meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Việt Nam nhận tới 14 tỷ USD từ các tập đoàn Hà Lan: Heineken, Unilever, De Heus.. lần lượt chiếm vị trí đầu ngành từ đồ uống tới công nghiệp đóng tàu 

Thứ tư, 14/12/2022-13:12
Hiện tại, Hà Lan đang là đối tác từ EU có khối lượng FDI lớn nhất tại Việt Nam khi có 409 dự án còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư là 14 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp quen thuộc tới từ quốc gia này là Heineken, Unilever, De Heus… rất coi trọng thị trường Việt và phát triển như “sân nhà” tại Đông Nam Á.

Theo Nhịp sống thị trường, chiều ngày 11/12 (theo giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ đã có buổi tọa đàm với một số doanh nghiệp hàng đầu tới từ Hà Lan. Mối quan hệ giữa Việt Nam - Hà Lan trong những năm qua đã phát triển mạnh mẽ với nhiều lĩnh vực từ đầu tư, thương mại, nông nghiệp hay ứng phó với biến đổi khí hậu. 

Theo đó, trao đổi thương mại song phương trong năm 2021 đạt 8,37 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm trước đó; Trong 9 tháng đầu năm 2022 đạt 8,2 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Tới nay, Hà Lan là nhà đầu tư thuộc khối Liên minh châu Âu lớn nhất của Việt Nam và đứng thứ 8/141 quốc gia, vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Hà Lan có tổng 409 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 13,7 tỷ USD. 


Các doanh nghiệp Hà Lan coi Việt Nam như một “cứ điểm”
Các doanh nghiệp Hà Lan coi Việt Nam như một “cứ điểm”

Những tập đoàn lớn của Hà Lan như Heineken, Unilever, FrieslandCampina, De Heus, AkzoNobel... không chỉ xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm và còn coi Việt Nam như một “cứ điểm”, chiếm hữu vị thế đầu ngành, các lĩnh vực tham gia trải dài từ đồ uống (bia, nước ngọt, sữa), hàng tiêu dùng, sơn tới nông nghiệp…

Heineken đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam, dự kiến tăng thêm 500 triệu USD

Liên doanh Heineken - Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) thành lập từ năm 1991, là một trong các doanh nghiệp quốc tế đầu tiên đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất, phân phối bia. Tới nay, Heineken đang vận hành 6 nhà máy sản xuất tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vũng Tàu với hơn 3.000 lao động trực tiếp và tạo ra hơn 150.000 việc làm gián tiếp, đóng góp 0,7% tổng GDP quốc gia. 

Nhà máy Heineken Vũng Tàu có quy mô là 40ha với công suất 1,1 tỷ lít bia mỗi năm. Đây cũng là nhà máy bia lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nhà máy được đầu tư với số vốn gần 400 triệu USD (tức khoảng 9.000 tỷ đồng). 

Doanh thu tại Việt Nam của tập đoàn đã tăng trưởng đều đặn 20% qua mỗi năm. Tới năm 2020, Heineken Việt Nam đạt doanh thu 55,7 nghìn tỷ đồng, lãi ròng 8.868 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp của tập đoàn cũng duy trì trên mức 53% liên tiếp trong nhiều năm.


Heineken Vũng Tàu là nhà máy bia lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á
Heineken Vũng Tàu là nhà máy bia lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á

Tại thị trường Việt Nam, Heineken không chỉ ghi nhận lãi thuộc hàng cao nhất mà còn chiếm được thị phần lớn, áp đảo các đối thủ có cùng dải sản phẩm. Trong giai đoạn 2020 - 2021, Heineken là doanh nghiệp đứng đầu ngành bia Việt Nam khi chiếm 44,4% thị phần, vượt qua cả Sabeco và bỏ xa các đối thủ Carlsberg, Habeco, Sapporo… Tập đoàn cũng thuộc nhóm những doanh nghiệp đã góp thuế nhiều nhất vào ngân sách nhà nước trong nhiều năm.

Báo cáo về tình hình đầu tư kinh doanh cùng kế hoạch phát triển của Tập đoàn tại Việt Nam, lãnh đạo Heineken Global cho biết Heineken đã đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam. Trong vòng 10 năm tới sẽ tiếp tục đầu tư thêm 500 triệu USD.

Người tiêu dùng Việt đang sử dụng 35 triệu sản phẩm của Unilever

Cũng là doanh nghiệp của Hà Lan xuất hiện từ năm 1995 đang hoạt động tại Việt Nam và chỉ đứng sau Heineken, Unilever đã đầu tư hàng trăm triệu USD xây dựng 5 nhà máy lớn tại Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức, KCN Biên Hòa. Unilever Việt Nam cũng ghi nhận doanh thu tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua, trong năm 2020 đạt gần 30.000 tỷ đồng. 


Khoảng 35 triệu sản phẩm của thương hiệu được sử dụng bởi người tiêu dùng Việt
Khoảng 35 triệu sản phẩm của thương hiệu được sử dụng bởi người tiêu dùng Việt

Hiện tại, công ty đang sở hữu hệ thống phân phối bán hàng trên toàn quốc với hơn 350 nhà phân phối cùng hơn 150 cửa hàng bán lẻ. Đa số các nhãn hàng thuộc Unilever đều đã trở nên quen thuộc với đời sống hàng ngày của người Việt Nam, như OMO, P/S, Clear, Lifebuoy, Sunsilk, Sunlight, VISO, Rexona, Pond’s, Knorr, VIM, Lipton,... 

Theo ước tính của Unilever Việt Nam, mỗi ngày có khoảng 35 triệu sản phẩm của thương hiệu được sử dụng bởi người tiêu dùng trên toàn quốc. 

Chủ sở hữu sữa Dutch Lady, YoMost, Friso,... có doanh thu 10.000 tỷ mỗi năm tại Việt Nam

Bắt đầu phát triển tại Việt Nam từ ngành sữa vào năm 1995 với số vốn mỗi năm khoảng 1 triệu USD, FrieslandCampina Việt Nam hiện nay đã trở thành một trong các thương hiệu hàng đầu trong ngành sản xuất sữa tại Việt Nam. Mỗi năm công ty cung cấp ra thị trường hơn 1,5 tỷ suất sữa với các nhãn hiệu quen thuộc như Dutch Lady, Friso, YoMost, Fristi, Completa… Như vậy đã tạo hơn 15 nghìn việc làm trực tiếp cũng như gián tiếp cho người lao động cả nước. 

FrieslandCampina đã đầu tư vào vùng chăn nuôi bò sữa bền vững tại Hà Nam từ năm 2014. Với các hoạt động tại Việt Nam, doanh thu của tập đoàn trong giai đoạn 2014 - 2020 giao động từ 9.000 - 10.000 tỷ đồng/năm. 

''Đại gia'' nông nghiệp thâu tóm mảng thức ăn chăn nuôi của Masan với 340 triệu USD

Cũng bắt tay vào đầu tư vùng chăn nuôi bò sữa tại Hà Nam cùng FrieslandCampina Việt Nam, Tập đoàn nông nghiệp Hà Lan - De Heus đã góp mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 2008. 

Thương vụ nổi bật mới đây nhất của De Heus phải nhắc tới là mua lại toàn bộ mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi MNS Feed của Tập đoàn Masan vào hồi cuối năm 2021 với số tiền 340 triệu USD. Khi mua lại 14 nhà máy của Masan, tổng số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của De Heus trên toàn Việt Nam được nâng lên 23 nhà máy vào thời điểm đó. 

Hiện tại, Việt Nam đang là một trong những địa điểm có nhiều nhà máy nhất của De Heus trên toàn thế giới. Đồng thời mở rộng nhiều dự án nông nghiệp rộng hàng trăm hecta tại Tây Nguyên, Tây Ninh… Tập đoàn này ghi nhận doanh thu tại Việt Nam tăng đều hàng năm, vượt qua cả “gã khổng lồ” C.P của Thái Lan trong năm 2020. 

