meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Vị tỷ phú giàu nhất châu Á sẵn sàng đầu tư 10 tỷ USD vào Việt Nam là ai?

Thứ tư, 03/08/2022-09:08
Mới đây, Chủ tịch Tổng công ty phát triển cảng của Tập đoàn Adani (Ấn Độ) đã thay mặt tỷ phú Gautam Adani tuyên bố cam kết đầu tư 10 tỷ USD vào Việt Nam. Cũng từ đây, nhiều người quan tâm về tỷ phú Gautam Adani - ông chủ của “đế chế” Adani.

Mới đây vào ngày 25/6 trong khuôn khổ Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2022, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, liên doanh giữa Tập đoàn Adani (Ấn Độ) và Tổng công ty đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát đã được UBND TP Đà Nẵng đã trao chứng nhận cho phép tiến hành nghiên cứu đầu tư dự án Cảng biển Liên Chiểu.

Sau khi cảng Liên Chiểu hoàn thành và đi vào hoạt động, nó sẽ trở thành trung tâm cảng đẳng cấp thế giới tại khu vực miền Trung, góp phần tạo động lực phát triển mới cho Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Theo nghiên cứu sơ bộ từ các chuyên gia, dự án cảng Liên Chiểu trong tương lai sẽ đóng góp 5.000 việc làm cho khu vực Đà Nẵng. Tập đoàn Adani có liên doanh, liên kết với hầu hết các tập đoàn vận tải biển lớn nhất trên thế giới, thế mạnh đặc biệt này sẽ tạo ra năng lực điều tiết nguồn hàng đi - đến các cảng quốc tế lớn sẽ tạo khả năng tăng rất nhanh hiệu quả khai thác của hạ tầng đầu tư của dự án này.

Cụ thể, ông Phạm Sanh Châu - Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ chia sẻ trên trang Facebook cá nhân rằng: “Chiều 25/6, tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2022, ông Sandeep Mehta, Chủ tịch Tổng công ty phát triển cảng của Tập đoàn Adani, đã thay mặt tỷ phú Gautam Adani tuyên bố cam kết đầu tư 10 tỷ USD vào Việt Nam trong tổng số 100 tỷ USD nhàn rỗi mà Tập đoàn Adani đang để sẵn để đầu tư ra nước ngoài”.


Ông Captain Sandeep Mehta, Chủ tịch Adani Ports & SEZ diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính
Ông Captain Sandeep Mehta, Chủ tịch Adani Ports & SEZ diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính

Được biết, Adani Group là một tập đoàn đa ngành được thành lập từ năm 1988. Tập đoàn này có trụ sở tại Ahmedabad, Ấn Độ. Tập đoàn này có phạm vi hoạt động trên 50 quốc gia trên toàn thế giới cùng với hơn 21.000 nhân viên. Tính đến cuối tháng 4 năm nay, giá trị vốn hóa thị trường của Tập đoàn Adani đã vượt mốc 206 tỷ USD.

Adani Group được đánh giá là tổ chức hạn tầng tích hợp lớn nhất Ấn Độ, hoạt động đa mảng. Trong đó, nổi bật nhất chính là mảng xây dựng và quản lý khai thác cảng biển quy mô lớn, khai thác mỏ và khí đốt tự nhiên, năng lượng tái tạo… Riêng với lĩnh vực khai thác cảng biển, Adani là một tập đoàn vô cùng đặc biệt khi có cả thế mạnh về tiềm lực kinh tế, kinh nghiệm xây dựng, quản lý, vận hành cũng như khai thác cảng biển quy mô hơn tầm cỡ châu lục và thế giới.

Chỉ tính riêng Adani Ports & SEZs (thuộc Tập đoàn Adani) đã sở hữu và quản lý khai thác 13 cảng tổng hợp quốc tế, 5 khu hậu cần cùng với nhiều tiện ích giao thông quy mô hàng đầu thế giới, tổng quy mô công suất xếp dỡ hàng hóa tổng hợp lên đến khoảng 560 triệu tấn/năm. Trong đó, 2 cảng tư nhân tại Mundra và Dahej có công suất gần 270 triệu tấn hàng hóa. Đây là nền tảng vững chắc giúp cho Tập đoàn Adani nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường hậu cần vận tải tại Ấn Độ.

Trong chiến lược phát triển của mình, tập đoàn này đã dành riêng 100 tỷ USD cho các quỹ đầu tư ra nước ngoài trong giai đoạn 2022 đến 2026. Đáng chú ý, Chủ tịch Gautam Adani cũng đã tuyên bố, tập đoàn đang xúc tiến để có thể đầu tư 10 tỷ USD vào một số ngành quan trọng tại Việt Nam ở giai đoạn này. Vị tỷ phú giàu nhất châu Á đánh giá Việt Nam là một đối tác quan trọng đối với sự phát triển của tập đoàn tại nước ngoài trong tương lai. Hiện, Adani đang tìm kiếm các dự án hạ tầng, cảng, tiếp vận cũng như các sáng kiến về năng lượng xanh phù hợp.

Gautam Adani - Người đưa Adani Group thành đế chế đa ngành nổi tiếng Ấn Độ

Ông Adani sinh năm 1962 ở bang Gujarat, miền tây Ấn Độ. Gia đình của ông vốn đông anh em và chuyên kinh doanh ngành dệt may. Trước đây, Adani có theo học Đại học Gujarat chuyên ngành thương mại, thế nhưng đến năm thứ hai thì ông bỏ học. Ở tuổi 18, chàng thanh niên Adani quyết tâm đến Mumbai để tìm kiếm cơ hội cho mình. Khi đó, hành trang đến thành phố với nền kinh tế phát triển nhất Ấn Độ của Adani chỉ là vỏn vẹn 100 rupee trong túi.


Ở tuổi 18, chàng thanh niên Adani quyết tâm đến Mumbai để tìm kiếm cơ hội cho mình. Khi đó, hành trang đến thành phố với nền kinh tế phát triển nhất Ấn Độ của Adani chỉ là vỏn vẹn 100 rupee trong túi
Ở tuổi 18, chàng thanh niên Adani quyết tâm đến Mumbai để tìm kiếm cơ hội cho mình. Khi đó, hành trang đến thành phố với nền kinh tế phát triển nhất Ấn Độ của Adani chỉ là vỏn vẹn 100 rupee trong túi

Năm 1988, Tập đoàn Adani có khởi đầu là một doanh nghiệp thương mại nông nghiệp. Qua thời gian dài phát triển, tập đoàn đã trở thành một đế chế hùng mạnh hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ giao dịch than đá, khai khoáng, hậu cần cho tới sản xuất và phân phối điện.

Cho tới những năm gần đây, Adani đã mở rộng sang lĩnh vực năng lượng xanh, xây dựng sân bay và trung tâm dữ liệu, sản xuất xi măng. Vị tỷ phú này cam kết mạnh mẽ rằng, đến năm 2030 ông sẽ đầu tư tổng cộng 70 tỷ USD để đưa Adani Group trở thành nhà sản xuất năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới.

Đáng chú ý, Gautam Adani – ông chủ Adani Group là tỷ phú giàu nhất châu Á thời điểm hiện tại. Theo dữ liệu của Forbes, khối tài sản của ông lên tới 98,3 tỷ USD. Con số này đã đưa ông chủ của Adani Group trở thành vị tỷ phú châu Á giàu nhất trong lịch sử. Hiện nay, khối tài sản của doanh nhân Ấn Độ này đã giảm xuống còn 98,3 tỷ USD. Tuy nhiên, ông vẫn giữ “ngôi vương” là người giàu nhất châu Á với khối tài sản nhiều hơn 5,5 tỷ USD so với vị tỷ phú đứng số 2 trong BXH là Mukesh Ambani.

Đặc biệt, trong khoảng thời gian diễn ra đại dịch Covid-19 đã giúp tài sản của vị tỷ phú này gia tăng chóng mặt. Hai năm trước, tài sản của Adani chỉ là 8,9 tỷ USD. Thế nhưng đến tháng 3/2021, con số này đã tăng vọt lên mức 50,5 tỷ USD. Đến tháng 3 năm nay, tài sản của vị doanh nhân Ấn Độ này đạt khoảng 90 tỷ USD nhờ giá cổ phiếu các công ty con tiếp tục tăng.


Cho tới những năm gần đây, Adani đã mở rộng sang lĩnh vực năng lượng xanh, xây dựng sân bay và trung tâm dữ liệu, sản xuất xi măng
Cho tới những năm gần đây, Adani đã mở rộng sang lĩnh vực năng lượng xanh, xây dựng sân bay và trung tâm dữ liệu, sản xuất xi măng

Sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng ông chủ Tập đoàn Adani luôn hết mình với các công việc từ thiện. Mới đây, tỷ phú Adani và gia đình đã cam kết sẽ quyên góp tổng công 600 tỷ Rupee (tương đương 7,7 tỷ USD) cho các hoạt động từ thiện xã hội. Tuyên bố này được đưa ra vào đúng lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 của ông như một hoạt động vô cùng ý nghĩa. Được biết, khoản quyên góp này sẽ được quản lý bởi tổ chức Adani Foundation. Số tiền khổng lồ này với mục tiêu nhắm tới các hoạt động thúc đẩy phát triển y tế, giáo dục và phát triển kỹ năng.

“Đây là một trong những khoản quyên góp lớn nhất dành cho một tổ chức từ thiện trong lịch sử doanh nghiệp Ấn Độ”, Gautam Adani bổ sung và cho biết thêm rằng, cam kết này cũng được đưa ra nhằm kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cha ông, Shantilal Adani. Không chỉ tỷ phú Adani mà vợ của ông cũng là một nhà từ thiện nổi tiếng, từng được trao bằng tiến sĩ danh dự vì hoạt động này.

Bên cạnh khối tài sản lớn cùng các hoạt động từ thiện, cuộc đời của vị tỷ phú giàu chất châu Á Gautam Adani từng trải qua một biến cố nguy hiểm đến tính mạng. Cụ thể, vào năm 1998, ông Adani từng bị bắt cóc và đòi tiền chuộc. Đến năm 2008, ông lại tiếp tục trở thành con tin,bị giam giữ tại khách sạn Taj Mahal Palace ở Mumbai trong cuộc tấn công khủng bố khiến ít nhất 166 người thiệt mạng.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước