meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Từ ngày 10/4/2022, tỉnh Thái Nguyên sẽ có thêm thành phố Phổ Yên

Thứ sáu, 18/02/2022-07:02
Thành phố Phổ Yên được thành lập trên cơ sở toàn bộ 258,42 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 231.363 người của thị xã Phổ Yên.

Thành lập thành phố Phổ Yên tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội 

Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập các phường thuộc thị xã Phổ Yên và thành lập thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên vào chiều 15/2/2022, tại phiên họp thứ 8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, trong những năm qua, thực hiện nhiệm vụ phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, công tác quy hoạch và phát triển đô thị Phổ Yên đã được tỉnh Thái Nguyên và thị xã Phổ Yên chỉ đạo quyết liệt, tạo nên những chuyển biến rõ nét về diện mạo đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh và thị xã. 

Đề nghị thành lập 9 xã của thị xã Phổ Yên (gồm các xã Đắc Sơn, Nam Tiến, Tiên Phong, Đông Cao, Tân Phú, Thuận Thành, Hồng Tiến, Tân Hương, Trung Thành) thành các phường. Bộ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định việc thành lập các phường dựa trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và dân số của các xã, tạo thuận lợi cho việc thiết lập mô hình tổ chức chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn; phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên và của thị xã Phổ Yên.

Những xã này trong thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông - lâm - thủy sản; tổng thu ngân sách hàng năm của các xã đều đạt chỉ tiêu của thị xã giao, góp phần bổ sung ngân sách cho thị xã; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện;...


Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc thành lập thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên. 
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc thành lập thành phố Phổ Yên, Thái Nguyên. 

Về việc thành lập thành phố Phổ Yên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, thị xã Phổ Yên có vị trí quan trọng. Cụ thể, nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam của tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội. Thị xã có vai trò là đầu mối giao thông quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực phía nam tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời là cửa ngõ giao thương kinh tế, văn hóa của tỉnh này với Thủ đô Hà Nội nói riêng và các tỉnh đồng bằng sông Hồng nói chung. 

Sở hữu vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, hiện nay trên địa bàn thị xã Phổ Yên đã có rất nhiều khu công nghiệp như Yên Bình 1, Yên Bình 2, Nam Phổ Yên, Điềm Thụy (trong đó có nhiều doanh nghiệp FDI, đặc biệt là Công ty SamSung Thái Nguyên). Các khu công nghiệp tạo nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ thương mại trên địa bàn.

Theo Kế hoạch phát triển và phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030 (Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ), Phổ Yên sẽ được nâng từ đô thị loại III lên đô thị loại II trong giai đoạn 2021-2025 với chức năng là trung tâm tiếp nhận, chuyển giao và lan tỏa công nghệ hiện đại của tỉnh.

“Việc thành lập thành phố Phổ Yên trên cơ sở nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của thị xã Phổ Yên là cần thiết, tạo thuận lợi cho việc thiết lập mô hình tổ chức chính quyền đô thị, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn đô thị Phổ Yên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết. 

Theo bà, việc thành lập các phường thuộc thị xã Phổ Yên và thành lập thành phố Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên đảm bảo các điều kiện quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương; phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; phù hợp với Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021 - 2030 và Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2035. Việc thành lập các phường thuộc thị xã Phổ Yên và thành lập thành phố Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên đều đạt đủ tiêu chuẩn được quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13.

Như vậy, sau khi thành lập thành phố Phổ Yên có 18 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 13 phường: Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn, Đắc Sơn, Đông Cao, Đồng Tiến, Hồng Tiến, Nam Tiến, Tân Hương, Tân Phú, Thuận Thành, Tiên Phong, Trung Thành) và 5 xã (gồm Minh Đức, Phúc Tân, Phúc Thuận, Thành Công, Vạn Phái).

Ngày 10/4/2022 Nghị quyết sẽ có hiệu lực thi hành 

Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật tán thành với sự cần thiết thành lập 9 phường thuộc thị xã Phổ Yên và thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên với những lý do nêu trong Tờ trình và Đề án của Chính phủ. Theo đó, việc thành lập các phường thuộc thị xã Phổ Yên đã bảo đảm đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị; việc thành lập thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, phân loại đô thị, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định.


Thành lập thành phố Phổ Yên tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Thái Nguyên.
Thành lập thành phố Phổ Yên tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Thái Nguyên.

Căn cứ vào quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, việc thành lập các phường thuộc thị xã Phổ Yên đã bảo đảm 5/5 điều kiện và 4/4 tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế-xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị; việc thành lập thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đã bảo đảm 5/5 điều kiện và 5/5 tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, phân loại đô thị, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định. 

Do dự thảo Nghị quyết do Chính phủ trình chưa xác định thời điểm có hiệu lực của Nghị quyết, Uỷ ban Pháp luật đề nghị xác định ngày có hiệu lực thi hành của Nghị quyết là ngày 10/4/2022 để các cơ quan, tổ chức và địa phương kịp thời kiện toàn tổ chức, thay đổi con dấu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của đơn vị hành chính mới được thành lập.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước