Những thông tin cần biết về Inbound Logistics là gì
BÀI LIÊN QUAN
Những thông tin cần biết về Inbound Logistics là gìHbl là gì? Ý nghĩa của HBL trong ngành logisticsFCL là gì? Tất tần tật thông tin về FCL trong ngành LogisticsKhái niệm Inbound Logistics là gì?
Để có thể hiểu rõ hơn về Inbound Logistics, ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm và tầm quan trọng của dịch vụ này:
Inbound Logistics là gì?
Inbound Logistics được hiểu là nguồn cung ứng vật tư đề cập đến những thông tin liên quan kiểm soát dòng nguyên liệu từ các nhà sản xuất hay nhà cung cấp. Inbound Logistics có sự liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau như: lưu trữ, phân phối các nguyên liệu thô,...
Đồng thời đây cũng là quá trình cung ứng, theo dõi sản phẩm, tối ưu hóa di chuyển đến các cơ sở nhỏ hơn. Việc quản lý nhiều công đoạn cùng lúc giúp tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động sản xuất hàng hóa thành phẩm.
Inbound Logistics được xem là giai đoạn khởi đầu trong hệ thống chuỗi cung ứng. Về cơ bản, đây là giai đoạn quan trọng và có sự ảnh hưởng trực tiếp đến các giai đoạn tạo ra thành phẩm hoàn chỉnh sau đó.
Inbound Logistics bao hàm các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung ứng, mua, lưu trữ và cung cấp các nguyên liệu thô. Dịch vụ này là một phần của các hoạt động liên quan đến kinh doanh sản xuất trong các doanh nghiệp, công ty. Đòi hỏi mọi người khi thực hiện phải thật chỉn chu và chính xác ngay từ đầu.
Tầm quan trọng của Inbound Logistics
Một hệ thống Inbound Logistics hiệu quả sẽ giúp đem đến những sản phẩm có chất lượng cao hơn bao giờ hết. Đồng thời giúp tiết kiệm nhiều chi phí và tăng thêm doanh thu. Quá trình cũng sẽ cải thiện sự hài lòng của khách hàng và làm giảm tổng chi phí và vật liệu bị lãng phí.
Mặc dù Inbound Logistics có tầm quan trọng rất lớn nhưng nhiều doanh nghiệp lại bỏ qua khâu đầu tiên này. Họ thường tập trung nhiều hơn vào các dịch vụ khách hàng, khía cạnh của dịch vụ hậu cần bên ngoài, ít quan tâm đến hậu cần và sản xuất trong nước.
Chính điều này đã khiến không ít khách hàng cảm thấy không hài lòng về chất lượng sản phẩm và doanh nghiệp bị mất doanh thu. Kết quả cuối cùng là sản phẩm có chất lượng ngày càng kém và thương hiệu công ty bị mất uy tín.
Những nhân tố tác động đến Inbound Logistics là gì?
Quá trình Inbound Logistics trên thế giới hiện nay đang chịu khá nhiều tác động có thể kể đến như:
Xu hướng toàn cầu hóa
Kể từ đầu những năm 1990 trở đi, các hiệp định thương mại đã chia thế giới thành các khối thương mại lớn. Từ đó giúp hàng hóa có thể giao dịch dễ dàng hơn và không bị cản trở khi qua biên giới
Rõ ràng, toàn cầu hóa đã và đang từng bước biến thế giới trở thành một tập đoàn lớn nhằm gặt hái nhiều lợi ích, thành công trong xu hướng chuyển động kinh tế.
Các công ty đa quốc gia được hình thành và phát triển ngày càng mạnh mẽ, liên kết khu vực và giao thoa kinh tế diễn ra ngày càng nhiều. Tất cả đã có nhiều tác động đến ngành Logistics nói chung và Inbound Logistics nói riêng.
Khi sự toàn cầu hóa diễn ra, các doanh nghiệp thường cố gắng điều chỉnh chuỗi cung ứng của mình từ Inbound Logistics cho đến Outbound Logistics.
Như vậy nhằm giảm thiểu các chi phí phát sinh như thuế,.. và để làm được vậy rất cần đến sự giúp đỡ của các công ty Logistics đa quốc gia với nhiều cơ sở mang tính toàn cầu. Chính điều này đã tạo cơ hội cho Logistics cũng như các chuỗi bộ phận trong đó phát triển.
Sự phát triển của Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin phát triển cũng là một trong những yếu tố tác động đến Inbound Logistics là gì. Những tiến bộ trong ngành tiếp tục có sự ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và thương mại điện tử.
Khi công nghệ trực tuyến tạo ra các kênh mua sắm mới, doanh nghiệp buộc phải đổi mới đa dạng cách bán, đặt đơn và giao hàng.
Các giải pháp mới về công nghệ thông tin như AI - trí tuệ nhân tạo cũng đã và đang tác động không nhỏ đến cung ứng sản phẩm.
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã trở thành cánh tay phải đắc lực để Inbound Logistics phát triển mạnh mẽ. Giúp các doanh nghiệp thuận tiện hơn trong quá trình quản lý các chuỗi sản xuất và vận chuyển sản phẩm.
Cơ hội việc làm của Inbound Logistics hiện nay?
Định nghĩa Inbound Logistics là gì đã được lý giải rất rõ ràng và chi tiết. Với vị trí đặc biệt quan trọng như hiện nay, Inbound Logistics rất cần số lượng lớn nhân sự để đảm bảo chất lượng. Chính điều này đã mở ra cơ hội việc làm rất lớn cho nhiều ứng viên ngành Logistics nói chung và ứng viên am hiểu về lĩnh vực này nói riêng.
Trên thị trường ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực Logistics, nhận giao chuyển hàng hóa. Chính sự toàn cầu hóa đã làm hoạt động này ngày càng trở nên đa dạng hơn. Ứng viên có thể tìm và ứng tuyển vào các vị trí làm trong Inbound Logistics như:
- Chuyên viên quản lý kho bãi.
- Nhân viên điều phối.
- Nhân viên vận chuyển, giao hàng.
- Nhân viên vận chuyển hàng hóa ở kho bãi.
- Chuyên viên kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Phân biệt Inbound Logistics là gì với Outbound Logistics
Hoạt động của ngành Logistics bao gồm cả hậu cần trong và ngoài nước. Hậu cần ở trong nước được gọi là Inbound Logistics, đề cập đến việc tìm kiếm nguồn cung ứng và xúc tiến tiếp nhận hàng hóa đến các doanh nghiệp.
Còn Outbound hiểu đơn giản là sản phẩm được nhận về kho, đóng gói và vận chuyển ra ngoài doanh nghiệp.
Vậy điểm khác nhau giữa Outbound Logistics và Inbound Logistics là gì? Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu khái niệm của hậu cần quốc tế - Outbound Logistics:
Outbound Logistics là gì?
Outbound Logistics - Hậu cần bên ngoài là quá trình thu thập, lưu trữ, vận chuyển và phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Bao gồm tất cả các hoạt động từ tổ chức, lựa chọn, vận chuyển,... có liên quan đến dòng chảy hàng hóa từ người bán sang người mua.
Quy trình này luôn đặt ra mục tiêu tối ưu hóa trong giai đoạn đầu về cả địa điểm, thời gian, chi phí và doanh thu logistics. Tuy nhiên theo xu hướng thuê ngoài, dịch vụ này lại giúp các doanh nghiệp tập trung vào sản xuất, hoàn thiện sản phẩm hay marketing.
Inbound Logistics và Outbound Logistics có gì khác nhau?
Inbound Logistics và Outbound Logistics là hai thuật ngữ luôn được sử dụng một cách song song với nhau trong chuỗi cung ứng. Bởi đây là hai khâu vô cùng quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Một bên là logistics đầu vào đảm bảo cho hoạt động sản xuất, một bên là logistics đầu ra đảm bảo cho hoạt động phân phối các sản phẩm.
Vậy hai giai đoạn này có gì khác nhau? Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lời kết
Trên đây là những thông tin chi tiết giúp giải đáp thắc mắc: “Inbound Logistics là gì? Điểm khác nhau giữa Inbound và Outbound Logistics”. Có thể thấy, Inbound Logistics có vai trò rất quan trọng và cần thiết trong sự phát triển kinh tế, cung ứng sản phẩm hiện nay.