Việt Nam xuất khẩu lượng lớn tinh bột sắn sang Trung Quốc
BÀI LIÊN QUAN
Biến động thị trường thế giới có thể là cơ hội cho thị trường Việt Nam: Doanh nghiệp xuất khẩu tìm cơ hội trong thách thứcXuất khẩu thủy sản sẽ sớm đạt mục tiêu 10 tỷ USDTháng 9/2022, doanh thu của Vĩnh Hoàn rơi về mức thấp 8 tháng khi xuất khẩu hạ nhiệtTrung Quốc nhập khẩu lượng tinh bột sắn nhiều nhất từ 2 quốc gia Đông Nam Á là Thái Lan và Việt Nam. Theo thống kê cho thấy, thị trường quốc gia tỷ dân đã giảm nhập khẩu hàng Thái Lan trong 8 tháng năm nay, và chuyển sang mua lượng lớn tinh bột sắn của nước ta.
Cơ quan Hải quan Trung Quốc đã công bố số liệu thống kê cho thấy nước này nhập khẩu khoảng 2,84 triệu tấn tinh bột sắn (HS 11081400) trong 8 tháng năm nay với trị giá 29,3%, tăng lần lượt 29,3% và 42,7% về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với Trung Quốc, Việt Nam là thị trường cung cấp tinh bột sắn lớn thứ 2 với 1,11 triệu tấn, có trị giá 568,6 triệu USD, đã tăng tới 226% và 262,7% tương ứng với về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc, thị phần tinh bột sắn của Việt Nam chiếm tới 39,17%, đã tăng mạnh so với con số chỉ 15,54% của cùng kỳ năm 2021.
Sau 8 tháng, Việt Nam thu về 222 triệu USD nhờ xuất khẩu hơn 45.000 tấn “vàng đen” tới Mỹ
Việt Nam đã thu về 222 triệu USD nhờ việc xuất khẩu hơn 45.000 tấn hạt tiêu sang thị trường Hoa Kỳ. Con số được ghi nhận chỉ trong vòng 8 tháng của năm nay.Hai ông lớn xuất khẩu thủy sản có dấu hiệu chững lại vì lạm phát
Trong tháng 9, hai ông lớn xuất khẩu tôm và cá tra là Sao Ta và Vĩnh Hoàn đều ghi nhận kết quả kinh doanh chững lại. Và lạm phát chính là nguyên nhân chủ yếu.Xuất khẩu rau củ Việt Nam gặp khó vì “Zero Covid” của Trung Quốc
Kể từ đầu năm cho đến nay, Trung Quốc liên tục áp dụng chính sách Zero Covid khiến cho việc xuất khẩu rau quả của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Điều đáng nói, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam, điều này khiến cho kim ngạch của toàn ngành trong 9 tháng vừa qua đã giảm xuống đáng kể.Ở một mặt khác, Trung Quốc lại đang giảm nhập khẩu tinh bột sắn từ Thái Lan, hoàn toàn đi ngược với xu hướng đổ xô mua lượng lớn mặt hàng này từ Việt Nam. Trung Quốc đã mua 1,5 triệu tấn tinh bột sắn của Thái Lan với giá trị 822 triệu USD trong 8 tháng năm nay. Con số đã giảm 5,6% về lượng và tăng 5,5% về giá trị. Trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc, thị phần tinh bột sắn của Thái Lan chiếm 53,76%, đã giảm mạnh so với mức 73,64% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng cục Hải quan Việt Nam đưa ra thống kê cho thấy xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tính đến hết quý III vừa qua đạt 2,32 triệu tấn, có trị giá 1,02 tỷ USD, tăng lần lượt 8% và 19,8% về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Tháng 9 vừa qua, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu tinh bột sắn sang Trung Quốc. Do đó đây vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và những dòng sản phẩm sắn lớn nhất của nước ta. Cụ thể, sản lượng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm tới 89,2% tổng lượng sắn và các sản xuất từ sắn mà Việt Nam xuất khẩu.
Theo số liệu thống kế tính đến hết tháng 9 năm nay, lượng sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 2,12 triệu tấn, có trị giá là 936,63 triệu USD, tăng lần lượt 5,8% và 17,6% về lượng và trị giá so với cùng kỳ.
Trung Quốc hiện nay vẫn là khách hàng nhập khẩu tinh bột sắn lớn nhất của nước ta khi chiếm 91,3% trong tổng lượng sắn và các sản phẩm từ sắn mà Việt Nam xuất khẩu đi các nước trên thế giới.