Chủ sở hữu Dulux, Interpon chi hàng chục triệu USD mở rộng nhà máy

AkzoNobel là tập đoàn sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như Dulux, Interpon và Sikkens, đã tham gia vào thị trường Việt Nam kể từ năm 1995. Doanh thu tập đoàn mỗi năm giao động khoảng 4.000 tỷ đồng. AkzoNobel cũng mạnh tay chi hàng chục triệu USD để xây dựng các nhà máy tại nhiều tỉnh thành phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai… 

Trong đó, nhà máy thứ 4 tại khu công nghiệp Amata, tỉnh Đồng Nai đạt công suất 10 triệu lít/năm, được đầu tư số vốn khoảng 7 triệu USD. Đây là một trong các nhà máy sản xuất sơn gỗ công nghiệp chiến lược của AkzoNobel, cung cấp sơn cho toàn Đông Nam Á. 


AkzoNobel mạnh tay chi hàng chục triệu USD để xây dựng các nhà máy
AkzoNobel mạnh tay chi hàng chục triệu USD để xây dựng các nhà máy

Không chỉ có mảng chủ lực là sơn, tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Giám đốc AkzoNobel - Maarten de Vries cũng đề cập tới việc đầu tư vào lĩnh vực logistics trong thời gian tới.

Ngành đóng tàu Việt Nam chuẩn bị nhận thêm 100 triệu USD từ Damen 

Tuy chưa đạt được những mức doanh thu khủng như các doanh nghiệp “đồng hương” tại Việt Nam, nhưng Damen Shipyards Gorinchem - hãng đóng tàu hàng đầu Hà Lan cũng thu về mức doanh thu khá tốt là 840 tỷ đồng vào năm 2019, vẫn gây chú ý bằng các dự án lớn. 

Nổi bật trong số đó là nhà máy đóng tàu liên doanh Damen – Sông Cấm tại Hải Phòng. Được khánh thành từ năm 2014, nhà máy này nhận số vốn đầu tư là 60 triệu Euro với 70% vốn góp từ Damen trong giai đoạn 1, mỗi năm đạt công suất 50 tàu. 

Damen Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long mới đây cũng ký kết hợp đồng đóng 2 tàu dịch vụ điện gió CSOV 8720 và 4 tàu tùy chọn cùng series. Giám đốc điều hành Damen Shipyards Gorinchem cho hay, hãng dự kiến đầu tư thêm 100 triệu USD vào lĩnh vực đóng tàu tại Việt Nam.

Bên cạnh dự hiện diện của loạt doanh nghiệp Hà Lan nói trên, trong chuyến thăm quốc gia này, Thủ tướng Chính phủ cho biết, Hà Lan hiện tại có 3 mô hình hay mà Việt Nam cần được trao kinh nghiệm đó là mô hình Seaport (cảng biển, hàng hải); mô hình Airport (hàng không); mô hình Brainport (công nghệ cao, đổi mới sáng tạo).

Thủ tướng cũng đề nghị Hà Lan giúp đỡ Việt Nam trong việc xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp tại Hà Nội như mô hình Brainport Industries Campus tại TP. Eindhoven - Nơi được xem là thung lũng Silicon của châu Âu.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất SKK là gì? Làm thế nào để chuyển nhượng đất SKK?

Những mẫu nhà cấp 4 mái bằng nông thôn thu hút từ ánh nhìn đầu tiên

Khám phá 30+ mẫu nhà cấp 4 chữ L mái bằng đẹp mê - xu hướng mới 2024

Chiêm ngưỡng những mẫu nhà sàn đẹp, ấn tượng vạn người mê

Bất ngờ với loạt ảnh đẹp ngỡ ngàng của mẫu nhà 1 tỷ

Tham khảo 30 mẫu nhà cấp 4 4 phòng ngủ 120m2 - Ý tưởng hoàn hảo cho cuộc sống hiện đại

Những mẫu nhà mái ngói 2 tầng đơn giản mà “đẹp không tưởng”

Bỏ túi những mẫu nhà mái thái 8x12m có tính ứng dụng cao

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước