Ứng dụng công nghệ số trong ngành may có lợi ích gì?
BÀI LIÊN QUAN
5 trụ cột của chuyển đổi số giúp doanh nghiệp thành côngTầm quan trọng của chuyển đổi số trong thời đại công nghệ 4.0Xu hướng chuyển đổi số và ERP trong tương laiThực trạng ngành may tại Việt Nam
Theo số liệu phân tích từ Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động năm vừa qua, gần 90% doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, hơn 50% doanh nghiệp bị hoãn đơn và xấp xỉ 20% doanh nghiệp không xuất khẩu được.
Nguyên nhân là do đại dịch Covid-19 đã làm rất nhiều nước thực hiện bế quan toả cảng, đóng băng toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, điều này ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu ngành may mặc.
Trong đó, hai thị trường lớn là Châu Âu và Hoa Kỳ giảm tương đương 40% nhu cầu hàng may mặc, khiến cho ngành dệt xuất khẩu cũng ảnh hưởng không nhỏ.
Mặc dù vào đầu năm 2022, xuất khẩu ngành may mặc đã có tín hiệu tăng trưởng tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất ổn do đại dịch diễn biến phức tạp.
Ngoài ra, nguồn cung hồi phục nhanh hơn nguồn cầu (do người dân cắt giảm chi tiêu vì sợ dịch bệnh quay trở lại) cũng làm thị trường cạnh tranh khốc liệt hơn, thúc đẩy ngành may mặc trong nước phải có những chuyển biến mới để bắt kịp đà tăng trưởng của kinh tế thế giới và tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Lợi ích khi ứng dụng công nghệ số trong ngành may
Sự phát triển thần tốc của công nghệ số và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải có sự thích ứng, thay đổi chiến lược kinh doanh và đổi mới công nghệ nhằm đảm bảo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển trên thị trường thì cần thay đổi phương thức sản xuất truyền thống và ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ số trong ngành may trong tất cả các khâu sẽ giúp doanh nghiệp đẩy nhanh thời gian ra thành phẩm, giảm giá thành và tăng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp.
Áp dụng công nghệ số trong ngành may mặc là một quá trình tất yếu và vô cùng cần thiết cho ngành sản xuất nói chung và ngành may nói riêng. Điều này còn tác động vô cùng lớn đến hoạt động và sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt đối với các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam.
Để kịp thời nắm bắt cơ hội và vượt qua thử thách, doanh nghiệp cần tiên phong sáng tạo đổi mới, cải tiến các quy trình từ sản xuất cho đến khâu vận hành quản trị, đầu tư vào máy móc công nghệ hiện đại, thực hiện số hoá các quy trình đầu cuối của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp Việt Nam mới có nền tảng chuyển đổi vững chắc và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Giải pháp ứng dụng công nghệ số trong ngành may
Xây dựng nhà máy thông minh
Doanh nghiệp ngành may cần đầu tư thiết bị công nghệ số vào khâu sản xuất cho các sản phẩm phức tạp, có tính thời trang cao. Song song đó, cần đầu tư nền tảng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý nhà máy tiến tới xây dựng nhà máy thông minh.
Các doanh nghiệp ngành sợi, dệt, nhuộm chưa hết khấu hao thiết bị cũ có thể đầu tư các thiết bị thí nghiệm, thay thế dần các thiết bị số vào sản xuất thay cho các quy trình sản xuất truyền thống thủ công.
Ứng dụng điện toán đám mây, công nghệ Al
Ở thời điểm hiện tại, ngành may mặc bắt đầu ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (công nghệ Al) vào nhiều khâu trong quá trình sản xuất. Ngoài ra điện toán đám mây còn giúp phân tích dữ liệu người tiêu dùng về sở thích, nhu cầu, độ tuổi. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án sản xuất phù hợp với thị trường trong tương lai.
Ngoài ra, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các hệ thống máy móc thông minh còn giúp giảm lượng lao động cấu thành nên sản phẩm. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp dệt may tích lũy nguồn lực đầu tư công nghệ mới theo xu hướng của cách mạng công nghệ 4.0.
Số hoá bộ máy quản trị
Ứng dụng công nghệ số trong ngành may bao gồm việc số hoá bộ máy quản trị. Việc chuyển đổi số sẽ bắt đầu từ cải tiến các phần mềm quản lý, phân tích dữ liệu và ứng dụng công nghệ vào việc quản lý nhân sự, chi phí và các báo cáo tài chính.
Nhờ đó, chủ doanh nghiệp có thể theo dõi, phân tích và điều hành từ xa. Việc ứng dụng công nghệ vào quản lý giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nhân công và tinh gọn bộ máy quản lý. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ gia tăng lợi nhuận và phát triển bền vững trên thị trường.
Đào tạo nguồn nhân lực 4.0
Bên cạnh việc cải tiến máy móc thì việc nâng cấp kiến thức và kỹ năng cho nhân lực ngành may là vô cùng cần thiết. Doanh nghiệp cần liên tục đào tạo nguồn nhân lực tiếp cận cách mạng công nghệ 4.0, đào tạo đội ngũ giảng viên nắm bắt tốt kỹ thuật công nghệ và ứng dụng công nghệ vào đào tạo các đội ngũ tiếp theo.
Sự quản lý, điều hướng nền kinh tế số từ nhà nước
Bất cứ sự chuyển đổi, phát triển nào của các ngành kinh tế cũng cần có sự can thiệp, quản lý từ phía Nhà nước. Theo đó, nhà nước cần xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó có hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng được yêu cầu làm việc trong nền kinh tế số; có nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu đầu tư đổi mới công nghệ...
Do đó, việc nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và toàn xã hội cũng như sự chuẩn bị sẵn sàng cho việc ứng dụng cuộc CMCN 4.0 là rất quan trọng.
Cơ hội nào cho việc ứng dụng công nghệ số trong ngành may Việt Nam?
Bên cạnh những thách thức, cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) cũng tạo ra nhiều đổi mới trong quá trình sản xuất kinh doanh và việc tận dụng tiềm năng từ công nghệ sẽ ngành may phát triển đột phá, cũng như đáp ứng được những yêu cầu tăng trưởng bền vững và thay đổi nhanh chóng từ thị trường.
Vì vậy, ngành dệt may cần khẩn trương áp dụng các công nghệ mới vào hiện đại hóa dây chuyền sản xuất, nâng cao hiệu suất và chất lượng nhằm đẩy mạnh giá trị cạnh tranh.
Mặc dù đại dịch Covid-19 đã gây ra suy giảm kinh tế toàn cầu nhưng ở một góc độ khác nó cũng tạo ra cơ hội để doanh nghiệp nhìn lại doanh nghiệp của mình, xem xét và đánh giá lại chuỗi cung ứng để tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp, liên kết các ngành trong cùng chuỗi giá trị để tạo ra những cơ hội mới.
Theo nhận định từ các chuyên gia, những thách thức từ Covid-19 đã giúp ngành dệt may trở nên vững vàng hơn với các hành động như giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài, tăng cường sử dụng nguyên liệu trong nước, giúp nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu.
Lời kết
Như vậy, qua bài viết chúng ta có thể thấy những lợi ích khi ứng dụng công nghệ số trong ngành may tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều vướng mắc trong việc chuyển đổi số vì những hạn chế về tài chính, nguồn lực hoặc điều kiện hạ tầng trong nước. Hi vọng các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm ra phương hướng phát triển và tăng giá trị cạnh tranh ra toàn cầu