meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Consignee là gì? Giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến consignee

Thứ năm, 27/10/2022-11:10
Consignee (thường được viết tắt là cnee) là một thuật ngữ xuất hiện rất nhiều trong đời sống hằng ngày, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Thế nhưng không phải ai cũng biết chính xác từ này có nghĩa là gì. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi như consignee là gì, cnee là gì và các vấn đề liên quan khác.

Tìm hiểu consignee là gì và các khái niệm liên quan

Consignee là gì?

Consignee thường được biết đến với cái tên viết tắt là cnee, có nghĩa là người nhận hàng hóa. Tuy nhiên nó cũng có thể hiểu là người mua hàng trong trường hợp vận đơn đích danh. Consignee chính là người nhận của đơn hàng, lô hàng. Đồng thời cũng là người có vai trò rất quan trọng, ít nhất là trong một lĩnh vực nào đó. 

Bạn có thể hiểu đơn giản vận đơn đích danh là đơn hàng ghi rõ họ tên, tuổi tác, địa chỉ, số điện thoại của người nhận hàng. Người vận chuyển sẽ dựa vào địa chỉ này để giao hàng cho cnee. Đơn hàng này phải tuân thủ quy định của pháp luật và không thể chuyển nhượng tự do.

Tuy nhiên cnee chỉ có thể hiểu là người mua hàng đối với vận đơn đích danh, còn đối với vận đơn vô danh thì thuật ngữ sẽ có nghĩa khác. Trái ngược với vận đơn đích danh, vận đơn vô danh là đơn hàng không có các thông tin về người nhận như địa chỉ, họ tên,... 

Đối với những đơn hàng này thì bất kỳ ai cầm vận đơn đều có thể nhận hàng được. Đồng thời các đơn hàng vô danh sẽ không tuân thủ theo quy định của pháp luật, các điều khoản thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc vận đơn có thể chuyển nhượng hay trao tay một cách bình thường.


Consignee là gì và cnee là gì?
Consignee là gì và cnee là gì?

Một vài khái niệm khác liên quan đến consignee

Sau khi trả lời câu hỏi consignee là gì thì chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thuật ngữ thường thấy khi đi kèm với consignee. Việc này sẽ giúp bổ sung vốn từ cho bạn, đảm bảo bạn không gặp khó khăn khi bắt gặp những thuật ngữ này.

Thuật ngữ đầu tiên chính là ultimate consignee. Đây cũng là một từ ngữ được dùng để chỉ về một đối tượng nhận hàng. Tuy nhiên đối tượng nhận hàng này phải là người cuối cùng của lô hàng, không phải là đại lý. Intermediate consignee có nghĩa tiếng việt là nhận hàng trung gian. Same as consignee được dùng với mục đích miêu tả ai đó như người nhận hàng. 

Bên cạnh đó còn có một số thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mà bạn nên biết như:

  • Supplier là một cái tên khác của seller, đều mang nghĩa là nhà cung cấp. Tuy nhiên nếu sử dụng supplier thì hàm nghĩa sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn, quy mô rộng hơn.
  • Factory hay Wear house: đều có nghĩa là nhà máy, kho hàng, nơi sản xuất ra các sản phẩm.
  • Carrier: Là những người làm bên vận chuyển hàng hóa từ cảng hay nơi sản xuất đến địa điểm cần tới.
  • Forwarder: là người thu xếp cho hoạt động vận chuyển. Bạn có thể hiểu đơn giản đây là những người chuyên gom hàng, bốc dỡ hàng, đóng gói,...

Một số thuật ngữ liên quan đến consignee
Một số thuật ngữ liên quan đến consignee

Cách phân biệt shipper - consignee và seller - buyer

Mặc dù đã biết được consignee là gì nhưng vẫn còn rất nhiều người nhầm lẫn từ này với những từ khác. Cụ thể là shipper - consignee và seller - buyer. 

Shipper và consignee hay seller và buyer đều có nghĩa tương đương nhau, đều chỉ về người giao hàng và người nhận hàng. Chính vì vậy các khái niệm thường đi kèm nhau trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như thế này rất dễ gây nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Từ đó sẽ gây ra khó khăn trong quá trình làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Vậy làm thế nào để phân biệt các cặp từ này?

Để phân biệt được 4 thuật ngữ trên thì ta cần phải biết chính xác những từ ngữ đó được dùng trong hoàn cảnh nào, có chức năng gì. 


Làm thế nào để phân biệt shipper - consignee và seller - buyer
Làm thế nào để phân biệt shipper - consignee và seller - buyer

Bật mí cách phân biệt shipper - consignee và seller - buyer

Mỗi một từ ngữ sẽ gắn với một hoàn cảnh nhất định. Do đó bạn có thể dựa vào điều này để phân biệt chúng. Chẳng hạn như trong hợp đồng ngoại thương chúng ta sẽ sử dụng Seller và Buyer để chỉ 2 chủ thể rõ ràng. Thế nhưng trong chứng từ vận đơn ta lại sử dụng thuật ngữ Shipper và Consignee. 

Vì sao lại có sự khác nhau này? Chúng ta đều biết hoạt động mua bán xuất nhập khẩu thực chất là sự trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán. Do đó, ở những nghiệm vụ với các loại chứng từ khác nhau thì người mua và người bán sẽ có những tên gọi khác nhau. Ví dụ phía trên chính là một chứng minh. 

Ngoài ra còn có một số ví dụ khác giúp bạn dễ hiểu hơn về vấn đề này:

  • Trong hợp đồng mua bán, người ta sẽ sử dụng thuật ngữ Seller hoặc Export có nghĩa là nhà xuất khẩu để chỉ người bán.
  • Hay khi phát hành LC thanh toán trong ngân hàng, người bán sẽ được biết đến với tên gọi khác là Beneficiary - người thụ hưởng, người mua sẽ được gọi là Remitter – người thanh toán hay người trả tiền.
  • Trong trường hợp vận chuyển hàng hóa hóa đơn Bill of Lading thì người bán sẽ là shipper còn người mua sẽ là consignee.

Cách phân biệt shipper - consignee và seller - buyer
Cách phân biệt shipper - consignee và seller - buyer

Một số lưu ý khi phân biệt shipper - consignee và seller - buyer

Qua những thông tin trên ta sẽ thấy rằng mặc dù chỉ đóng vai trò là người mua hoặc người bán thế nhưng ở những hoàn cảnh khác nhau sẽ có những cách gọi khác nhau. 

Tuy nhiên không phải lúc nào người bán cũng có đầy đủ chức năng như một nhà sản xuất. Nguyên nhân có thể là vì doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa để buôn bán chỉ có nhiệm vụ xuất khẩu khi ở trong các trường hợp sau:

  • Thành lập đăng ký kinh doanh thành công.
  • Khi đăng ký kinh doanh có đăng ký mục hàng cần xuất khẩu và đã có chức năng xuất khẩu.
  • Trang bị đầy đủ các kiến thức nghiệp vụ về xuất nhập khẩu để trực tiếp tổ chức lô hàng.
  • Có đầy đủ các giấy phép cần thiết để chứng minh chất lượng, cấu tạo, bảng thành phần và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Mỗi một doanh nghiệp khi tìm được đối tác nhập khẩu hàng hóa đều mong muốn được nhanh chóng xuất hàng cho bên mua. Thế nhưng có rất nhiều trường hợp vì thủ tục xuất khẩu hàng hóa nên thời gian giao hàng chậm hơn rất nhiều so với dự kiến. Nếu bạn đang trong tình huống này thì việc bạn cần làm là nhờ bên thứ 3 làm dịch vụ gửi hàng, để chắc chắn hơn thì bạn có thể thuê dịch vụ ủy thác, vận tải, cước,...


Một vài lưu ý bạn cần biết khi phân biệt các thuật ngữ
Một vài lưu ý bạn cần biết khi phân biệt các thuật ngữ

Buyer và Consignee trên chứng từ có vai trò như thế nào?

Nối tiếp câu hỏi consignee là gì chính là ý nghĩa của thuật ngữ trên chứng từ. Buyer được hiểu là người nhập khẩu, người cuối cùng nhận hàng. Đồng thời họ cũng là người đứng tên và chịu trách nhiệm trong hợp đồng mua bán. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc họ đứng tên trong khung Consignee. Lúc này, người bán và người nhận là một.

Consignee là người nhận hàng từ tay shipper hoặc người bán. Trong thực tế buyer không thể đảm nhận được hết các nghiệp vụ trong quá trình làm hàng nhập, do đó họ luôn muốn giao cho bên thứ 3 đứng ra làm thủ tục. Lúc này, consignee chính là bên thứ 3. Sau khi thủ tục làm xong, hàng sẽ được giao cho người nhập khẩu cũng chính là buyer.

Qua đó, để xác định được vai trò của Buyer hay consignee trên chứng từ cần nắm bắt rõ từng trường hợp.


Vai trò của buyer và consignee trên chứng từ
Vai trò của buyer và consignee trên chứng từ

Lời kết

Trên đây là tất tần tật những thông tin xoay quanh đến câu hỏi consignee là gì? Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về thuật ngữ cũng như phân biệt được từ này với các từ khác. Đừng quên truy cập vào website của chúng tôi để tham khảo những bài viết hay và bổ ích nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Hà Nội triển khai 7 dự án giải phóng mặt bằng các khu nhà gỗ tại quận trung tâm

11 giờ trước

Khó hiện thực hóa mục tiêu xây 100.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2025

11 giờ trước

Nhà vườn rủ nhau bán hoa Tết online: Tiết kiệm, hiệu quả và chủ động đầu ra

11 giờ trước

Lượng nhà đầu tư “lướt sóng” trong năm 2024 tăng gấp 6 lần 2023

11 giờ trước

Lời đề nghị 1 tỷ USD của Apple không đủ để gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại Indonesia

11 giờ trước