meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

VNG muốn chào bán hơn 7 triệu cổ phiếu quỹ trước thềm lên UPCoM

Thứ bảy, 03/12/2022-19:12
Tính đến cuối tháng 9, VNG có tổng nguồn vốn là 9.189 tỷ đồng. Trong đó, có đến gần 5.579 tỷ đồng là vốn chủ sở hữu, bao gồm 358 tỷ đồng là vốn góp chủ sở hữu, 1.123 tỷ là thặng dư vốn cổ phần cùng với lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 5.867 tỷ. Nợ vay của công ty là khoảng 433 tỷ đồng, đa số là nợ vay dài hạn.

Theo Doanhnhan.vn, mới đây Công ty Cổ phần VNG đã công bố các tờ trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2022 theo hình thức lấy ý kiến bằng văn bản. Tờ trình này gồm có các nội dung chính gồm: Phương án bán hơn 7,1 triệu cổ phiếu quỹ cùng với miễn nhiệm 3 thành viên HĐQT và bầu lại thành viên HĐQT.

Được biết, HĐQT của VNG đã trình ĐHĐCĐ xem xét cũng như thông qua phương án bán tối đa hơn 7,1 triệu cổ phiếu quỹ VNG đang nắm giữ (con số này chiếm 24,74% lượng cổ phiếu đang lưu hành). Được biết, giá chào bán là 177.881 đồng/cổ phiếu, bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm. Theo Nhịp sống thị trường, mức giá này chỉ bằng 1/10 khi so sánh với mức giá 1,7 triệu đồng/cổ phiếu mà Công ty quản lý quỹ Mirae Asset đã mua vào năm 2021.


Theo thông tin cập nhật, hơn 7,1 triệu cổ phiếu quỹ VNG sẽ được chào bán riêng lẻ cho một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong nước là CTCP Công nghệ BigV
Theo thông tin cập nhật, hơn 7,1 triệu cổ phiếu quỹ VNG sẽ được chào bán riêng lẻ cho một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong nước là CTCP Công nghệ BigV

Sau khi việc bán hoàn tất, dự kiến VNG sẽ thu về tối đa hơn 1.264 tỷ đồng. Tính tại thời điểm ngày 30/9, toàn bộ số cổ phiếu quỹ của VNG được ghi nhận với giá trị là 1.932 tỷ đồng. Trước đó, VNG vào năm 2019 cũng đã trực tiếp bán cổ phiếu quỹ cho Temasek với mức giá là 1,86 triệu đồng/cổ phiếu. 

Theo thông tin cập nhật, hơn 7,1 triệu cổ phiếu quỹ VNG sẽ được chào bán riêng lẻ cho một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong nước là CTCP Công nghệ BigV. Thời gian dự kiến thực hiện là ngay trong năm 2023 sau khi được ĐHĐCĐ thông qua và trong 90 ngày kể từ khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản chấp thuận. Mục đích của việc chào bán cổ phiếu là tái cơ cấu nguồn vốn, bổ sung vốn lưu động cũng như vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh, từ đó tăng quy mô vốn hoạt động, mở rộng cũng như phát triển thị trường trong nước và thị trường nước ngoài của công ty. 

Ngoài ra, HĐQT của VNG cũng đã trình cổ đông chấp thuận cho BigV không phải chào mua công khai cổ phiếu quỹ của công ty. Được biết, vốn điều lệ của Công ty Công nghệ BigV là 101 tỷ đồng, công ty này được thành lập vào tháng 8/2021 và hoạt động chính thức trong lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin cùng với các dịch vụ khác có liên quan đến máy vi tính. Người đại diện theo pháp luật cho công ty này là ông Ngô Vi Hải Long.

Theo VNG, BigV đáp ứng đầy đủ các điều kiện là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, đồng thời không thuộc trường hợp không được mua cổ phần của VNG và cũng không phải là công ty con của VNG, cũng không thuộc một công ty mẹ với công ty này. Bên cạnh đó, Công ty Công nghệ BigV mới trở thành cổ đông lớn của VNG vào ngày 24/11 vừa qua. Cũng trong ngày này, VNG Limited - pháp nhân có trụ sở tại Cayman đã tiến hành mua vào toàn bộ số cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó sở hữu 49% vốn điều lệ của VNG. 


