CBM là gì? Cách tính CBM thông dụng nhất
BÀI LIÊN QUAN
Custom clearance là gì? Những thông tin cần biết để hoàn thành thủ tục thông quan hải quanConsignee là gì? Giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến consigneeCBM là gì?
CBM – viết tắt của cụm từ “Cubic Meter” trong Tiếng Việt có nghĩa là mét khối. Đây là đơn vị được dùng để đo kích thước, khối lượng của kiện hàng từ đó nhà vận chuyển trước khi được vận chuyển bằng các phương tiện khác nhau (hàng không, tàu biển hoặc container...), CBM sẽ được áp dụng để tính chi phí vận chuyển.
Người vận chuyển có thể áp dụng quy đổi trọng lượng (kg) sang CBM (m3) để áp dụng tính chi phí vận chuyển cho các mặt hàng tùy thuộc vào trọng lượng nặng hay nhẹ khác nhau.
Vai trò của CBM là gì trong xuất nhập khẩu?
CBM là ký hiệu được sử dụng trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa hoặc xuất nhập khẩu hàng hóa và được thông dụng trong giao thông đường bộ, hàng không và đường thủy. Các công ty vận tải hàng hóa sử dụng CBM để tính toán khối lượng lô hàng và sau đó sử dụng các thông số chính xác để làm cơ sở tính toán giá cước.
CBM đóng vai trò rất quan trọng trong vận chuyển đường biển và hàng không. Cubic Meter giúp công ty vận chuyển tính toán lượng hàng hóa cần vận chuyển trong một chuyến đi.
Ngoài ra, số khối CBM giúp nhân viên giao nhận đo đạc được vị trí của hàng hóa trong container hay trong khoang máy bay, sao cho chiếm diện tích nhỏ nhất có thể, chở được số lượng hàng lớn nhất trong một chuyến, tiết kiệm thời gian vận chuyển.
Công thức tính CBM là gì?
CBM = (C x D x R) x (SL)
Trong đó có:
- C là chiều cao
- D là chiều dài
- R là chiều rộng
- SL là số lượng hàng hóa
- CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện
Nếu có nhiều kiện hàng với thước khác nhau, bạn cần tính CBM từng kiện hàng, sau đó cộng tất cả CBM tính được để có CBM tổng.
Trước khi muốn tính CBM theo công thức thì các đơn vị của chiều dài, chiều rộng, chiều cao cần được quy đổi thành đơn vị mét (m). Do đó, kết quả của CBM sau khi tính toán sẽ có đơn vị là mét khối (m3).
CBM cần chú ý gì? Cách quy đổi CBM - Kg
Đối với từng quốc gia, khu vực mà mỗi doanh nghiệp vận chuyển sẽ có mức quy đổi khác nhau. Vì vậy, trước khi đồng ý gửi hàng với công ty vận chuyển quý khách nên suy nghĩ kỹ và hỏi xem chi phí hàng gửi của bạn sẽ được tính như thế nào?
1 CBM = ? Kg. Sau khi tính toán xong, nhà vận chuyển sẽ chuyển đơn vị CBM sang ki-lô-gam để tính chi phí vận chuyển hàng hóa nhưng tùy thuộc vào phương thức vận chuyển mà cách quy đổi cũng sẽ khác nhau:
- Vận chuyển đường bộ: 1CBM = 333 Kg.
- Vận chuyển đường hàng không: 1CBM = 167 Kg.
- Vận chuyển đường biển: 1CBM = 1000Kg.
Mục đích của việc chuyển đổi từ CBM sang ki-lo-gam (kg) là giúp các đơn vị vận chuyển tính toán phí vận chuyển một cách dễ dàng và độ chính xác cao nhất. Điều này giúp cho quá trình vận chuyển diễn ra thuận lợi và không bị thất thoát.
Do đó, người ta buộc phải chuyển đổi từ CBM sang kg để so sánh giữa trọng lượng thực và trọng lượng sau khi chuyển đổi. Nếu trọng lượng nào cao hơn thì sẽ dựa vào đó để tính chi phí vận chuyển.
Trong xuất nhập khẩu cách tính của CBM là gì?
Tính CBM phụ thuộc vào đường vận chuyển hàng hóa mà có cách tính chi phí riêng.
Cách tính CBM hàng không
CBM hàng không là đơn vị mét khối (m3) áp dụng cho các hàng hóa vận chuyển bằng máy bay. Vì thế, theo quy đổi ở trên thì 1CBM = 167kg. Để tính cước vận chuyển hàng bằng đường hàng không thì bạn nên biết được trọng lượng thể tích của hàng hóa đó.
Ví dụ: Bạn đang muốn vận chuyển lô hàng bằng đường hàng không với những thông tin dưới đây:
Vận chuyển 9 kiện hàng, mỗi kiện có trọng lượng là 97kg.
Kích thước của từng kiện là 87cm x 91cm x 98 cm.
Để tính được chi phí thì bạn nên làm các bước sau:
- Bước 1: Tính tổng trọng lượng hàng hóa: Tổng trọng lượng của 9 kiện hàng là 873kg.
- Bước 2: Tính thể tích của hàng hóa theo m3 (CBM).
- Kích thước một kiện hàng là 87 x 91 x 98 (cm).
- Đổi sang kích thước kiện hàng theo mét là 0,87 x 0,91 x 0,98 (m).
- Vì thế, thể tích của 9 kiện hàng là CBM = (0,87 x 0,91 x 0,98) x 9 kiện hàng = 6,9827 (m3).
- Bước 3: Đổi từ CBM sang trọng lượng (kg) của 9 kiện hàng trên: 6,9827 CBM = 1166 kg.
- Bước 4: So sánh CBM và trọng lượng của các kiện hàng, giá trị của đơn vị nào lớn hơn thì lấy giá trị đó để để xác định chi phí vận chuyển.
- CBM = 1166 Kg.
- Trọng lượng = 873 Kg.
- Vì thế, tính toán giá cước dựa vào CBM = 1166 Kg.
Cách tính CBM đường biển
CBM hàng hải dành để tính giá cước vận chuyển hàng hóa đi bằng đường biển. Do đó, khi vận chuyển hàng bằng đường biển, bạn cần chuyển đổi 1CBM = 1000kg, từ đó việc tính phí vận chuyển hàng hải dễ dàng hơn.
Ví dụ: Vận chuyển lô hàng bằng đường biển gồm có 7 kiện với kích thước mỗi kiện là 115 x 96 x 136 (cm) và trọng lượng của mỗi kiện là 766kg.
Để tính giá cước vận chuyển lô 7 kiện đường biển thì bạn nên tính theo các bước sau:
- Bước 1: Tính tổng trọng lượng của 7 kiện hàng: 766 x 7 = 53629 (kg).
- Bước 2: Tính CBM 7 kiện hàng.
- Kích thước mỗi kiện theo cm là 115 x 96 x 136 (cm).
- Kích thước mỗi kiện hàng theo mét là 1,15 x 0,96 x 1,36 (m).
- CBM = (1,15 x 0,96 x 1,36) x 7 = 10,51 (m3).
- Bước 3: Tính trọng lượng hàng theo CBM: 10,51 x 1000 = 10510 (Kg).
- Bước 4: So sánh CBM và trọng lượng thực tế của các kiện hàng. Số nào lớn hơn thì tính toán chi phí theo số đó. Như vậy, tính cước cho kiện hàng vận chuyển đường biển theo CBM.
Cách tính CBM đường bộ
CBM đường bộ được tính chi phí vận chuyển đường bộ. Trọng lượng theo CBM được tính như: 1CBM = 333kg.
Ví dụ: Tính chi phí hàng di chuyển bằng đường bộ với kích thước là 113 x 97 x 151 (cm) và trọng lượng từng kiện hàng là 965kg.
Tính giá cước theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Tính tổng trọng lượng của 8 kiện hàng 965 x 8 = 7720 (Kg).
- Bước 2: Tính CBM 8 kiện.
- Đổi kích thước kiện hàng tha thành mét là 1,13 x 0,97 x 1,51 (m).
- Tính CBM = (1,13 x 0,97 x 1,51) x 8 = 13,240888 (m3).
- Bước 3: Chuyển đổi trọng lượng từ CBM với hàng đi đường bộ: 13,240888 CBM x 333 = 4409 (kg).
- Bước 4: So sánh trọng lượng từ CBM và trọng lượng tổng kiện hàng. Nếu ta thấy CBM thấp hơn thì tính chi phí theo trọng lượng.
Tính thể tích hàng hóa trong mỗi Container
Việc sắp xếp vị trí hàng hóa trong container là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chi phí vận chuyển có tối ưu hay không. Nếu hàng hóa đóng trong container chưa đầy hoặc thiếu chỗ thì chi phí vận chuyển sẽ tăng cao và gặp khó khăn trong giao hàng.
Do đó, khi vận chuyển hàng hóa thì người vận chuyển cùng với nhà sản xuất hàng hóa tính toán khối lượng hàng hóa khi đóng vào container tương ứng, nhằm tránh tình trạng quá nhiều hoặc quá ít chỗ trong container.
Container ngày nay có nhiều kiểu dáng khác nhau, từ container 20 'đến 40'. Tùy theo loại container và kích thước, cách tính số lượng hàng trong container khác nhau như sau:
- Số lượng hàng container 20 feet (thể tích là 33,2m3): 33,2/thể tích kiện hàng (m3).
- Số lượng hàng container 20 feet lạnh (thể tích là 28,4m3): 28,4/thể tích kiện hàng (m3).
- Số lượng hàng container 40 feet thường (thể tích là 67,6m3): 67,6/thể tích kiện hàng (m3).
- Số lượng hàng container 40 feet cao (thể tích là 76,3m3): 76,3/thể tích kiện hàng (m3).
- Số lượng hàng container 40 feet lạnh (thể tích là 67,0m3): 67,0/thể tích kiện hàng (m3).
Lời kết
Bài viết trên đây, chúng tôi đã giúp bạn biết được CBM là gì đúng không? Ngoài ra chúng tôi cũng cung cấp cho người đọc những cách tính CBM được áp dụng theo công thức như thế nào? Bài viết này tuy ngắn gọn và đơn giản nhưng hy vọng chúng tôi đã có thể giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn về CBM.