Tỷ phú giàu nhất thế giới mọi thời đại: Người có 2 thói quen này cố gắng thế nào cũng không thể giàu nổi!
BÀI LIÊN QUAN
Hé lộ cách tiêu tiền của gia tộc Rothschild giàu có bậc nhất: Bất động sản chỉ là con số lẻ, mỏ vàng chính là khoản đầu tư thông minh nhấtTỷ phú giàu có nhất hành tinh Elon Musk: Hành trình từ cậu bé bị bắt nạt đến "ông hoàng" giới công nghệ và "Iron Man" ngoài đời thựcTỷ phú người Nhật Kazuo Inamori cùng bí quyết để có cuộc sống giàu có, sung túc: Cần phải biết từ bỏ 3 thứTỷ phú John Davison Rockefeller Sr. (8/7/1839 – 23/5/1937) là một ông trùm kinh doanh và nhà từ thiện nổi tiếng người Mỹ. Điều đáng nói, Rockefeller được coi là người Mỹ giàu có nhất mọi thời đại, đồng thời cũng là người giàu nhất trong lịch sử hiện đại. Đáng chú ý, vị tỷ phú này chính là người sáng lập nên đế chế dầu mỏ lừng lẫy thế giới, đó chính là Tập đoàn Standard Oil. Chính vì thế, ông còn được biết đến với biệt danh “vua dầu mỏ”.
Năm 1916, Rockefeller trở thành vị tỷ phú đầu tiên của nước Mỹ. Thời điểm đó, khối tài sản của ông chủ dầu mỏ Standard Oil chiếm đến gần 2% giá trị của nền kinh tế quốc gia. Nếu được điều chỉnh theo lạm phát, tài sản của Rockefeller ngày nay sẽ có giá trị khoảng 418 tỷ USD. Con số này so với tài sản của Jeff Bezos - người giàu nhất thời điểm hiện tại với khối tài sản ròng khoảng 144 tỷ USD - thì lớn hơn rất nhiều.
Từ hai bàn tay trắng đến tỷ phú giàu nhất thế giới
Người xưa có câu “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, thế nhưng sau hơn 100 năm và trải qua 6 thế hệ, gia tộc Rockefeller vẫn vô cùng hùng mạnh và giàu có. Hiện nay, gia tộc này đang bước sang thế hệ thứ 7 với hơn 174 người thừa kế nhưng vẫn duy trì được khối tài sản kếch xù lên tới hơn 11 tỷ USD vào năm 2019.
Rockefeller là con trai thứ hai trong một gia đình bình thường, cha làm nghề bán hàng lưu động còn mẹ làm nội trợ. Trong khi cha John D. Rockefeller nổi tiếng là người chuyên lừa gạt thì mẹ lại dạy cho ông đức tính tiết kiệm.
Năm 19 tuổi, Rockefeller bắt đầu khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng. Đến năm 33 tuổi, ông chính thức trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới. Có thể thấy, người đàn ông này chỉ mất 14 năm để cán đích mục tiêu mà bất kỳ ai cũng ao ước. Từ một công ty nhỏ, “đế chế” Standard Oil ngày càng phát triển nhờ sự tài năng và nhạy bén của Rockefeller. Năm 1877, công ty này kiểm soát 90% công suất lọc dầu của nước Mỹ.
Tư duy làm giàu của tỷ phú Rockefeller đã truyền cảm hứng cho những thế hệ sau có ước mơ làm giàu. Trong danh sách những người giàu có do Forbes bình chọn, không ít tỷ phú và triệu phú coi ông chủ Standard Oil là thần tượng của mình. Điều đáng nói, ông trùm dầu mỏ, đồng thời là tỷ phú giàu nhất thế giới mọi thời đại từng khẳng định rằng: Những người mãi không thể giàu được là do 2 thói quen xấu. Chính những thói quen này khiến họ mãi mãi bị mắc kẹt trong vũng lầy của sự nghèo khó, làm cách nào cũng không thể thoát ra được.
Tư duy làm giàu của bản thân được Rockefeller lưu lại qua 38 bức thư ông gửi cho con trai mình. Trong bức thư, ông trùm dầu mỏ nhắc nhở con trai về 2 thói quen này, nếu phát hiện bản thân đang có thì cần phải thay đổi càng sớm càng tốt.
2 thói quen khiến bạn mãi nghèo
Thói quen thứ nhất, ham vui nhất thời
Lần đầu tiên khởi nghiệp, Rockefeller có 2 người cộng sự cùng tuổi. Điều đáng nói, cả 2 người cộng sự này đều không chú tâm đến việc kinh doanh, cả ngày chỉ mải mê ăn uống vui chơi. Do đó, thời điểm ấy một mình Rockefeller phải lo liệu công ty. Đến khi công ty giải thể, mỗi người đều nhận được một khoản tiền nhất định. Trong khi Rockefeller dùng khoản tiền đó để đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ. Đế chế của ông trở thành đối thủ bất khả xâm phạm trong ngành này, cuối cùng trở thành tỷ phú giàu nhất thế giới.
Hai người cộng sự kia dùng khoản tiền này để ăn chơi hưởng lạc. Chỉ một thời gian tiêu xài, cuối cùng tiền cũng hết mà họ không làm được trò trống gì. Có thể thấy, mỗi người đều có lựa chọn riêng. Người thích lối sống xa hoa hào nhoáng, thích diện lên mình những món đồ hàng hiệu, chắt bóp tiền bạc, thậm chí vay nợ để mua những đồ dùng đắt đỏ.
Họ có thói quen chi tiêu quá độ, cố gắng hết mình để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần cho bản thân. Những người này chỉ biết đến hiện tại trước mắt mà không lo nghĩ gì đến tương lai sau này. Những người này cần phải nhớ rằng, những thú vui thái quá ở thời điểm hiện tại chính là mùi vị và gian khổ trong tương lai.
Một khi chúng ta đắm chìm trong sự hưởng thụ, nghị lực cũng như khả năng làm chủ của bản thân sẽ bị giảm đến cực điểm. Bạn sẽ không thể chịu đựng được dù là một chút cực khổ, càng không chịu được khó khăn để tiến tới thành công lâu dài.
Thói quen thứ hai, giữ chặt tiền của
Theo tỷ phú Rockefeller, sự khác biệt cơ bản nhất giữa người giàu và người nghèo ở chỗ: Người nghèo có tư tưởng làm thế nào để có thể giữ chặt được tiền trong tay, còn người giàu luôn nghĩ về việc phải làm gì với số tiền hiện tại để có thể kiếm được nhiều tiền hơn.
Tỷ phú Rockefeller cho rằng, giá trị lớn nhất của của cải là có thể dùng nó để kiếm được nhiều của cải hơn. Nếu cứ mải mê dành dụm tiền, dù có giàu thế nào đi chăng nữa thì cũng sớm biến thành người nghèo. Nguyên nhân bởi, giá cả hàng hóa sẽ tăng lên theo từng năm, tiền để dành cũng vì thế mà tăng theo. Nếu không muốn cả đời phải đi làm công, mỗi người cần phải học cách làm giàu từ của cải sẵn có.
Việc làm giàu từ của cải sẵn có không nhất thiết là phải đem toàn bộ tiền của mình đi kinh doanh hoặc đầu tư; thay vào đó, họ sẽ sử dụng của cải một cách hợp lý và khoa học để sinh lời.
Vậy làm thế nào để xoay vòng tiền một cách hợp lý và khoa học? Quan niệm cốt lõi là phải thu được lợi nhuận “sau khi ngủ”. Điều này có nghĩa là, dù chúng ta đang ngủ, không làm gì cũng có thể thu được lợi nhuận. Hiện nay, giới nhà giàu thường áp dụng phương pháp “thỏ tinh ranh” để quản lý tài sản. Thực tế, phương pháp này phù hợp với hầu hết mọi người.
Theo đó, tiền sẽ được chia thành 3 phần là: Quỹ khẩn cấp, quỹ bảo toàn và quỹ đầu tư mạo hiểm. Trong đó, quỹ khẩn cấp sẽ chiếm 30% tổng tài sản. Khoản tiền này chủ yếu được sử dụng cho những khoản phí khẩn cấp. Thường thì họ sẽ dùng để mua những tài sản có tính thanh khoản cao và độ an toàn cao, chẳng hạn như quỹ thị trường tiền tệ và gửi tiền vào tài khoản thanh toán cá nhân.
Thứ hai là quỹ bảo toàn chiếm 35% tổng tài sản. Khoản tiền này được coi là đường lui cuối cùng của mỗi người. Khoản tiền này phải được đảm bảo không có bất kỳ rủi ro gì, giữ nguyên được tiền vốn ban đầu và có thể cộng thêm lãi, có thể gửi ngân hàng định kỳ và gửi có cơ cấu với lãi suất cao là ưu tiên hàng đầu.
Cuối cùng là quỹ đầu tư mạo hiểm chiếm 35% tổng tài sản. Phần này được coi là lực lượng chính để tạo ra của cải. Đây cũng là khoản chịu rủi ro lớn nhất, có thể dùng cho hoạt động kinh doanh, khởi nghiệp hoặc đầu tư vào cổ phiếu hoặc các quỹ.
Dựa vào phương pháp “thỏ tinh ranh” này có thể cùng lúc quan tâm đến 2 mục tiêu cuối cùng của quản lý tài chính, đó là an ninh tài chính và tự do tài chính. Tuy nhiên, tỷ lệ phân bổ này có thể được điều chỉnh theo sở thích riêng mỗi người và nó không cố định.