meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bán thành phẩm là gì? Khái niệm và cách tính giá bán thành phẩm

Thứ hai, 05/09/2022-09:09
Thuật ngữ bán thành phẩm là gì? Trong giai đoạn sản xuất hàng hóa, các sản phẩm phải trải qua rất nhiều giai đoạn khác nhau. Không chỉ tồn tại ở khái niệm thành phẩm, là sản phẩm đã hoàn thiện, được nhập kho và đưa vào thị trường tiêu thụ. Chúng ta còn biết đến một thuật ngữ khác chính là bán thành phẩm. Cùng chúng tôi tìm hiểu về thuật ngữ này và đưa ra một vài ví dụ cụ thể để biết rõ hơn về khái niệm này trong bài viết dưới đây nhé.

Bán thành phẩm là gì?

Khái niệm

Bán thành phẩm là một khái niệm quen thuộc trong việc sản xuất hàng hóa và là bước thu chi quan trọng trong khâu kế toán. Thuật ngữ này được hiểu đơn giản là các sản phẩm được sản xuất nhưng chưa được hoàn thiện, tuy nhiên vẫn chiếm một khoản chi phí ban đầu đã bỏ ra. Vì là sản phẩm chưa hoàn thiện nên không thể bán hoặc đưa vào sử dụng được.


Bán thành phẩm là gì?
Bán thành phẩm là gì?

Mặc dù là sản phẩm còn dở dang, nhưng bán thành phẩm vẫn được ghi nhận vào danh mục hàng tồn kho. Sau đó tiếp tục được đem đi để thực hiện khâu sản xuất cuối cùng và trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh. 

Trong kế toán, bán thành phẩm được quy định tại khoản 155, là tài sản của doanh nghiệp. Nhưng chưa được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm và nhập kho.

Ý nghĩa trong tiếng Anh của bán thành phẩm là gì? 

Trong Tiếng Anh, một thành phẩm hoàn chỉnh là Finished goods hay Finished products. Vậy nên, đối với cụm từ “bán thành phẩm” chúng ta chỉ cần thêm vào đó từ “Semi“ ở phía trước. Semi là một tiền tố thường được đặt trước danh từ hoặc cụm danh từ. Theo nghĩa tiếng Việt thì semi nghĩa là một nửa. Vì vậy, trong tiếng anh, bán thành phẩm có thể đọc là Semi-finished products.


Bánh ngọt chưa chín gọi là bán thành phẩm bánh ngọt 
Bánh ngọt chưa chín gọi là bán thành phẩm bánh ngọt 

So sánh sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn chỉnh

Trong quy trình sản xuất, để tạo ra một đơn vị hàng hóa, thì phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau. Để trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chúng sẽ được gia công từ nguyên vật liệu đầu vào, cho đến các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và được thực hiện các khâu sản xuất cuối cùng thì sản phẩm đó mới được nhập kho và đưa ra thị trường tiêu thụ. Cùng so sánh điểm giống và khác nhau của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và sản phẩm hoàn chỉnh.

Giống nhau

Điểm giống nhau của 3 loại này là doanh nghiệp đều phải bỏ ra một khoản chi phí về nguyên vật liệu đầu vào, nhân công và phải tiến hành thực hiện khâu sản xuất thì mới tạo ra được các loại sản phẩm nói trên.


Điểm chung là doanh nghiệp đều phải bỏ ra chi phí nguyên liệu đầu vào
Điểm chung là doanh nghiệp đều phải bỏ ra chi phí nguyên liệu đầu vào

Khác nhau

Sự khác nhau nổi bật giữa 3 loại này chính là giai đoạn. Sản phẩm dở dang được tạo ra đầu tiên, sau đó đến bán thành phẩm và cuối cùng sẽ là thành phẩm. 

Bán thành phẩm là sản phẩm đã hoàn thiện theo từng giai đoạn. Nếu như được sản xuất trong giai đoạn 1 mà sản phẩm đó vẫn chưa tạo ra được bán thành phẩm, thì đó được gọi là sản phẩm dở dang. 

Sản phẩm cuối cùng là sản phẩm đã hoàn thiện tất cả các giai đoạn nhỏ, là sự hoàn thiện của bán thành phẩm, được nhập kho và đưa ra thị trường để tiêu thụ và tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.


Thành phẩm là sản phẩm đã được hoàn thiện từ các giai đoạn nhỏ 
Thành phẩm là sản phẩm đã được hoàn thiện từ các giai đoạn nhỏ 

Cách tính giá bán thành phẩm là gì?

Công thức tính giá bán thành phẩm là gì? Vì bán thành phẩm được tạo ra theo nhiều giai đoạn khác nhau. Nên chúng sẽ có công thức tính riêng cho từng giai đoạn.

Công thức tính giá bán thành phẩm

Bán thành phẩm thu được sau mỗi công đoạn đều phải có số liệu về giá thành. Giá thành sẽ bao gồm chi phí sản xuất phát sinh trong công đoạn đó, cộng với giá thành của bán thành phẩm liền kề trước đó được sản xuất. 

Tuy nhiên, để cho ra được kết quả chính xác nhất về giá thành của các bán thành phẩm từ công đoạn 2 trở đi, thì phải áp dụng công thức tính giá thành của phương pháp tính giá thành sản phẩm phân bước:

Công đoạn sản xuất 1

Giá thành bán thành phẩm của công đoạn sản xuất 1 được tính theo công thức sau:

ZNTP(1) = DDK(1) + C(1) – DCK(1)

Trong đó:

ZNTP(1): là tổng giá bán thành phẩm của công đoạn sản xuất 1

DDK(1): là chi phí dở dang kỳ đầu của công đoạn 1

C(1): Các chi phí phát sinh trong công đoạn 1, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung.

DCK(1): Chi phí dở dang cuối kỳ của công đoạn sản xuất 1


Mỗi công đoạn ta sẽ có cách tính giá bán thành phẩm riêng
Mỗi công đoạn ta sẽ có cách tính giá bán thành phẩm riêng

Đây là công thức dùng để tính tổng giá chung cho bán thành phẩm ở giai đoạn 1. Nếu bạn muốn biết giá thành cụ thể cho từng đơn vị bán thành phẩm, hãy thực hiện tiếp công thức sau:

Z đơn vị NTP(1) = ZNTP(1) / QTP(1) 

Trong đó:

Z đơn vị NTP(1): giá thành bán thành phẩm cho 1 đơn vị sản phẩm ở công đoạn 1.

QTP(1): số bán thành phẩm hoàn thành sau khi kết thúc giai đoạn 1.

ZNTP(1): tổng giá bán thành phẩm của công đoạn 1.

Từ công đoạn thứ 2 trở đi

Nếu bán thành phẩm được sản xuất từ công đoạn thứ 2 trở đi, thì giá bán được tính theo công thức sau:

ZNTP(n) = ZNTP(n-1)+ DDK(n) + C(n) – DCK(n)

Trong đó:

ZNTP(n): Tổng giá thành bán thành phẩm sản xuất ở công đoạn thứ n.

ZNTP(n-1): Là tổng giá thành bán thành phẩm sản xuất ở giai đoạn trước giai đoạn thứ n.

DDK(n): Chi phí dở dang đầu kỳ của giai đoạn n.

C(n): Chi phí phát sinh trong công đoạn n, bao gồm: chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

DCK(n): Chi phí dở dang cuối kỳ của giai đoạn n.


Từ công đoạn sản xuất thứ 2 trở đi ta sẽ có công thức tính khác 
Từ công đoạn sản xuất thứ 2 trở đi ta sẽ có công thức tính khác 

Để tính giá thành của một đơn vị bán thành phẩm ở giai đoạn thứ n, chúng ta cũng sẽ sử dụng công thức tương tự:

Z đơn vị NTP(n) = ZNTP(n) / QTP(n) 

Z đơn vị NTP(n): Giá thành bán thành phẩm cho 1 đơn vị sản phẩm ở giai đoạn n.

QTP(n): Số bán thành phẩm hoàn thành sau khi kết thúc giai đoạn n.

ZNTP(n): Tổng giá bán thành phẩm của giai đoạn sản xuất n.


Ta có tổng cộng 4 công thức tính giá của bán thành phẩm theo từng giai đoạn sản xuất
Ta có tổng cộng 4 công thức tính giá của bán thành phẩm theo từng giai đoạn sản xuất

Lời kết

Thông qua bài viết hy vọng bạn sẽ hiểu được ý nghĩa và bản chất của bán thành phẩm là gì. Bán thành phẩm là một thuật ngữ quan trọng trong hệ thống tài khoản của kế toán. Vậy nên, các doanh nghiệp cần xác định đúng và chính xác giá trị của từng bán thành phẩm để có thể tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên đã đem lại cho bạn những thông tin hữu ích về thuật ngữ này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Chưa gỡ được "nút thắt" nguồn cung thì người dân vẫn khó mua được nhà

1 ngày trước

Đánh thuế chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ: Cần xem xét thấu đáo từ mọi góc độ

1 ngày trước

Môi giới không được giới thiệu cho khách hàng bất động sản do chính mình sở hữu

1 ngày trước

Bitcoin trượt về mức 90.000 USD, cơn “sốt” tiền điện tử đang hạ nhiệt

2 ngày trước

Huawei chính thức ra mắt hệ điều hành mới, "đoạn tuyệt" với android

2 ngày trước