nghiệp. Từ những tài sản này mà doanh nghiệp từ bất động sản, hàng tồn kho, giá trị nhà đất của doanh nghiệp.

Nguồn khác

Ngoài những nguồn vốn kể trên mà doanh nghiệp sở hữu thì họ còn có rất nhiều hình thức kêu gọi vốn khác như vốn chủ sở hữu từ những nguồn như tài trợ, tăng lên thì những nguồn này đã được ghi rõ là chủ sở hữu.

Những công thức tính vốn chủ sở hữu


Vốn của chủ sở hữu của những công ty có những vai trò vô cùng quan trọng trong việc nắm bắt cũng như kiểm soát được tình hình sức khỏe tài chính của công ty.
Vốn của chủ sở hữu của những công ty có những vai trò vô cùng quan trọng trong việc nắm bắt cũng như kiểm soát được tình hình sức khỏe tài chính của công ty.

Để có thể tính được vốn của chủ sở hữu thì bạn cần phải hiểu rõ được những định nghĩa và đâu là vốn chủ sở hữu để từ đó có thể áp dụng được công thức, bạn hãy cần xác định rõ một số tài sản sau đây: Dựa vào bảng cân đối kế toán bạn có, cần xác định tổng tài sản của công ty.

Sau đó hãy xác định được tổng số nợ phải trả. Khi bạn đã xác định được đúng tổng hai số tiền bên trên thì bạn hãy thực hiện phép trừ bạn sẽ tính ra được số vốn chủ sở hữu.

Công thức tính vốn chủ sở hữu = Tài sản - Số nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu có những ý nghĩa gì?

Như những phân tích đã đề cập ở trên thì chúng ta đã thấy được vốn chủ sở hữu là yếu tố vô cùng quan trọng vì nó đại diện cho giá trị cổ phần của nhà đầu tư.

Mỗi một tổ chức, một công ty, một doanh nghiệp cần thiết nắm rõ vốn chủ sở hữu để có được những hướng đi, hướng phát triển. Vốn cổ đông có thể dương hoặc âm, nếu vốn dương thì công ty có đủ tài sản để có thể hoạt động kinh doanh cũng như thanh toán những khoản nợ của mình. Nếu như công ty đó có số vốn chủ sở hữu âm thì nếu như kéo dài thêm thì sẽ mất đi khả năng thanh toán, vì vậy nên công ty có thể sẽ dẫn tới phá sản.

Điều gì xảy tới nếu vốn chủ sở hữu giảm

Vốn chủ sở hữu có thể nói là một nguồn vốn của tổ chức, công ty, doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình hoạt động của công ty và khi đó khả năng xoay vòng vốn và đầu tư sản xuất kinh doanh, mở rộng ra thị trường sẽ suy giảm hơn, điều này khiến cho công ty sẽ bị thu hẹp đi quy mô.

Khi đó nếu như doanh nghiệp muốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh để có thể mở rộng thị trường thì doanh nghiệp bắt buộc sẽ phải đi vay nợ. Nguồn vốn vay của những doanh nghiệp hiện chính là những ngân hàng thương mại. Nếu như tình trạng này diễn ra trong một khoảng thời gian dài mà không có sự khắc phục thì số nợ sẽ ngày càng tăng thêm, dẫn tới tình trạng mất cân đối tài chính và việc này sẽ dẫn tới nguy cơ bị phá sản.

Những chuyên viên phân tích đầu tư sẽ thực hiện những đánh giá, phân tích tình hình kinh doanh của những doanh nghiệp theo những chỉ tiêu như chỉ số ICOR, chỉ số ROA, ROS, ROE để có thể đánh giá được mức độ khách quan. Nhiều nhà đầu tư cũng đã không bỏ qua những chỉ tiêu này trong quá trình đưa ra những quyết định thực hiện những giao dịch chứng khoán như đầu tư, mua và bán cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp đó bán hàng.


Mỗi một tổ chức, một công ty, một doanh nghiệp cần thiết nắm rõ vốn chủ sở hữu để có được những hướng đi, hướng phát triển.
Mỗi một tổ chức, một công ty, một doanh nghiệp cần thiết nắm rõ vốn chủ sở hữu để có được những hướng đi, hướng phát triển.

Một điều vô cùng quan trọng đó chính là cần phải biết rõ hằng năm, vốn chủ sở hữu sẽ được bổ sung thêm bằng những nguồn lợi nhuận từ những hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp và nếu như vốn chủ sở hữu giảm đi thì điều này cho thấy rằng doanh nghiệp hiện đang gặp những khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

Nếu như nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm thì doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn lợi nhuận này để có thể tái đầu tư trong việc mở rộng cũng như phát triển công ty. Việc hoạt động kinh doanh phát triển sẽ mang lại về rất nhiều lợi nhuận thì những cổ đông cũng sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải trích một phần lợi nhuận để có thể trả cho cổ tức.

So sánh giá trị vốn hóa và vốn của chủ sở hữu

Để có sánh được vốn chủ sở hữu cũng như giá trị vốn hóa thì chúng ta cần phải hiểu được rõ cách tính để từ đó có đủ những số liệu chi tiết để có thể tính toán được. Vốn chủ sở hữu ngoài cách tính ở trên thì chúng ta còn có thể tính theo giá trị của sổ sách cũng như giá trị trường. Trên thực tế thì vốn chủ sở hữu tính theo giá của thị trường có thể sẽ cao lên hoặc thấp đi hơn mức giá trị của sổ sách. Nếu công ty, doanh nghiệp đó niêm yết trên sàn chứng khoán thì việc tính toán sẽ càng dễ dàng hơn rất nhiều.

Công thức đó là: Giá thị trường (vốn hóa thị trường) = Tổng số cổ phiếu lưu hành x giá cổ phiếu.

Giá trị của sổ sách lớn hơn nhiều so với giá trị trường, với những trường hợp một công ty hiện đang giao dịch với giá thị trường thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách thì điều này có nghĩa là thị trường hiện đang mất niềm tin vào doanh nghiệp đó cũng như doanh nghiệp đó hiện đang gặp phải rất nhiều thách thức và khó khăn và những khó khăn đó sẽ làm cho doanh nghiệp gặp phải nhiều bất lợi, điều này sẽ xảy ra trong một khoảng thời gian cụ thể.


Vốn cổ đông có thể dương hoặc âm.
Vốn cổ đông có thể dương hoặc âm.

Giá trị của thị trường lớn hơn giá trị của sổ sách thì điều này cho thấy rằng công ty bạn đang có rất nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển và hiện đang trên đà vươn lên. Trên thị trường chứng khoán ghi nhận rằng bạn có giá trị trường lớn hơn giá trị sổ sách. Điều này phần nào tạo ra được thuận tiện cho sự phát triển công ty, dễ dàng kêu gọi được góp vốn hơn

Với trường hợp giá trị sổ sách bằng giá của thị trường thì điều này sẽ làm khó cho thị trường, không hề có bất cứ một căn cứ nào xác định được công ty đó tốt hay xấu.

Hy vọng với bài viết trên đây đã trả lời cho thắc mắc của bạn rằng vốn chủ sở hữu là gì? Từ đó bạn có thể tính được vốn chủ sở hữu một cách đơn giản hơn, đầu tư đúng hơn cũng như có được hướng phát triển đúng nhất cho công ty.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước