Ứng dụng và sự ra đời của gạch thông gió hiện nay
BÀI LIÊN QUAN
Gạch thông gió là gì? Những điều nên biết về gạch thông gió[ Giải đáp] Có nên dùng gạch thông gió không? Cách khắc phụcỨng dụng gạch thông gió trong các công trình kiến trúc hiện nayGạch thông gió là gì?
Gạch thông gió hay còn có tên gọi khác là gạch bông gió. Đó là những viên gạch hình vuông có trang trí những hoa văn, họa tiết trang trí có dạng rỗng giúp lấy gió , lấy ánh sáng và trang trí.
Đây là loại vật liệu xây dựng đã có nguồn gốc từ lâu đời và được khá nhiều người ưa chuộng bởi vì vẻ đẹp đơn giản cũng như có nhiều tác dụng mà chúng mang lại.
Ngày xưa, loại gạch bông gió này thường được sản xuất rất thô sơ thủ công bằng tay. Nhưng ở ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ ép thủy lực hiện đại đã giúp nâng cao được chất lượng và tính thẩm mỹ của gạch cao hơn nhiều.
Sự ra đời của gạch thông gió
Gạch thông gió thì có lẽ đã rất quen thuộc với chúng ta, tuy nhiên sự ra đời của gạch thông gió như thế nào thì không phải ai cũng biết.
Quá trình hình thành
Vào những năm 1850, tại vùng Vivier nằm ở miền đông nam của nước Pháp. Đây chính là nơi đầu tiên xuất hiện những nhà máy xi măng trên thế giới và đây cũng được xem là khởi nguồn của gạch thông gió xi măng mà ngày nay chúng ta thấy.
Đây là thời điểm mà nền kinh tế của các nước châu u được phát triển rực rỡ nhất. Sự giao lưu kinh tế, giao thoa văn hóa giữa các nước trong thời điểm này đã diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Do vậy, câu chuyện về các viên gạch bông gió đã nhanh chóng được lan rộng và trở nên phổ biến hơn trên khắp lãnh thổ Châu Âu.
Hàng loạt các công xưởng dùng để sản xuất gạch thông gió đã được ra đời tại Anh, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha… và được theo chân các doanh nhân châu u sang chiếm lĩnh cả thị trường Châu Mỹ La tinh. Ở mỗi vùng, mỗi quốc gia, khu vực thì màu sắc và hoa văn trên gạch thông gió lại được biến tấu, sáng tạo theo những cách thức và hình dạng khác nhau, mang đậm chất văn hóa bản địa. Vì vậy mà dù vẫn chỉ là 1 loại gạch được ép từ xi măng và cát, nhưng ở mỗi quốc gia lại có những vẻ đẹp riêng, góp phần tạo nên được những công trình đặc sắc riêng.
Gạch thông gió du nhập vào việt nam
Vào những năm của cuối thế kỷ 19, gạch thông gió đã theo người Pháp và đặt chân đến với Việt Nam. Khi đó Pháp đã cho xây dựng rất nhiều công trình tiêu biểu của Việt Nam, điển hình đó là Cầu Long Biên, các tòa nhà Bắc Bộ Phủ… Ngoài ra còn vô số các nhà hàng, khách sạn, tòa nhà theo kiến trúc Pháp. Khi đó các công trình được sử dụng loại gạch thông gió.
Kể từ đó cho đến giữa thế kỷ XX, gạch thông gió vẫn là 1 sự lựa chọn vô cùng tối ưu trong tất các công trình kiến trúc xây dựng và trang trí nội thất.
Đến giữa năm 1950, các loại vật liệu xây dựng mới đã được cho ra đời khiến cho gạch bông gió dần mất vị thế vốn có của nó. Mặc dù vậy, chính sự tinh tế, thanh tao nhưng không kém phần bền chắc của gạch thông gió xi măng là điều mà không có loại vật liệu mới nào có thể thay thế được.
Đặc điểm chung của gạch thông gió
Gạch thông gió (gạch bông gió) là 1 loại gạch xuất hiện rất phổ biến ở nước ta và nó đang trở thành xu hướng được ứng dụng trong nhiều công trình kiến trúc. Cùng với công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển nhiều loại gạch thông gió với những mẫu mã, kích thước, hình dáng và hoa văn khác nhau đã được sản xuất ra nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho từng công trình kiến trúc khác nhau.
Về mặt cấu tạo, khuôn mẫu phổ biến nhất được tìm thấy ở các viên gạch thông gió đó là được khắc đục hoa văn hoặc những hình khối, chữ Hán ở bên trong viền chữ nhật, viền hình vuông,.. với những kích thước lớn nhỏ khác nhau nhằm tạo ra được giá trị thẩm mỹ cũng như tạo ra các lỗ thông gió cho viên gạch.
Về chất liệu: Gạch bông gió ngày nay được sản xuất từ hai loại nguyên vật liệu chính đó là đất sét và xi măng. Với loại chất liệu này thì thường những viên gạch sẽ có độ bền cao và trường tồn cùng với thời gian, khó bị phân hủy, đặc biệt còn thân thiện với môi trường, bên cạnh đó bạn cũng có thể an tâm khi sử dụng mà không lo các chất độc hại.
Đặc điểm công dụng của các mẫu gạch thông gió
Nói đến gạch thông gió không thể nào không kể đến chức năng thông gió của nó. Thông gió ra sao cho hiệu quả thì cũng là một trong các vấn đề rất đau đầu đối với những thiết kế theo hơi hướng hiện đại, phần lớn nhà cửa ở các thành phố lớn đều được xây theo kiểu nhà lô phố. Thông thường, sẽ có hai cách thông gió là cách thông gió cưỡng bức và thông gió tự nhiên.
Gạch thông gió còn có công dụng quan trọng khác đó là lấy ánh sáng. Với thiết kế hoa văn rỗng, gạch thông gió chính là vật liệu khá hoàn hảo để lấy ánh sáng cũng như trang trí mặt tiền.
Chắn nắng cũng là một công dụng phải nhắc đến của gạch thông gió. Nó giúp cản bớt ánh nắng, giảm tia bức xạ trực tiếp, giúp lấy đủ ánh sáng cho không gian.
Cuối cùng công dụng không thể bỏ qua đó là gạch thông gió còn giúp mang lại được vẻ đẹp kiêu sa cho ngôi nhà của bạn, giúp căn nhà của bạn được đẳng cấp và sang trọng hơn rất nhiều.
Ưu và nhược điểm của gạch bông gió
Dưới đây là 1 số ưu nhược điểm của gạch thông gió bạn có thể tham khảo.
Ưu điểm
- Gạch bông gió có tính thẩm mỹ cao: Các viên gạch bông gió có sử dụng những hoa văn thiên nhiên khá gần gũi và được cách điệu tạo nên những vẻ đẹp riêng. Khi kết hợp lại với nhau chúng sẽ giúp đem lại cho không gian mới lạ và độc đáo hơn.
- Mẫu mã đẹp, đa dạng: Trải qua rất nhiều năm hình thành và phát triển về hình dáng và mẫu mã, hiện nay các mẫu gạch bông gió ngày càng trở nên đa dạng giúp đáp ứng phong phú được yêu cầu trong quá trình xây dựng.
- Gạch thông gió có tuổi thọ lâu: Chất liệu dùng để tạo nên những viên gạch thông gió là xi măng và đất sét, chúng được sản xuất theo quy trình chuẩn giúp cho những viên gạch này rất khó bị phân hủy, còn thân thiện với môi trường và bền vững theo thời gian.
- Gạch bông gió là 1 giải pháp chống nóng hiệu quả, tạo ra được không gian mở và mang đến nguồn ánh sáng tự nhiên tràn ngập trong không gian trong nhà.
- Tạo ra được vách ngăn không gian có một không hai: Sử dụng gạch thông gió để làm vách ngăn sẽ giúp tạo ra những bức tường ngăn cách vô cùng độc đáo với cá tính riêng và khiến cho bức tường đơn điệu trở nên độc lạ và cuốn hút hơn.
Nhược điểm:
- Khả năng chống các giọt mưa hắt vào và tiếng ồn kém: Với cấu trúc có nhiều lỗ hổng mặc dù mang lại sự thông thoáng cho không gian nhưng đồng thời cũng hạn chế khả năng chống hắt mưa và chống tiếng ồn kém hơn rất nhiều so với các vật liệu khác.
- Dày và nặng: Khối lượng và kích thước cũng là một nhược điểm khá lớn của gạch thông gió. Hiện nay, các kích thước phổ biến của loại gạch này là từ 6,5 - 8cm và nặng khoảng 3 - 10kg, cũng vì thế mà trong quá trình thi công sẽ tốn nhân công và cần sự khéo léo khi vận chuyển chúng.
- Khó thi công và chi phí xây dựng cao: Khi thi công gạch thông gió đòi hỏi người thợ cần phải có có tay nghề cao nhằm tránh trường hợp bị các hiện tượng thấm nước, ẩm mốc và nứt nẻ bề mặt gạch.
- Khó bảo dưỡng và vệ sinh: Đặc điểm nổi bật của những viên gạch thông gió đó là có nhiều lỗ hổng và các họa tiết hoa văn có thể không đều nhau nên rất khó khăn trong việc vệ sinh và bảo dưỡng.
Ứng dụng của gạch bông gió
Gạch thông gió hiện nay có đa dạng các thiết kế nên ứng dụng của chúng cũng được đa dạng hơn nhiều. Một số ứng dụng phải kể đến như:
- Trang trí mặt tiền: Người ta thường sử dụng loại gạch này để trang trí mặt tiền bởi vì tính thẩm mỹ cao của nó và giúp tăng khả năng đón gió tự nhiên.
- Làm hàng rào: Ứng dụng này của gạch thông gió sẽ giúp bớt cứng nhắc hơn, thay thế cho những bức tường gạch xây kín mít ở những ngôi nhà cổ hay biệt thự.
- Làm vạch ngăn trang trí: Mang vẻ đẹp hoài cổ không thể lẫn vào đâu được thì gạch bông gió vẫn có được một chỗ đứng nhất định trong tim của người Việt Nam.
- Làm lan can, ban công: Lan can của ban công cũng là một kiến trúc trong ngôi nhà có thể sử dụng loại gạch thông gió để làm. Không chỉ bền, chắc chắn mà còn có tính thẩm mỹ cao.
- Gạch thông gió chắn mưa, lấy sáng: Chủ yếu với mẫu gạch này, chúng ta thường hay sử dụng ở các mặt tường đằng sau khối nhà ống hoặc là tại các khoảng không gian của khu vực giếng trời.
Dưới góc nhìn của các chuyên gia thì gạch thông gió ngoài tính thẩm mỹ cao và chia không gian hiệu quả, loại gạch này còn giúp mở ra được một Không gian sống tiện nghi, thoáng đãng và gần gũi với tự nhiên hơn.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về gạch thông gió cũng như sự ra đời của gạch thông gió. Hy vọng là những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ thực sự hữu ích đối với bạn đọc.