meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vietnam Airlines dự định bán máy bay để bù lỗ

Thứ năm, 16/06/2022-09:06
Để khắc phục tình trạng lỗ hợp nhất và âm vốn chủ sở hữu, Vietnam Airlines dự kiến sẽ thực hiện đồng bộ cải thiện kinh doanh, bán tàu bay hoặc thoái vốn ở một số doanh nghiệp liên quan.

Mới đây, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán: HVN) vừa mới có văn bản giải trình về nguyên nhân, biện pháp cùng với lộ trình khắc phục tình trạng cổ phiếu HVN bị đưa vào diện kiểm soát. 

Theo hãng hàng không quốc gia Việt Nam, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hãng. Kể từ khi dịch bệnh bùng phát từ tháng 3/2020, mọi hoạt động vận tải hàng không quốc tế thường lệ gần như hoàn toàn bị ngưng trệ. Đến ngày 15/3 năm nay, những hoạt động này mới được tái khởi động. 

Năm 2020, năm 2021 cùng quý đầu năm nay, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hợp nhất của Vietnam Airlines liên tục bị lỗ. Tính tại thời điểm ngày 31/3, vốn chủ sở hữu hợp nhất của doanh nghiệp đã bị âm. Điều này khiến cho cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines bị thuộc diện kiểm soát theo quy định của HoSE.


Năm 2020, năm 2021 cùng quý đầu năm nay, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hợp nhất của Vietnam Airlines liên tục bị lỗ
Năm 2020, năm 2021 cùng quý đầu năm nay, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hợp nhất của Vietnam Airlines liên tục bị lỗ

Tuy nhiên, Vietnam Airlines khẳng định đây thực chất là một nguyên nhân khách quan và bất khả kháng đối với hoạt động của tổng công ty. Đồng thời, những điều này cũng đã được giải trình cụ thể trong những văn bản báo cáo định kỳ trước đó.

Kết quả kinh doanh quý đầu năm nay cho thấy, Vietnam Airlines ghi nhận mức doanh thu thuần đạt 11.620 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 55%. Tuy nhiên, giá vốn của Vietnam Airlines đã tăng lên 13.214 tỷ đồng, điều này khiến cho lợi nhuận gộp của doanh nghiệp xuống còn mức âm 1.594 tỷ đồng. 

Theo đó, Vietnam Airlines báo lỗ 2.685 tỷ đồng, từ đó nâng số lũy kế lên đến 24.575 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD). Trước thực trạng này, lãnh đạo doanh nghiệp cho biết công ty đang chủ động xây dựng hàng loạt các giải pháp tại “Đề án cơ cấu lại giai đoạn 2021 đến 2025”.

Riêng trong năm 2022, các giải pháp hướng đến mục tiêu không tiếp tục bị lỗ hợp nhất cũng như âm vốn chủ sở hữu hợp nhất. Những giải pháp cấp bách bao gồm việc thực hiện đồng bộ các phương án, bao gồm cải thiện kết quả kinh doanh, cơ cấu tài sản (bán máy bay, bán và thuê lại máy bay cũ), thoái vốn một số công ty thành viên.


Vietnam Airlines báo lỗ 2.685 tỷ đồng, từ đó nâng số lũy kế lên đến 24.575 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD). Ảnh: Dân Trí
Vietnam Airlines báo lỗ 2.685 tỷ đồng, từ đó nâng số lũy kế lên đến 24.575 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD). Ảnh: Dân Trí

Cuối tháng 3 vừa qua, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã có văn bản gửi nhóm người đại diện phần vốn Nhà nước tại Vietnam Airlines về vấn đề tiền lương năm 2021 cùng với kế hoạch tiền lương, thù lao năm 2022. Liên quan đến vấn đề này, ông Đặng Ngọc Hòa - Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines nhận mức tiền lương cũng như thù lao là gần 91,5 triệu đồng/tháng, tương đương gần 1,1 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, ông Lê Trường Giang, Tạ Mạnh Hùng - Thành viên HĐQT và bà Nguyễn Thị Thiên Kim - Trưởng Ban kiểm soát nhận lương đều có mức thù lao trên 73 triệu đồng/tháng, tương đương với 878 triệu đồng/năm. Bên cạnh đó, ông Mai Hữu Thọ - Thành viên Ban kiểm soát nhận lương, thù lao gần 46 triệu đồng/tháng, tương đương 549 triệu đồng/năm.

Tổng tiền lương cho thành viên HĐQT, kiểm soát viên chuyên trách cùng với thù lao của các thành viên Hội đồng quản trị, kiểm soát viên không chuyên trách của Vietnam Airlines trong năm 2021 là 4,6 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2023-2025, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn chủ sở hữu để từng bước vượt qua khủng hoảng và phục hồi.

Quay lại đề án cơ cấu lại giai đoạn 2021-2025, các giải pháp bổ sung lợi nhuận và nguồn vốn chủ sở hữu Vietnam Airlines bao gồm 3 nhóm giải pháp lớn. Thứ nhất, đó là thực hiện đồng bộ một loạt các giải pháp để có thể nhanh chóng phục hồi và cải thiện hoạt động kinh doanh, từ đó giảm tối đa mức lỗ trong hoạt động kinh doanh vận tải trong giai đoạn thị trường chưa phục hồi hoàn toàn (từ năm 2022 đến năm 2023), tiến tới có lãi trong các năm sau.


Trong giai đoạn 2023-2025, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn chủ sở hữu để từng bước vượt qua khủng hoảng và phục hồi
Trong giai đoạn 2023-2025, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn chủ sở hữu để từng bước vượt qua khủng hoảng và phục hồi

Thứ hai, tiến hành tái cơ cấu tài sản cùng với danh mục đầu tư tài chính với mục đích gia tăng thu nhập cũng như dòng tiền trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2024. Bên cạnh đó, Tổng công ty triển khai bán/bán và thuê lại các tàu bay cũ (sale and leaseback - nghiệp vụ S&L); thoái vốn, chuyển nhượng vốn đối với một số danh mục đầu tư tài chính. Thứ ba là phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn chủ sở hữu, dự kiến thực hiện năm 2023-2024.

Bên cạnh đó, lãnh đạo doanh nghiệp cũng lưu ý những giải pháp trên chỉ được triển khai sau khi đề án cơ cấu được phê duyệt, thông qua bởi các cấp có thẩm quyền, cổ đông Nhà nước cũng như đại hội đồng cổ đông. 

Liên quan đến vấn đề này, Cục hàng không cho biết, việc triển khai giải pháp tình huống, quy định mức giá tối thiểu (giá sàn) có mục đích là để thực hiện điều tiết giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa, từ đó hỗ trợ giảm bớt khó khăn, giảm nguy cơ dẫn đến phá sản của Vietnam Airlines trong giai đoạn khủng hoảng do tác động của dịch Covid-19. 

Thoạt nghe, chính sách này có vẻ mang lại lợi ích cho tất cả hãng hàng không, vì giá vé tăng, các hãng đều có lợi. Thế nhưng khi xét về bản chất, đây là chính sách bảo hộ cho Vietnam Airlines, còn Vietjet và Bamboo Airways sẽ gặp bất lợi.

Nếu áp mức giá sàn ở mức khá cao như thời điểm hiện tại, điều này sẽ triệt tiêu sự năng động của hãng, mất lợi thế quy mô và khách bay sẽ chọn mua vé của hãng có nhiều dịch vụ trọn gói như Vietnam Airlines hơn. Điều này tương tự việc lấy chi phí tối thiểu để định giá vé của khách sạn 5 sao để áp dụng chung cho khách sạn 3 sao.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước