Ủy viên là gì? Các thông tin liên quan đến ủy viên bạn nên biết
Tìm hiểu về các thông tin liên quan đến cấp ủy là gì?
Cấp ủy là gì?
Cấp ủy cơ sở là gì? “Cấp ủy” hay còn được gọi là “tổ chức Đảng bộ cấp tỉnh tại Việt Nam”, là cấp cơ sở được Đại hội Đảng bộ, chi bộ bầu ra và là cơ quan tiêu biểu cho năng lực trí tuệ, cho các hoạt động thực tiễn, thể hiện cho phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của Đảng bộ, chi bộ. Cấp ủy được coi là cơ quan lãnh đạo tập thể của Đảng bộ, chi bộ giữa các kỳ đại hội và có vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo cũng như tiến hành công tác để xây dựng Đảng về các quan điểm về tư tưởng, chính trị và thực hiện theo nghị quyết của đại hội nhiệm kỳ.
Bên cạnh đó, cấp ủy còn là một cơ sở lãnh đạo để xây dựng lên các bộ máy, đào tạo đội ngũ cán bộ cũng như các hoạt động khác trong bộ máy chính trị và có mặt trên tất cả mặt trận của đời sống xã hội theo đúng những nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn.
Đảng ủy là gì?
Đảng ủy là cơ quan lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và được phân bổ ở cấp xã, phường, thị trấn. Văn phòng Đảng ủy là cơ quan nằm thuộc hệ thống các ban đảng, nó có chức năng tham mưu, giúp việc cho Đảng ủy, trực tiếp là giúp Ban Thường vụ và Bí thư hay Phó Bí thư Đảng ủy,... tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của Đảng đồng thời cũng là trung tâm thông tin tổng hợp, báo cáo phục vụ sự lãnh đạo của Đảng ủy cơ quan Bộ.
Vậy ủy viên là gì?
Ủy viên là những cá nhân nhân có đủ các yếu tố phẩm hạnh, kiến thức, kinh nghiệp,... được lựa chọn trong nhiều người để giữ một chức vụ trong ủy ban. Ủy viên hiểu theo cách hiểu đơn giản là thành viên của một ban hay một ủy ban nào đó.
Đổi mới nội dung cũng như phương thức hoạt động của cấp ủy
Trong thời gian gần đây, hầu hết các cấp ủy viên đều đã phát huy tốt vai trò của mình trong lãnh đạo. Tuy nhiên, còn không ít những địa phương vẫn có những hạn chế và chất lượng lãnh đạo chưa cao, năng lực còn kém, công tác quản lý còn chưa chặt chẽ. Những người đứng đầu cấp ủy mới chỉ tập trung vào trong việc lãnh đạo tập thể đưa ra những nghị quyết cấp ủy cho cấp dưới thực hiện, có vấn đề gì xảy ra thì cấp dưới phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Do đó, yêu cầu trước mắt cần thực hiện là việc phải đổi mới nội dung cũng như những phương thức hoạt động của cấp ủy là vấn đề cấp thiết được đặt ra.
Đổi mới chính sách về các nội dung, phương thức lãnh đạo
Đây là một vấn đề quan trọng trong việc đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của các tổ chức Đảng hiện nay. Nó khắc phục thực trạng bao biện, làm khác với chính quyền và các đoàn thể. Các tổ chức cấp ủy chỉ nên đưa ra những ý kiến về những định hướng phát triển kinh tế - xã hội còn vấn đề cụ thể hóa thực hiện thì nên giao cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân triển khai theo quy định thẩm quyền và chức năng của mình.
