meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tỷ giá liên tục biến động, doanh nghiệp nào sẽ được hưởng lợi?

Thứ hai, 31/10/2022-14:10
Chứng khoán SSI cho biết, VND đã mất giá 8,6% từ đầu năm và điều này gây ra rủi ro với nhóm doanh nghiệp sử dụng các khoản vay nước ngoài để tài trợ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn có thể được hưởng lợi lớn.

Tỷ giá biến động liên tục

Theo Nhịp sống thị trường, áp lực lên tỷ giá USD/VND đã tăng mạnh trong tháng 10, theo đó Ngân hàng Nhà nước đã liên tục phải có những biện pháp điều hành để có thể ổn định thị trường ngoại hối. Cụ thể, vào ngày 17/10, Ngân hàng Nhà nước đã phải thông báo quý định điều chỉnh giá giao ngay USD/VND từ mức +/- 3% lên +/- 5%.

Tiếp theo đó, giá bán USD giao ngay tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước cũng đã được nâng lên mức 24.380 đồng, từ mức 23.925 đồng trước đó và vẫn tiếp tục tăng lên 24.870 đồng sau một tuần (24/10) tương đương với mức tăng 7,4% so với cuối năm 2021.


 
 

Chứng khoán SSI đánh giá đây là động thái điều chỉnh biên độ lần đầu tiên của Ngân hàng Nhà nước sau gần 10 năm, đồng thời cũng là điều chỉnh giá bán tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước lần thứ 4 liên tiếp trong vòng 1 tháng qua. Mục đích là để phù hợp với những biến động mạnh và liên tục gia tăng của tỷ giá USD/VND trong bối cảnh đồng USD liên tục tăng giá trên thị trường thế giới và Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp hỗ trợ thanh khoản tiền Đồng sau sự kiện SCB.

Theo đó, tỷ giá bán tại các Ngân hàng Nhà nước đã được điều chỉnh tăng  khá mạnh sau khi nới biên độ giao dịch. Dù vậy, áp lực vẫn chưa thể được hạ nhiệt sớm và tỷ giá bán tại các Ngân hàng Thương mại được niêm yết quanh mức trần giao dịch mới, tương đương việc VND đã mất giá gần 8,6% so với hồi cuối năm 2021. Trong khi đóm tỷ giá giao dịch liên ngân hàng trong tuần qua đã nhanh chóng vượt mức giá bán tại Sở Giao dịch và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nâng tỷ giá bán này lên ở mức 24.870 đồng/USD.

Việc biên độ được nới lên 5% cho phép tỷ giá USD/VND niêm yết tại các Ngân hàng thương mại được điều chỉnh linh hoạt hơn so với tỷ giá trung tâm. Sự điều chỉnh này trong ngắn hạn là cần thiết khi tỷ giá sẽ vẫn còn phải chịu nhiều áp lực từ bên ngoài khi mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục thực hiện tăng lãi suất trong tháng 11 và tháng 12, kết hợp cùng với yếu tố nội tại, khi mà nguồn cung ngoại tệ có thể gặp nhiều khó khăn trong quý 4.

Điều đặc biệt lo ngại hơn là xu hướng găm giữ USD có thể đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua khi đồng VND không thể đứng ngoài xu hướng đồng nội tệ mất giá đang lan rộng khắp châu Á. Tuy nhiên, SSI vẫn cho rằng trong quý 1/2023 tới, khi đà tăng lãi suất của Fed có xu hướng chậm lại hoặc dừng hẳn, dòng tiền vào Việt Nam thường tăng cao thì khả năng tỷ giá USD/VND sẽ có thể ổn định hơn.

Còn với áp lực trả nợ nước ngoài, việc tăng giá của đồng USD so với VND có thể được bù đắp bởi sự yếu đi của đồng EUR và JPY so với VND. Do đó, đội ngũ phân tích của SSI cho rằng dư nợ nước ngoài có thể sẽ giảm 2,5% nhờ đóng góp từ tỷ giá.

Thời gian tới nhiều doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng

Từ đầu năm đến nay, VND đã mất giá 8,6% và điều này đã gây ra rủi ro đối với nhóm doanh nghiệp sử dụng các khoản vay nước ngoài để tài trợ hoạt động sản xuất kinh doanh. Thống kê của SSI cho thấy, có 16 doanh nghiệp có thể chịu tác động mạnh khi VND giảm giá cũng như lãi suất tăng cao trong thời gian tới.

Với BSR, dư nợ bằng USD hồi cuối quý 2 ở mức 3.000 tỷ đồng, do đó việc VND giảm giá có thể khiến lợi nhuận trước thuế năm 2022 giảm 1%.


 
 

VIC cũng là một trong những doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi sự giảm giá của VND ở một mức độ nhất định. Ngoài ra, lãi suất cao hơn cũng có thể  gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty do nợ ròng của tập đoàn tính đến cuối quý II/2022 ở mức 115 tỷ đồng.

Trong khi đó, đối với POW, dư nợ bằng USD gi nhận ở con cốn 2.800 tỷ đồng (tương đương 119 triệu USD), chiếm 32% tổng dư nợ. Việc USD tăng 4,5% trong khoảng thời gian từ 30/6 đến 17/10 đã mang đến khoản lỗ chênh lệch tỷ giá ước tính là 126 tỷ đồng.

Doanh nghiệp đầu ngành thép là HPG cũng có thể chịu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá khoảng 500 tỷ đồng, tương đương khoảng 2,5% lợi nhuận sau thuế của năm 2022. Bên cạnh đó, lãi suất tăng còn tác động tiêu cực đến HPG do dư nợ hiện tại ở mức 25,2 nghìn tỷ đồng tính đến quý 2/2022.

Ngoài một số đại diện trên, hàng loạt doanh nghiệp khác cũng chịu tác động kém tích cực khi VND mất giá như HVN, QTP, PLX, PGV, HND, PVD, MSN, VGT,DGW, NVL, PVT, PLC.

Những doanh nghiệp vẫn có thể hưởng lợi lớn

Dù vậy, SSI cho biết vẫn có một số doanh nghiệp được hưởng lợi khi VND mất giá.

Đơn cử như ACV với khoản nợ bằng đồng JYP là 12 nghìn tỷ đồng với lãi suất cố định, trong khi đó tất cả doanh thu từ hành khách quốc tế của công ty đều được tính bằng USD. Do đó, công ty có thể được hưởng lợi từ việc USD tăng giá. Hơn thế, với vị thế tiền mặt là 33 nghìn tỷ đồng sẽ mang về lợi thế cho công ty trong môi trường lãi suất tăng. 

Một doanh nghiệp khác là GAS cũng có nợ bằng đuồng USD được công bố ở mức 3.650 tỷ đồng vào cuối quý 2/2022, trong khi doanh thu cùng phần lớn giá vốn hàng bán ghi nhận bằng USD. Do vậy, khoản lỗ tỷ giá ròng là không đáng kể. Trong khi, với lượng tiền mặt ròng là 28,45 nghìn tỷ đồng, công ty này có thể được hưởng lợi từ việc tăng lãi suất.


 
 

Với FPT, lượng tiền mặt ròng của công ty đạt 4.900 tỷ đồng tính đến cuối quý 2/2022 có thể giúp FPT hạn chế được những rủi ro từ việc tăng lãi suất cho vay cũng như biến động tỷ giá. Nhìn chung, tác động từ lãi suất cao hơn cùng việc đồng tiền mất giá đối với FPT là không đáng kể.

Dự kiến, VNM cũng được hưởng lợi khi công ty nhập khẩu nguyên liệu bằng USD nhưng đồng thời cũng thu được doanh thu xuất khẩu bằng USD. Tính đến cuối quý II/2022, dư nợ bằng USD của VNM là gần 400 triệu USD, nhưng công ty dần đáo hạn các khoản vay ngắn hạn này để giảm áp lực tỷ giá. Tác động của việc đồng USD tăng giá nhìn chung là tiêu cực nhẹ, tuy nhiên VNM được hưởng lợi từ lãi suất cao hơn do có số dư tiền mặt ròng là 13,4 nghìn tỷ đồng tính đến quý 2/2022.

Ngoài ra, VGI, VHC, MSH, IDC, BCM, KBC cũng là những đại diện được hưởng lợi từ việc lãi suất tăng và đồng VND mất giá nhờ lượng tiền mặt lớn và dư nợ USD cao.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

1 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

1 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

1 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

1 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

2 ngày trước