meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Current ratio là gì? Hướng dẫn cách tính và ý nghĩa của tỷ số thanh toán ngắn hạn

Thứ năm, 27/10/2022-14:10
Current ratio là một thuật ngữ đang ngày càng trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với một số người thì thì đây là một cụm từ khá xa lạ. Vậy Current ratio là gì ? Được tính như thế nào và ý nghĩa của nó trong các doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Định nghĩa Current ratio là gì?

Current ratio hay còn gọi là tỷ số thanh toán hiện hành hoặc tỷ lệ thanh toán ngắn hạn. Chỉ số này cho biết tỉ số giữa tài sản lưu động hiện có và nợ ngắn hạn, từ đó phản ánh được khả năng hiện tại của các doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đó.

Có nghĩa là current ratio sẽ cho biết được cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng nợ ngắn hạn để thanh toán.

Một doanh nghiệp sẽ có một khoảng thời gian giới hạn để có thể huy động vốn trả cho những khoản nợ ngắn hạn. Các tài sản lưu động có thể kể đến như tiền và các khoản tương đương tiền, hoặc chứng khoán bán được dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong ngắn hạn.

Vì vậy, các doanh nghiệp có số lượng tài sản lưu động lớn hơn sẽ dễ dàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi chúng đến hạn mà không phải bán bớt các tài sản dài hạn dùng để tạo ra doanh thu.


Current ratio hay còn gọi là tỷ số thanh toán hiện hành
Current ratio hay còn gọi là tỷ số thanh toán hiện hành

Ý nghĩa của tỷ số thanh toán nhanh Current ratio

Chỉ số thanh toán nhanh Current ratio sẽ cho ta biết được khả năng tài chính ngắn hạn như tiền mặt, các khoản công nợ treo cần thu hồi để định hình khoản kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỉ số thanh toán càng cao thì doanh nghiệp càng có nhiều khả năng để thanh toán được các khoản nợ. Ngược lại, tỉ số hiện hành lớn hơn hay nhỏ hơn 1, chứng tỏ hiện tại doanh nghiệp đang gặp khó khăn, và có chậm trễ trong việc thanh toán các khoản thanh toán tài chính và có khả năng cao là không thanh toán được khoản nợ khi đến hạn.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp cũng không thể nói rằng doanh nghiệp sẽ phá sản bởi vì họ còn có thể huy động được từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Vì vậy, cũng không nên thể chỉ dựa váo chỉ số này để phán đoán và đánh giá sự phát triên của một doanh nghiệp.


Current ratio sẽ cho ta biết được khả năng tài chính ngắn hạn
Current ratio sẽ cho ta biết được khả năng tài chính ngắn hạn

Tỷ số Current ratio được tính như thế nào? 

Tỷ số thanh toán hiện hành Current ratio được tính ra bằng cách lấy giá trị tài sản ngắn hạn trong một thời kỳ nhất định chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả cùng kỳ:

Tỉ số thanh khoản hiện hành (Rc) = Giá trị tải sản ngắn hạn / Giá trị nợ ngắn hạn

Như đã được đề cập đến ở trên, nếu tỷ số này lớn hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp sẽ có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Ngược lại, nếu tỷ số nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản ngắn hạn để có thể thanh toán các khoản nợ sắp đến hạn phải trả.

Về mặt lý thuyết, tỉ lệ Current ratio càng cao thì doanh nghiệp càng có khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, khi tỉ lệ này quá cao, có thể cho thấy rằng doanh nghiệp đã không sử dụng tài sản ngắn hạn của mình một cách hiệu quả, hoặc không quản lý tốt nguồn vốn lưu động.

Khi đánh giá tình hình thanh khoản của doanh nghiệp, đa số người phân tích thường thực hiện phép so sánh tỷ số thanh khoản của một doanh nghiệp với tỷ số thanh khoản bình quân của toàn ngành mà doanh nghiệp đó tham gia.


Current ratio càng cao thì doanh nghiệp càng có khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ ngắn hạn
Current ratio càng cao thì doanh nghiệp càng có khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ ngắn hạn

Yếu tố tác động đến quá trình phân tích tỷ số Current ratio

Khi phân tích tỷ số thanh toán Current ratio của các doanh nghiệp, thông thường người phân tích cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có các yếu tố quan trọng sau:

Điểm nổi bật của doanh nghiệp

Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp sẽ có những điểm riêng biệt khác nhau. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp nên tạo ra một quy chuẩn riêng cho công ty mình. Làm như vậy thì  mỗi doanh nghiệp sẽ có giá trị khác biệt trong các tỷ số thanh toán nhanh Current ratio.

Xu hướng phát triển của doanh nghiệp

Đặc biệt trước khi phân tích, các nhà phân tích cần phải cân nhắc mức biến động theo thời gian một cách dễ dàng nhất. Bởi vì tùy thuộc vào khuynh hướng thay đổi của thị trường mà tỷ số Current Ratio sẽ thay đổi theo xu hướng đó.

Vì vậy, các doanh nghiệp lưu ý nên thực hiện phép so sánh từng năm các chỉ số để nắm bắt các khuynh hướng cụ thể. Từ đó, cho ra các tỷ số thanh toán nhanh chính xác nhất.


Xu hướng phát triển của doanh nghiệp
Xu hướng phát triển của doanh nghiệp

Trình bày các tỷ số Current Ratio một cách cẩn thận

Thông thường, tỷ số Current ratio sẽ bị che đậy bởi các giá trị thật sự trong bảng cân đối tài sản. Bởi vì các khoản mục chịu nhiều tác động từ cách thống kê mang tính hình thức. Do đó, các doanh nghiệp cần trình bày cẩn thận các tỷ số Current ratio để đạt được hiệu quả tốt nhất.

So sánh với tỷ số Current ratio của đối thủ

Để có được kết luận cuối cùng về các vấn đề của doanh nghiệp thì trước đó các chủ doanh nghiệp phải tìm ra sự khác nhau giữa các tỷ số Current ratio.

Ví dụ như khả năng tài chính, vị thế của công ty mình với đối thủ như thế nào. Để qua đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những kế hoạch phát triển một cách phù hợp nhất.

Hạn chế của tỷ số Current ratio

Tỉ lệ thanh toán hiện hành của một doanh nghiệp tại một thời điểm bất kỳ chỉ là một bức ảnh chụp nhanh, vì vậy, nó không phản ánh chính xác tính thanh khoản hoặc khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Ví dụ, một công ty có tỉ lệ thanh toán hiện hành rất cao, nhưng các khoản phải thu của công ty có thể có từ rất lâu do khách hàng của công ty thanh toán chậm, hay là hàng tồn kho do lỗi mốt và lạc hậu nên rất khó để tiêu thụ. Vì vậy, các nhà phân tích cũng phải nên xem xét chất lượng của các tài sản ngắn hạn của công ty khi xem xét chỉ số này.

Sự kết hợp giữa Current ratio và Quick ratio

Nếu như chỉ dựa vào tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn thì sẽ không thể nào đưa ra được kết luận chắc chắn về tình hình tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đó chính là lý do tại sao chỉ số quick ratio xuất hiện và bổ trợ cho chỉ số Current ratio. 

Quick ratio chính là tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đối với các khoản nợ ngắn hạn.

Nếu như Current ratio có cách tiếp cận khái quát hơn đó là tính toán dựa trên tất cả tài sản ngắn hạn hiện có của công ty thì Quick ratio lại có thể tiếp cận sâu hơn vào tài sản ngắn hạn nhưng cụ thể là các tài sản liên quan đến tiền mặt và các khoản tương đương tiền, các tài sản có tính thanh khoản cao.

Điều đó có nghĩa là các tài sản khác của công ty như hàng tồn kho hay đầu tư tài chính sẽ không được dùng để tính Quick ratio. 

Chính vì thế, trong trường hợp doanh nghiệp cần tính chính xác về khả năng thanh toán nợ trong một khoảng thời gian gấp gáp thì nên sử dụng tỷ số thanh toán nhanh.

Từ đó, doanh nghiệp có thể đề ra được hướng đi tiếp theo nhằm thanh toán được toàn bộ nợ ngắn hạn nếu như tỷ số thanh toán nhanh quá thấp. 


Quick ratio xuất hiện và bổ trợ cho chỉ số Current ratio 
Quick ratio xuất hiện và bổ trợ cho chỉ số Current ratio 

Lời kết 

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi chỉ số Current Ratio là gì. Để có những kiến thức về quản trị và chỉ số tài chính nhằm xác định được doanh nghiệp của mình đang đứng đâu, những bài viết chia sẻ của chúng tôi hy vọng sẽ giúp rất nhiều cho các bạn trở thành những nhà quản lý xuất sắc tương lai.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

6 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

6 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

6 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

6 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

6 giờ trước