Đưa ra các nghị quyết đúng và tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát
Ủy viên là những người lãnh đạo đồng thời thực hiện chỉ đạo theo những nghị quyết của Đảng, chi bộ. Vì vậy, những quyết định đưa ra phải đúng đắn thì mới có thể xây dựng được bộ máy chính quyền vững chắc. Và để đưa ra được các nghị quyết đúng đắn thì các ủy viên cần phải thật am hiểu về cơ sở lý luận, nắm vững các nghị quyết của Trung ương và Đảng bộ đồng thời hiểu rõ các chính sách về pháp luật, nắm được các cơ sở thực tiễn cũng như những yêu cầu đặt ra để từ đó điều tra, nghiên cứu những mong muốn của nhân dân và đưa vào nghị quyết.
Đẩy mạnh xây dựng, rèn luyện phong cách làm việc khoa học hơn
Tác phong làm việc một cách khoa học được coi là một trong những thành tố góp phần xây dựng bộ máy chính quyền vững mạnh hơn. Tác phong hoạt động này của các cấp ủy viên được thể hiện qua việc biết xây dựng và thực hiện những kế hoạch, quy chế trong tổ chức thực hiện nghị quyết. Cấp ủy còn phải biết cách lập các chương trình công tác và tổng kết đồng thời rút ra những kinh nghiệm, phương pháp làm việc hiệu quả, phù hợp hơn với địa phương.
Chức năng và quyền hạn của cấp ủy
Chức năng của cấp ủy viên là gì?
Cấp ủy là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ và chi bộ, có chức năng trong việc lãnh đạo cũng như thực hiện các nghị quyết đại hội đại biểu, toàn bộ những chủ trương nghị quyết và chỉ thị của trung ương hay những chính sách, pháp luật nhà nước.
Bên cạnh đó, cấp ủy cũng thực hiện việc đề xuất lên bộ chính trị những vấn đề liên quan đến quá trình và công tác lãnh đạo, quản lý. Ban thường vụ cấp ủy là cơ quan quan trọng lãnh đạo giữa 2 kỳ họp của tỉnh ủy và thành ủy. Ban này có chức năng kiểm tra, giám sát và lãnh đạo việc thực hiện toàn bộ nghị quyết đồng thời chỉ đạo trong công tác tổ chức cán bộ địa phương.
Quyền hạn và nhiệm vụ của cấp ủy viên là gì?
Quyền hạn và nghĩa vụ của cấp ủy bao gồm:
- Cấp ủy là cơ quan lãnh đạo với mục đích cụ thể hóa tất cả các chủ trương, biện pháp và tiến hành triển khai, tổ chức việc thực hiện những nghị quyết của đại hội đại biểu và trung ương. Nhiệm vụ của nó là quyết định những chương trình đồng thời kiểm tra, giám sát cũng như đánh giá hiệu quả của việc thực hiện các quy chế làm việc.
- Cấp ủy có nhiệm vụ chỉ đạo tổ chức các chương trình sơ kết, tổng kết nghị quyết theo chỉ thị của ban chấp hành và Bộ chính trị, căn cứ vào các nội dung và tính chất cụ thể để đưa ra kết luận cho phương án lãnh đạo.
- Bên cạnh đó, cấp ủy cũng có nhiệm vụ xác định trọng tâm hoạt động, đột phá trong các chương trình, dự án trọng điểm, từ đó có định hướng về các vấn đề xây dựng Đảng hay phát triển bộ máy chính quyền.
- Cấp ủy cũng lãnh đạo và chỉ đạo các cấp địa phương thực hiện theo đúng quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ theo quy định quản lý của nhà nước và pháp luật.
- Ngoài ra, cấp ủy còn lãnh đạo công tác dân vận, thực hiện tốt các quy chế dân chủ trong nhân dân, nâng cao vai trò quản lý và giám sát cũng như xây dựng bộ máy Đảng, nhà nước ổn định, vững vàng.
Tổng kết
Như vậy chúng ta đã hiểu qua về cấp ủy viên là gì và các thông tin có liên quan đến cấp ủy. Cấp ủy có vai trò quan trọng trong các vấn đề chung của cả nước góp phần trong việc xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh.