Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH) báo lãi đậm năm 2022 dù doanh thu quý 4 lao dốc
BÀI LIÊN QUAN
VDSC: Xếp dỡ Hải An ước lãi sau thuế khoảng 200 tỷ đồng trong quý 3 năm nayChứng khoán SSI nhận định: Hải An vẫn có thể duy trì mức lợi nhuận cao đến năm 2024 nhờ công suất tăng lênXếp dỡ Hải An (HAH) thiết lập mốc lợi nhuận kỷ lục mới trong quý 2 năm nay nhờ đầu tư thêm tàuVận tải và Xếp dỡ Hải An báo lãi đậm cả năm 2022
Theo Nhịp Sống Thị Trường, mới đây Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán: HAH) đã công bố báo cáo tài chính của quý 4/2022 cùng với lũy kế cả năm 2022.
Chỉ tính riêng trong quý 4/2022, doanh thu thuần của Vận tải và Xếp dỡ Hải An đã tăng 26% so với cùng kỳ năm trước và đạt 845 tỷ đồng. Trong khi đó, giá vốn bán hàng đã tăng cao hơn so với mức tăng doanh thu, nhờ đó lãi gộp chỉ còn 271 tỷ đồng, so với quý 4/2021 đã giảm 19,5%.
Cũng trong kỳ này, doanh thu tài chính của Vận tải và Xếp dỡ Hải An là gần 44 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã cao gấp 3,7 lần. Tuy nhiên, chi phí tài chính cũng đã tăng mạnh từ 9 tỷ đồng lên mức hơn 52 tỷ đồng. Đáng chú ý, hoạt động liên doanh liên kết của Vận tải và Xếp dỡ Hải An trong quý 4/2022 đã báo lỗ 189 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm trước bão lãi 9,4 tỷ đồng.
Kết quả, sau khi khấu trừ tất cả các khoản chi phí, lãi sau thuế của Vận tải và Xếp dỡ Hải An đã giảm 29% so với cùng kỳ năm trước và đạt 189,5 tỷ đồng. Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là 171,5 tỷ đồng, tương đương với EPS đạt 2.037 đồng. Liên quan đến vấn đề này, phía công ty giải trình và cho biết, sản lượng vận tải trong quý 4/2022 đạt được ở mức thấp, cộng thêm giá cước thấp và giá nhiên liệu tăng lên. Chưa kể, tàu West và tàu Mind cũng đã lên đà định kỳ vào tháng 11 cũng như tháng 12/2022, thế nên lợi nhuận từ hoạt động cho thuê tàu cũng đã giảm đáng kể. Ngoài ra, lợi nhuận được ghi nhận từ các công ty liên kết trong kỳ này cũng đã giảm do Công ty TNHH Đại lý và tiếp vận Hải An đã trở thành công ty con.
Sau khi lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần của Vận tải và Xếp dỡ Hải An đã tăng 64% so với cùng kỳ năm trước và đạt 3.205,6 tỷ đồng, so với năm liền trước đã cao hơn gấp gần 2 lần. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là 829 tỷ đồng, tương đương EPS của công ty trong năm 2022 đạt 11.117 đồng. Theo đó, cả doanh thu cùng với lợi nhuận của Vận tải và Xếp dỡ Hải An trong năm 2022 đều đã thiết lập cột mốc kỷ lục.
Thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023
Trước đó, theo Doanhnhan.vn, Vận tải và Xếp dỡ Hải An cũng đã công bố nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2022, đồng thời phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm 2023. Theo như ước tính của Vận tải và Xếp dỡ Hải An, tổng sản lượng của năm 2022 đã vượt 1 triệu TEU, tương đương với vượt gần 6% kế hoạch đề ra cho cả năm. Trong số đó, có hơn 417 ngàn TEU khai thác cảng cùng với gần 392 ngàn TEU khai thác tàu. Ngoài ra, còn lại hơn 193 ngàn TEU đều là sản lượng Depot.
Thời điểm đó, Vận tải và Xếp dỡ Hải An đã thông qua kế hoạch kinh doanh của năm 2022 với tổng doanh thu là gần 2.388 tỷ đồng cùng 550 tỷ đồng lãi sau thuế, so sánh với con số thực hiện được trong năm 2021 đã lần lượt ghi nhận mức tăng trưởng là 22% và 23%. Như vậy, kết thúc năm 2022, Vận tải và Xếp dỡ Hải An đã vượt 34% mục tiêu về doanh thu, đồng thời vượt 91% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.
Bước sang năm 2023, Vận tải và Xếp dỡ Hải An đặt kế hoạch tổng doanh thu giảm 18% so với ước tính thực hiện của năm 2022, đạt 2.631 tỷ đồng. Trong khi đó, mục tiêu lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ cũng giảm 64% so với ước tính thực hiện trong năm 2022, về mức 300 tỷ đồng.
Dễ dàng thấy được rằng, kể từ năm 2012 cho đến năm 2022, giá cước vận tải biển chưa bao giờ biến động mạnh mẽ mà chỉ chủ yếu diễn biến ở mức ổn định. Thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã khiến chuỗi cung ứng gián đoạn, việc di chuyển cũng gặp nhiều thách thức và đẩy giá cước vận tải lên mức cao kỷ lục.
Điều đáng nói, việc giá cước tăng đột biến trong khoảng thời gian từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2021 đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi cho ngành vận tải, đồng thời thúc đẩy nhiều hãng vận tải biển đóng tàu mới. Tuy nhiên, cũng chính điều này đã dẫn tới lo ngại nguồn cung trong thời gian tới sẽ gia tăng. Trong đó, ước tính những đợt giao tàu mới sẽ rơi vào khoảng năm 2023 và năm 2024.
Bên cạnh đó, nguồn hàng hóa suy giảm cộng thêm lượng tàu đóng mới liên tục hạ thủy cũng khiến giá cước vận tải lao dốc. Theo dự kiến, xu hướng này vẫn tiếp tục duy trì trong thời gian tới, cho đến khi nền kinh tế trên toàn thế giới bước sang chu kỳ mở rộng mới.