VARS: Doanh nghiệp bất động sản đã đồng loạt lâm vào trạng thái “ngộp thở” trong thời gian dài
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia chứng khoán: VN-Index tiếp tục xu hướng đi ngang và có những phiên tăng giảm xen kẽ“Phễu lọc” phát huy tác dụng, chuyên gia “bắt mạch” thị trường bất động sảnNhà đất dính quy hoạch bỗng dưng được “săn mua”, chuyên gia cảnh báo gì?Theo Zing, theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) thì “nghèo nàn, kém hấp dẫn, thiếu hụt” chính là những từ mô tả chính xác về thực trạng nguồn cung bất động sản trong thời gian qua.
Cụ thể là nguồn cung trong năm 2022 chỉ bằng 20% so với năm 2018. Cơ cấu của sản phẩm cũng chủ yếu là ở phân khúc cao cấp. Trong khi đó thì phân khúc nhà ở bình dân đã gần như vắng bóng. Riêng trong quý 1, thị trường chỉ có khoảng 25.000 sản phẩm mới, đa phần đều là hàng tồn kho từ các dự án mới được mở bán trước đó.
Thị trường bất động sản “chìm” trong khó khăn
Không chỉ là thiếu hụt nguồn cung, thị trường bất động sản còn đang chứng kiến được đà suy giảm ở nguồn cầu, lượng giao dịch ở trong năm 2022 và quý 1 năm 2023 cũng đều có xu hướng đi xuống.
Trong báo cáo cho biết, tỷ lệ hấp thụ chung của toàn thị trường trong năm 2022 đạt mức khoảng 39%, tương đương với 19.000 giao dịch, chỉ bằng 17% so với số liệu thu thập được vào năm 2018. Ngoài ra thì tỷ lệ hấp thụ chung của toàn thị trường trong quý 1 cũng chỉ có khoảng 11%, tương ứng với hơn 2.700 giao dịch, so với cùng kỳ năm ngoái giảm hơn 50%.
Đứng trước thực trạng trên thì VARS cũng đã chỉ ra những nguyên nhân khiến cho khách hàng không còn hào hứng để xuống tiền mua bất động sản.
Thứ nhất là bởi lượng sản phẩm nghèo nàn, phần lớn nguồn cung đến từ những dự án cũ. Bản thân nhiều dự án cũng chưa thực sự hấp dẫn.
Thứ hai là niềm tin vào thị trường của người mua cũng đang ngày càng sụt giảm. Hơn thế, việc lãi suất ngân hàng ở mức cao đã khiến cho nhiều khách hàng tích cực gửi tiền vào nhà băng thay vì đầu tư mua nhà đất.
Thứ ba là việc vay vốn mua bất động sản cũng tương đối nhọc nhằn hơn. Hơn thế, một lượng khách hàng gặp khó khăn về tài chính bởi tình hình kinh tế chung.
Chính những yếu tố kể trên đã khiến cho người mua chẳng còn mạnh tay móc hầu bao chi cho ngành địa ốc. Đặc biệt, đa phần những dự án bất động sản nghỉ dưỡng trên thị trường đều ở trong tình trạng đắp chiếu và chờ phê duyệt. Và trong bối cảnh kinh tế suy giảm, hiệu quả sử dụng cũng như kinh doanh với phân khúc này về mức rất thấp.
Cũng theo đó, sức mua của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cũng vì thế mà đã sụt giảm mạnh. DKRA nói rằng, nguồn cầu trong tháng 4 đối với phân khúc biệt thự cũng như shophouse nghỉ dưỡng cũng đã giảm lần lượt 98% và 99% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng với phân khúc condotel thì mức giảm là 36%.
Các chuyên gia của VARS cho biết: “Các khó khăn tác động đến thị trường bất động sản không được giải quyết một cách triệt để trong thời gian dài. Cũng giống như mưa dầm, thấm lâu đã dẫn đến kết quả là toàn bộ thị trường chìm dần trong khó khăn”.
Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ “ngừng thở” đồng loạt
Có thể thấy, dự án khó bán, nguồn vốn siết chặt và nhiều doanh nghiệp đầu tư, phát triển bất động sản đã đồng loạt lâm vào trạng thái ngộp thở trong một thời gian dài. VARS cho biết, các đơn vị này như người sắp chết đuối, dù đã cố gắng loại bỏ dần các yếu tố làm giảm sức nặng đi. Mặc dù vậy thì nhiều công ty vẫn chẳng thể đủ sức để ngoi lên.
Trong báo cáo của VARS nhận định: “Động lực sống khiến cho các doanh nghiệp vẫn đang cố gắng vùng vẫy, quẫy đạp cũng như sẵn sàng bấu víu vào bất kỳ một chiếc phao cứu sinh nào. Và trong suốt thời gian tính từ đầu năm 2022, Chính phủ cũng đã tạo ra những chiếc phao như thế ở trên thị trường cũng như doanh nghiệp. Dù vậy thì nhiều đơn vị vẫn chưa thể bám vào các công cụ cứu hộ này và tạo đà, ngoi lên trên mặt nước”.
Những chuyên gia của hiệp hội khẳng định sức chống đỡ của các doanh nghiệp có giới hạn. Nếu như đơn vị này không ngoi lên kịp thời thì chắc chắn họ sẽ phải bước sang giai đoạn sặc nước, ngừng thở đồng loạt.
Cũng trong thời gian 5 tháng đầu năm nay, có 554 doanh nghiệp bất động sản đã giải thể, so với cùng kỳ năm trước tăng 30,4%. Số lượng công ty địa ốc thành lập mới ghi nhận là 1.744 doanh nghiệp, so với cùng kỳ năm trước giảm 61,4%. Trong quý 1, doanh thu cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp bất động sản giảm lần lượt là 6,46% và 38,6% so với cùng kỳ trong năm 2022.
Báo cáo của hiệp hội cũng nói thêm rằng, lượng hàng tồn kho lớn, chủ yếu đến từ các dự án xây dựng dở dang, buộc phải tạm dừng bởi doanh nghiệp không còn đủ nguồn lực để tiếp tục triển khai dự án. Có nhiều nơi đã phải điều chỉnh lại quy mô nhân sự.
Và trong số 20 doanh nghiệp địa ốc có tổng tài sản lớn nhất tính đến cuối năm 2022, có đến 6 đơn vụ đã cắt giảm nhân sự. Trong đó, đáng kể nhất đó là Tập đoàn Đất Xanh cùng với công ty con là Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh khi lần lượt sa thải 41% và 45% lực lượng lao động trong năm 2022.
Bên cạnh đó thì Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va cũng đã cắt giảm 20% nhân sự, Sunshine Homes cùng với Công ty Bất động sản An Gia cũng đã lần lượt nói lời tạm biệt với 16% và 29% trong tổng số nhân viên.
Và tính đến quý 1, đà cắt giảm nhân sự đã tiếp tục diễn ra ở nhiều doanh nghiệp lớn. Đất Xanh cũng đã sa thải thêm 1.384 nhân viên, còn Vinhomes cũng buộc phải cho nghỉ việc 1.527 nhân viên.
Những doanh nghiệp bất động sản vẫn đang hoạt động thì buộc phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy và lực lượng lao động. Hay thậm chí là một số công ty còn dừng, hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng dự án vẫn còn đang dang dở, dừng triển khai những dự án mới, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn và dừng IPO,...