Nếu như chuyển nhượng thành công, công ty này sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên 30,5%, con số này tương ứng với hơn 8,7 triệu cổ phiếu nắm giữ
Nếu như chuyển nhượng thành công, công ty này sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên 30,5%, con số này tương ứng với hơn 8,7 triệu cổ phiếu nắm giữ

Nếu như chuyển nhượng thành công, công ty này sẽ nâng tỷ lệ sở hữu lên 30,5%, con số này tương ứng với hơn 8,7 triệu cổ phiếu nắm giữ. Đồng thời sau khi thương vụ thành công, với hơn 1.264 tỷ đồng thu được, VNG dự kiến sẽ chi ra 764 tỷ đồng dành cho chi phí bản quyền phần mềm trò chơi, còn lại 500 tỷ đồng cho việc marketing. Nếu như thiếu hụt vốn thu được từ đợt chào bán, VNG sẽ sử dụng nguồn vốn khác của công ty hoặc là vay ngân hàng, huy động từ các nguồn hợp lệ khác để bù đắp. 

Tính đến cuối tháng 9, VNG có tổng nguồn vốn là 9.189 tỷ đồng. Trong đó, có đến gần 5.579 tỷ đồng là vốn chủ sở hữu, bao gồm 358 tỷ đồng là vốn góp chủ sở hữu, 1.123 tỷ là thặng dư vốn cổ phần cùng với lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hơn 5.867 tỷ. Nợ vay của công ty là khoảng 433 tỷ đồng, đa số là nợ vay dài hạn.

Việc lấy ý kiến cổ đông thông qua văn bản về việc bán cổ phiếu quỹ cũng như bầu bổ sung thêm thành viên HĐQT của VNG trong bối cảnh công ty công nghệ này đang thực hiện việc đăng ký giao dịch cổ phiếu lên UPCoM. Vào chiều ngày 28/11 vừa qua, VNG cũng đã chốt danh sách cổ đông để đăng ký lưu ký.

Trong 9 tháng đầu năm nay, doanh thu của VNG được ghi nhận là 5.763 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước không có nhiều biến động. Tuy nhiên, doanh nghiệp này lại lỗ sau thuế 764 tỷ đồng sau 3 quý đầu năm trong khi cùng kỳ năm 2021 lãi 196 tỷ đồng. Năm 2022, công ty đặt mục tiêu 10.178 tỷ đồng doanh thu và lỗ sau thuế 993 tỷ đồng. Sau 9 tháng đầu năm, kỳ lân công nghệ này đã thực hiện được 56,6% kế hoạch doanh thu cho cả năm.

Thay đổi nhiều thành viên trong HĐQT

Trong tờ trình các cổ đông, VNG cũng xin ý kiến về việc miễn nhiệm 3 thành viên HĐQT, đó là ông Bryan Fredric Pelz, bà Byun Jung Won cùng với ông Vũ Việt Sơn; đồng thời bầu bổ sung thành viên HĐQT thay thế cho nhiệm kỳ 2022 - 2025. Theo dự kiến, VNG sẽ bầu bổ sung 4 thành viên HĐQT là bà Christina Gaw, ông Edphawin Jetjirawat, ông Nguyễn Lê Quốc Anh và ông Võ Sỹ Nhân. Hiện nay, bà Christina Gaw là người điều hành chính của Gaw Capital Partners kiêm Giám đốc điều hành Pioneer Global Group và Giám đốc không điều hành độc lập CLP Holdings Limited.


Trong 9 tháng đầu năm nay, doanh thu của VNG được ghi nhận là 5.763 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước không có nhiều biến động. Ảnh minh họa
Trong 9 tháng đầu năm nay, doanh thu của VNG được ghi nhận là 5.763 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước không có nhiều biến động. Ảnh minh họa

Trong khi đó, ông Edphawin Jetjirawat là đồng sáng lập và là đối tác công ty TNHH Koon Tree Holdings. Trước đó, ông từng là Giám đốc điều hành của Temasek International Private Limited, Phó chủ tịch Lombard Investments Asia cùng với cộng sự Merrill Lynch Phatra. Ngoài ra, ông Võ Sỹ Nhân đang đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành của EMPIRE CITY LLC, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành GAW NP CAPITAL. Ông Nguyễn Lê Quốc Anh từng có thời gian đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc của Techcombank, Giám đốc Quản lý danh mục đầu tư T-Mobile US và Phó Chủ tịch Wells Fargo.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước