meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chứng khoán SSI nhận định: Hải An vẫn có thể duy trì mức lợi nhuận cao đến năm 2024 nhờ công suất tăng lên

Thứ hai, 05/09/2022-10:09
Theo đó, Chứng khoán SSI cho rằng thị trường vận tải container đã bắt đầu điều chỉnh sau chu kỳ tăng mạnh kéo dài trong thời gian 2 năm.

Theo Người Đồng hành, Chứng khoán SSI đã đánh giá Vận tải và Xếp dỡ Hải An vẫn có thể duy trì được mức lợi nhuận cao đến năm 2024 bất chấp thị trường vận tải container đã bắt đầu điều chỉnh sau chu kỳ tăng mạnh kéo dài trong thời gian 2 năm. 

Nhu cầu yếu, giá cước giao ngay đã có sự điều chỉnh

Có thể thấy, sự điều chỉnh của thị trường vận tải container diễn ra sớm hơn so với dự kiến bởi nhu cầu bất ngờ yếu đi nhanh chóng chứ không phải là do tình trạng tắc nghẽn được giảm bớt đi. 


Chứng khoán SSI đã đánh giá Vận tải và Xếp dỡ Hải An vẫn có thể duy trì được mức lợi nhuận cao đến năm 2024 bất chấp thị trường vận tải container đã bắt đầu điều chỉnh sau chu kỳ tăng mạnh kéo dài trong thời gian 2 năm
Chứng khoán SSI đã đánh giá Vận tải và Xếp dỡ Hải An vẫn có thể duy trì được mức lợi nhuận cao đến năm 2024 bất chấp thị trường vận tải container đã bắt đầu điều chỉnh sau chu kỳ tăng mạnh kéo dài trong thời gian 2 năm

Drewry cho biết, giá cước vận tải container trung bình đã giảm 38% kể từ hồi tháng 2 nhưng vẫn đang ở mức cao gấp 4 lần so với mức trước dịch COVID-19. Trong các tuyến vận tải chính thì các tuyến từ Thượng Hải đã giảm mạnh nhất - đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho chỉ số chung giảm đi. Chứng khoán SSI cũng lưu ý rằng sản lượng vận tải vẫn được duy trì ở mức khá tốt với sản lượng trên toàn cầu đạt mức tăng trưởng dương trong tháng 6, so với cùng kỳ tăng 0,6% sau khi giảm trong bốn tháng trước đó. Dù vậy thì sản lượng đặt trước đã chậm lại đáng kể bởi các nhà bán lẻ giảm lượng hàng tồn kho trong bối cảnh những bất ổn vĩ mô gia tăng. 

Ở thị trường nội địa thì giá cước vẫn được hỗ trợ bởi tình trạng cung không đủ cầu và chi phí giảm khoảng 10% so với mức đỉnh. Các chuyên gia cho biết, sản lượng vận chuyển trong nước đang có dấu hiệu phục hồi khi mà sản lượng tháng 7 tăng 3% so với tháng trước và con số này đang ở mức cao nhất trong thời gian 4 tháng qua. Lũy kế trong 7 tháng đầu năm 2022, tổng sản lượng container thông qua các cảng Việt Nam ghi nhận tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng hàng nhập khẩu ghi nhận tăng 3,5% cùng sản lượng vận chuyển nội địa giảm 4,8%. 


Chỉ số giá cước vận tải biển. Nguồn ảnh: SSI Reasearch, Drewry
Chỉ số giá cước vận tải biển. Nguồn ảnh: SSI Reasearch, Drewry

Còn trên thị trường thuê tàu, giá cước cũng đã bắt đầu điều chỉnh nhưng trễ hơn so với giá cước giao ngay. Harper Peterson cho biết, giá thuê tàu trung bình đã điều chỉnh 9% so với mức đỉnh, tuy nhiên thì vẫn cao hơn từ 5 - 8 lần so với năm trước. Cũng cần lưu ý rằng thời hạn hợp đồng đã được rút ngắn xuống dưới hai năm so với mức từ 2 - 5 năm trong giai đoạn điều chỉnh. 

Thị trường vận tải container sẽ diễn ra như thế nào trong thời gian tới?

Chứng khoán SSI nhận thấy thị trường vận tải container đã bắt đầu điều chỉnh sau chu kỳ tăng mạnh kéo dài trong thời gian 2 năm khi mà cả giá cước giao ngày cùng giá thuê tàu đều giảm. Sự điều chỉnh này cũng đã diễn ra sớm hơn so với đơn vị này dự kiến chủ yếu là do nhu cầu bất ngờ yếu đi nhanh chóng chứ không phải là do tình trạng tắc nghẽn được giảm bớt. Và câu hỏi quan trọng lúc này chính là quá trình bình thường hóa sẽ diễn ra như thế nào và giá cước sẽ được điều chỉnh về mức bao nhiêu?


Sản lượng vận chuyển hàng hóa nhập khẩu cả nước. Nguồn ảnh: SSI Reasearch, Vinamarine
Sản lượng vận chuyển hàng hóa nhập khẩu cả nước. Nguồn ảnh: SSI Reasearch, Vinamarine

Và trong thời gian dưới 1 năm, có nhiều yếu tố tiêu cực ví dụ như áp lực lạm phát cao, các nhà bán lẻ cũng giảm lượng hàng tồn kho hay như các biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 của Trung Quốc,... cũng sẽ tiếp tục gây áp lực lên nhu cầu vận tải và làm giảm giá cước. Dù vậy thì nhu cầu có thể tăng lại vào giai đoạn cuối năm và điều này cũng sẽ hỗ trợ cho giá cước vận chuyển. Bên cạnh đó, tình trạng tắc nghẽn vẫn có thể tiếp diễn giúp cho giá cước giảm không quá nhanh nhưng vẫn cao hơn so với mức trước dịch bệnh COVID-19 bùng phát. 


Giá thuê theo kích cỡ tàu. Nguồn ảnh: SSI Reasearch, Harper Petersen
Giá thuê theo kích cỡ tàu. Nguồn ảnh: SSI Reasearch, Harper Petersen

Về dài hạn trên hai năm thì các chuyên gia lo ngại nhất chính là việc lượng tàu mới được bàn giao trong giai đoạn năm 2023 - 2024 là tương đối lớn (tương đương với 28% đội tàu hiện có), kết hợp với khả năng một lượng cung tàu sẽ được giải phóng sau khi tình trạng tắc nghẽn được giải quyết. Nhìn chung, điều này cũng có thể tạo ra tình trạng dư cung và gây áp lực lớn lên giá cước. Dù vậy thì một số yếu tố quan trọng có thể bù đắp cũng như hạn chế sự gia tăng nguồn cung tài ví dụ như năng lực cảng hạn chế, các quy định chặt chẽ hơn về môi trường cùng với khả năng kiểm soát cung tàu tốt hơn của các liên minh hãng tàu. Ở chiều hướng khác, nhu cầu vận chuyển vẫn còn có nhiều tiền năng, đáng chú ý là khi chuỗi cung ứng trở nên phức tạp hơn để có thể đa dạng hóa, hạn chế ảnh hưởng vào một nguồn cung. Và dù khó có thể dự báo được giá cước sẽ quay về mức bao nhiêu nhưng có những lý do để có thể tin tăng tương quan cung - cầu trên thị trường vận tải container cũng sẽ giúp cho giá cước đạt mức cao hơn so với thời điểm trước COVID-19. 

Xếp dỡ Hải An dễ chịu ảnh hưởng bởi biến động của thị trường quốc tế so với thời điểm trước

Hai năm qua, Hải An - đây là một đơn vị đầu ngành vận tải container đã tiến sâu hơn vào thị trường quốc tế với hai tuyến dịch vụ vận chuyển mới đến Trung Quốc và một nửa đội tài ký hợp đồng cho thuê tài với các hãng quốc tế cũng như liên doanh  ZIM-Haian JV dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2022. Chính vì thế mà Hải An dễ chịu ảnh hưởng từ biến động của thị trường quốc tế hơn so với trước. 


Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An được thành lập vào ngày 8/5/2009 với các lĩnh vực kinh doanh chính đó là khai thác cảng, vận tải biển, đại lý hàng hải và logistics
Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An được thành lập vào ngày 8/5/2009 với các lĩnh vực kinh doanh chính đó là khai thác cảng, vận tải biển, đại lý hàng hải và logistics

Còn về các rủi ro liên quan đến việc giảm giá cước vận tải đối với Hải An, Chứng khoán SSI đã chỉ ra giá cước thuê tàu đang được điều chỉnh dần. Đến thời điểm hiện tại, giá cho thuê 1 năm đối với tàu 1.700 TEU được báo giá là 49.000 USD/ngày - mức này cao hơn so với các hợp đồng hiện tại của Hải An đã ký ở mức 15.000 - 32.000 USD/ngày. Còn mức giá mới cho các hợp đồng sắp hết hạn hay nhưng hợp đồng ký vào cuối năm nay sẽ giúp gia tăng được đáng kể doanh thu cho thuê tàu trong năm 2023. Dù vậy thì các hợp đồng hết hạn trong giai đoạn 2023 - 2024 sẽ có thể phải đối mặt với áp lực giảm giá nhưng vẫn sẽ có hơn mức hòa vốn. 

Công suất tăng lên, Hải An vẫn có thể duy trì mức lợi nhuận cao đến năm 2024 

Dù vậy thì Chứng khoán SSI cũng cho rằng Hải An vẫn có thể duy trì mức lợi nhuận cao cho đến năm 2024 bởi công suất tăng lên. 

Theo đó, Chứng khoán SSI ước tính lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ có thể đạt mức 907 tỷ đồng vào năm 2022, tăng 103% và 1.051 tỷ đồng (tăng 15,9%) vào năm 2023 và 1.072 tỷ đồng (tăng 2%) vào năm 2024. Trong ngắn hạn thì kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của Hải An cũng sẽ duy trì ở mức cao trong quý 3/2022, so với cùng kỳ tăng trên 20% do nền so sánh cao hơn. Dự báo này chưa tính đến việc hợp nhất kết quả kinh doanh của liên doanh ZIM-Haian. Theo ghi nhận, liên doanh này có thể bị lỗ trong những tháng đầu hoạt động và có thể có lãi kể từ năm 2024. 

Chứng khoán SSI cũng điều chỉnh giảm P/E mục tiêu của Hải An từ 8 lần xuống còn 6 lần đồng thời hạ giá mục tiêu 1 năm xuống mức 84.500 đồng/cổ phiếu (từ 110.000 đồng/cổ phiếu). Dù vậy, các chuyên gia vẫn duy trì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu HAH. 


Kết quả kinh doanh hàng quý của HAH. Nguồn ảnh: SSI Reasearch (Đơn vị tính: Tỷ đồng)
Kết quả kinh doanh hàng quý của HAH. Nguồn ảnh: SSI Reasearch (Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Xét về kết quả kinh doanh, Hải An tiếp tục công bố mức lợi nhuận cao kỷ lục mới trong quý 2 với mức doanh thu đạt 929 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 107% và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ ghi nhận là 240 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 191%.  Tỷ suất lợi nhuận gộp ghi nhận đạt 46,7% trong quý 2, so với quý 1 giảm nhẹ do giá dầu nhiên liệu tăng lên và đạt mức đỉnh vào tháng 6/2022. Mảng vận tải biển cũng ghi nhận kết quả khá tích cực. Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận gộp của mảng vận tải biển tăng lần lượt là 110% và 288% so với cùng kỳ trong quý 2 do tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện lên mức  39,3% so với 21,3% trong quý 2/2021. Còn tỷ trọng đóng góp của mảng vận tải biển cũng đã lên đến 84% tổng lợi nhuận gộp trong quý 2/2022. 

Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An được thành lập vào ngày 8/5/2009 với các lĩnh vực kinh doanh chính đó là khai thác cảng, vận tải biển, đại lý hàng hải và logistics. Vào ngày 11/3/2015, công ty đã tiến hành niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE) với mã cổ phiếu là HAH. 

Đến thời điểm hiện tại, công ty đã thành lập được 9 công ty con và công ty liên kết với mức lợi nhuận hàng năm đạt tăng trưởng liên tục từ năm 2010. Hiện, Hải An đang sở hữu đội tàu container chất lượng với tổng số 8 tàu container có sức chứa từ 700 - 1.800TEU khai thác hiệu quả trên tuyến nội địa và nội Á. Cùng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, đội tàu của Hải An hiện đang nằm trong TOP 100 đội tàu lớn nhất trên thế giới đồng thời là một trong những hãng vận chuyển tàu container nội địa và nội Á uy tín với việc đảm bảo được lịch trình hàng tuần theo đúng cam kết với khách hàng. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

23 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

23 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

23 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

23 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước