Để khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát, Vietnam Airlines (HVN) tung 3 giải pháp lớn để thoát lỗ
BÀI LIÊN QUAN
Quý 1/2022, Vietnam Airlines lỗ lũy kế 24.500 tỷ đồngLợi nhuận hợp nhất của SCIC về thấp nhất 10 năm do khoản lỗ của Vietnam Airlines dù lãi kỷ lục hơn 9.500 tỷ đồngĐề nghị xin hoãn nộp báo cáo tài chính của Vietnam Airlines không được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuậnVietnam Airlines (HVN) tung 3 giải pháp lớn để thoát lỗ
Vào ngày 1/6 vừa, Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) đã quyết định giữ nguyên diện kiểm soát đối với 2,21 tỷ cổ phiếu của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines - mã: HVN) theo quy định tại điểm b và điểm đ, Khoản 1, Điều 38 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết của Sở giao dịch Chứng khoán Việt Nam. Nguyên nhân chính là báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2021 của Vietnam Airlines cho thấy khoản lỗ sau thuế là 13.279 tỷ đồng. Vào năm trước đó, tổng công ty này cũng ghi nhận lỗ 11.178 tỷ đồng. Bên cạnh đó, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022, vốn chủ sở hữu tại ngày 31/3/2022 cũng bị âm 2.161 tỷ đồng.
Vào ngày 13/6, Vietnam Airlines cho biết tổng công ty đã tiến hành xây dựng các giải pháp ngắn hạn nhằm giảm thiểu thiệt hại của dịch bệnh COVID-19 từ đó cải thiện được kết quả sản xuất kinh doanh, bổ sung nguồn vốn cùng dòng tiền cho doanh nghiệp tại Đề án cơ cấu lại Tổng Công ty hàng không giai đoạn năm 2021 - 2025. Và đối với năm 2025, các giải pháp hướng đến mục tiêu không tiếp tục bị lỗ hợp nhất và âm vốn chủ hợp nhất tại ngày cuối năm. Cũng trong giai đoạn năm 2023 - 2025, tổng công ty cũng sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện kết quả kinh doanh đồng thời bổ sung vốn chủ sở hữu để từ đó từng bước vượt qua được khủng hoảng, phục hồi và phát triển.
Hãng hàng không Vietnam Airlines thu 35 triệu USD sau khi thoái vốn góp tại Cambodia Angkor Air
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines cho biết đã hoàn thành thương vụ chuyển nhượng 35%cổ phần tại Cambodia Angkor Air, với tổng giá trị 35 triệu USD.Mảng kinh doanh nào vẫn đều đặn lãi cả nghìn tỷ đồng mỗi năm dù Vietnam Airlines lỗ lớn do COVID-19
Theo báo cáo, tỷ suất ROE của các công ty hoạt động trong lĩnh vực này thuộc Vietnam Airlines Group đạt từ 85% đến 510%.Trong đề án tái cơ cấu doanh nghiệp năm 2021 - 2025 đã được Vietnam Airlines gửi báo cáo lấy ý kiến cổ đông nhà nước và các cấp có thẩm quyền trước khi hoàn thiện để báo cáo đại hội đồng cổ đông thông qua. Theo đó, các giải pháp bổ sung lợi nhuận và nguồn vốn chủ sở hữu được chia làm 3 nhóm lớn, cụ thể:
Đầu tiên, thực hiện đồng bộ các giải pháp để có thể nhanh chóng phục hồi cũng như cải thiện kết quả kinh doanh, giảm thiểu mức lỗ trong hoạt động kinh doanh vận tải khi thị trường chưa thực sự phục hồi hoàn toàn (năm 2022 - 2023) và tiến tới có lãi trong các năm sau.
Thứ hai chính là tái cơ cấu tài sản và danh mục đầu tư tài chính nhằm gia tăng thu nhập, dòng tiền. Vietnam Airlines sẽ tiến hành bán hoặc thuê lại các tàu bay cũ, thoái vốn hoặc chuyển nhượng vốn đối với một số danh mục đầu tư tài chính. Nhóm giải pháp này được thực hiện chủ yếu trong những năm 2022 - 2024.
Cuối cùng chính là Vietnam Airlines sẽ phát hành cổ phiếu tăng vốn chủ sở hữu, dự kiến sẽ được thực hiện trong năm 2023 - 2024. Trong năm 2022, Vietnam Airlines sẽ chú trọng vào các giải pháp như cải thiện kết quả kinh doanh, bán và SLB tàu bay, và thoái vốn tại một số doanh nghiệp liên quan. Năm 2021 vừa qua, công ty này đã lên kế hoạch bán 11 chiếc Airbus A321 CEO và 6 chiếc ATR72, trên thực tế đã bán được hai chiếc A321 CEO. Hơn thế, Tổng Công ty cũng đã thoái bớt vốn khỏi hãng hàng không quốc gia Campuchia (K6) đồng thời cũng thu về 34 triệu USD và qua đó giảm thua lỗ, tránh âm vốn chủ.
Hoạt động bay quốc tế vẫn đang còn khá khiêm tốn
Doanh nghiệp này cho biết, hoạt động vận tải hàng không đã bắt đầu được mở cửa nhưng vẫn còn rất nhiều cản trở. Cụ thể, các chuyến bay quốc tế đã ngưng trệ hoàn toàn sau khi dịch bùng phát vào hồi tháng 3/2020 và chỉ mới được tái khởi động từ ngày 15/3/2022. Cũng theo đó, thị trường lớn nhất là Trung Quốc vẫn đang được duy trì chính sách Zero COVID còn Thái Lan chỉ mở cửa cho du khách nước ngoài trong thời gian gần đây. Chính vì thế mà hoạt động bay quốc tế vẫn đang còn khá khiêm tốn. Vietnam Airlines cũng coi tình trạng kinh doanh thua lỗ và âm vốn chủ có nguyên nhân khách quan và bất khả kháng. Và Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 của Vietnam Airlines sẽ được tổ chức vào ngày 28/6 tới đây. Cổ đông nhà nước đang sở hữu hơn 86% vốn của Tổng Công ty này. Một công ty hàng không khác là Vietjet (mã chứng khoán"VJC) cũng ghi nhận lãi thuần và vốn chủ sở hữu dương trên báo cáo tài chính là nhờ vào nguồn thu lớn từ hoạt động tài chính. Nếu như chỉ tính hoạt động hàng không thì Vietjet cũng đang thua lỗ.
Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam có tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Airlines - đây được xem là hãng hàng không quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng thời là thành phần nòng cốt của Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Tính đến thời điểm ngày 01/07/2016, tỷ lệ vốn nhà nước tại Vietnam Airlines là 86,19% và All Nippon Airways nắm giữ 8,77%.
Hãng nằm dưới sự quản lý của một Hội đồng quản trị có từ 5 - 9 người với nhiệm vụ 5 năm và có các đường bay đến khu vực Đông Nam Á, Đông Á, … Hiện nay, Vietnam Airlines đang khai thác hơn 50 đường bay thường lệ với tổng cộng hơn 360 chuyến bay mỗi ngày.
Hiện tại, Vietnam Airlines là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ cổ phần 98% trong Pacific Airlines. Hãng cũng nắm 49% trong Cambodia Angkor Air, hãng hàng không quốc gia Campuchia và 100% trong VASCO và một hãng bay nhỏ chuyên bay ở khu vực Nam Bộ.
Vietnam Airlines được đánh giá 4 sao, theo tiêu chuẩn của Skytrax. Ngày 10/6/2010, hãng chính thức gia nhập liên minh SkyTeam, trở thành hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập liên minh này. Đến năm 2015, Vietnam Airlines đã chiếm 80% thị phần khách quốc tế đi và bay đến Việt Nam đồng thời chiếm 70% thị phần khách nội địa.