meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

TS Nguyễn Trí Hiếu: Cải thiện chất lượng tài sản của ngân hàng là giải pháp để khơi thông nguồn vốn

Thứ hai, 03/04/2023-10:04
Nói về khai thông nguồn vốn - đây là vấn đề mấu chốt của thị trường tài chính Việt Nam lúc này. Nguồn vốn, trị trường tài chính, trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản,... đều bế tắc. Vậy chúng ta cần làm gì để khơi thông nguồn vốn, nguồn vốn từ ngân hàng có phải là lời giải?

Chúng ta đang trong một giai đoạn có nhiều biến động lớn

Tại Mỹ, hai ngân hàng lớn là Ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) và Ngân hàng Signature Bank sụp đổ cùng nhiều ngân hàng đang khó khăn tìm cách cứu vãn. Tại Việt Nam mới đây cũng vừa có động thái hạ lãi suất điều hành. Trong tất cả những biến động đó, nguồn vốn từ tín dụng, từ hệ thống tài chính vào nền kinh tế đang bế tắc. Vậy giải pháp khơi thông là gì?

Thứ nhất là triển vọng của ngành ngân hàng Việt nam theo nhiều chuyên gia năm nay triển vọng tốt. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát rủi ro trong hệ thống ngân hàng là vấn đề lớn tại thời điểm này. Trong khi đó, lãi suất vẫn cao, lạm phát tăng, tăng trưởng chậm và các thị trường chứng khoán, bất động sản đang ở trong khủng hoảng sẽ tiếp tục tác động tới nền kinh tế.


TS Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia Tài chính Ngân hàng
TS Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia Tài chính Ngân hàng

Riêng về phía ngân hàng, ngân hàng nắm giữ một số lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp với nhiều trái phiếu đến hạn trả nợ và có khả năng vỡ nợ. Và trong năm nay, gần 300 nghìn trái phiếu đến hạn trả nợ. Trong số đó có rất nhiều trái phiếu do ngân hàng năm giữ. Liệu rằng việc nắm giữ trái phiếu của các ngân hàng sẽ đưa đến những rủi ro nào cho hệ thống?

Hệ số K là hệ số an toàn vốn của hệ thống ngân hàng. Vào tháng 10/2022, theo thống kê cùa Ngân hàng Nhà nước cho thấy 11,69% là chỉ số tốt. Tuy nhiên, sắp tới đây, khi những trái phiếu ngân hàng nắm giữ trong đó có trái phiếu bất động sản không trả được nợ thì hệ số K này sẽ đi về đâu. Nếu trái phiếu ngân hàng đang nắm giữ phần lớn rơi vào tình trạng vỡ nợ thì hệ số K sẽ bị kéo xuống dưới 10%. Đây là báo động cho rủi ro của hệ thống.

Một số sự kiện và quan sát như vậy chứng tỏ chúng ta đang trong tình trạng rủi ro. Đâu là yếu tố rủi ro lớn nhất, ảnh hưởng tới sức khỏe tài chính của các ngân hàng Việt Nam?

Nếu xét đến sức khoẻ của ngân hàng theo chỉ tiêu CAMELS (với 6 chỉ tiêu: C-capital = vốn, A- asset quality = chất lượng tài sản, M-Management = chất lượng quản lý, E-Earning = lợi nhuận L-Liquidity = tính thanh khoản, S- Market sensitivity= sự nhạy cảm lãi suất) thì ngành ngân hàng của Việt Nam hiện nay đang đối mặt với ba vấn đề lớn: thanh khoản, chất lượng tài sản và lãi suất.

Hiện tại chúng ta đang có vấn đề về nợ xấu, nợ xấu ngân hàng đang tăng. Từ nợ xấu đó đưa vấn đề về thanh khoản. Khi cho vay, sau 1 thời gian dòng vốn đó trở lại ngân hàng và ngân hàng dùng dòng vốn đó để trả cho khách hàng gửi tiền đến hạn. Khi dòng vốn ách tắc, không trở lại nữa mà tiền gửi đến hạn thì tiền ở đâu để trả cho khách hàng? Lúc này, ngân hàng phải huy động mới và trả lãi suất cao để hấp thụ huy động. Đó chính là bẫy thanh khoản.

Nợ xấu bắt buộc các ngân hàng phải tạ


Hiện tại chúng ta đang có vấn đề về nợ xấu, nợ xấu ngân hàng đang tăng. Từ nợ xấu đó đưa vấn đề về thanh khoản.
Hiện tại chúng ta đang có vấn đề về nợ xấu, nợ xấu ngân hàng đang tăng. Từ nợ xấu đó đưa vấn đề về thanh khoản.

o ra thanh khoản để trả tiền gửi và tăng lãi suất lên. Bẫy thanh khoản trong kinh tế thì ngược lại, tức là khi lãi suất xuống thấp thì người dân không bỏ tiền vào ngân hàng nữa khiến nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái. Nhưng bẫy thanh khoản trong ngân hàng lại đi ngược lại, lãi suất tăng bởi nợ xấu, làm chi phí sản xuất kinh doanh của ngân hàng tăng lên từ đó có thể đưa nền kinh tế vào sự suy thoái mới.

Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước. vừa qua, ngày 15/3/2023, Ngân hàng Nhà nước đã có thông báo về hai lãi suất điều hành, giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở mức 6%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4,5% xuống 3,5%/năm; lãi suất cho vayq ua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng giảm từ 7%/ năm xuống còn 6%/năm. Ngay ngày hôm đó tạo sự phấn khời cho thị trường, VNIndex tăng 22 điểm. Nhưng ngay ngày hôm sau 16/3/2023 lại quay đầu giảm 15 điểm. Dường như thị trường có một sự nghi ngại về động thái nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.

Vấn đề giàm lãi suất trong lúc này của chúng ta dường như hơi vội. Bởi Mỹ có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất. FED vừa qua cho biết khoảng 0,25%, Mỗi lần FED tăng lãi suất sẽ tạo áp lực rất lớn tới chính sách tiền tệ của Việt Nam. Nếu FED tăng lãi suất mà Việt Nam không tăng lãi suất lên thì đẩy tỷ giá sẽ tăng, giá trị đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la sẽ bị đẩy xuống nếu lãi suất đồng đô la tăng lên, tạo sự bất ổn trên thị trường ngoại hối và sẽ có dòng tiền chảy ra khỏi Việt Nam để đi vào các thị trường có giá trị đồng đô la cao hơn.

Với những chính sách tiền tệ như vậy tôi cho rằng chính sách tiền tệ không thể khai thông nguồn vốn.

Trong khi đó, nói về các gói tín dụng, chúng tôi cũng thấy, khai thông nguồn vốn qua chính sách hỗ trợ diễn ra khá chậm. Gói 40 nghìn tỷ hỗ trợ lãi suất 2% làm đòn bẩy phục hồi kinh tế giải ngân rất chậm, dường như chúng ta không trông đợi gì từ gói hỗ trợ này.

Mới đây là gói tín dụng 120 ngàn tỷ do 4 ngân hàng thương mại hỗ trợ lãi suất và cho người mua nhà với lãi suất thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất thông thường. Dù cho lãi suất có giảm thì với lãi suất thông thường khoảng 15% khi được giảm vẫn ở mức 13% - mức lãi suất rất cao với người mua nhà đặc biệt với người có thu nhập thấp. Đây không phải là gói hỗ trợ mà là gói tín dụng thương mại.

Cách nào cải thiện chất lượng tài sản ngành ngân hàng?


Nợ xấu đang tăng ảnh hưởng đến chất lượng tài sản. Nợ xấu đang là ách tắc trong vấn đề tín dụng của ngân hàng.
Nợ xấu đang tăng ảnh hưởng đến chất lượng tài sản. Nợ xấu đang là ách tắc trong vấn đề tín dụng của ngân hàng.

Ngành ngân hàng giống như ống dẫn nước. Nước có thể có rất nhiều nhưng nếu ống ách tắc thì nước không thể chảy được. Chúng ta phải làm sao để cho ống được thông.

Trong ngành ngân hàng hiện tại, chất lượng tài sản là vấn đề quan trọng. Nợ xấu đang tăng ảnh hưởng đến chất lượng tài sản. Nợ xấu đang là ách tắc trong vấn đề tín dụng của ngân hàng. Huy động vốn từ người dân cao nhưng nhiều vốn huy động mới để trả nợ cũ chứ không phải sử dụng cho vay mới nên tăng trưởng tín dụng trong 2 tháng đầu năm rất thấp. Trong khi các ngân hàng tăng lãi suất huy động lên, ào ạt lấy tiền huy động vào, dường như tiền mới trả cho tiền cũ chứ không phục vụ tín dụng.

Theo tôi, để khai thông nguồn vốn, làm cơ thể ngành ngân hàng lành mạnh hơn tôi đè nghị các ngân hàng minh bạch hơn các thông tin về nợ xấu để các thành phần kinh tế cùng hỗ trợ nhau giài quyết vấn đề.

Thứ hai, ngân hàng VAMC đã có sàn giao dịch nợ xấu nhưng dường như vẫn chưa giải quyết được vấn đề. Thiết nghĩ Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính nên làm sao để sàn giao dịch nợ này được thông thoáng hơn để chúng ta có thể bán được nợ xấu.

Thứ ba, Nghị quyết 42/2017 cùa Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu đã được gia hạn từ 15/8/2022 đến 31/12/2023 sắp tới sẽ hết hạn sau 5 năm và có thể được gia hạn hoặc chuyển đổi thành Luật về xử lý nợ. Chúng tôi rất mong sẽ được chuyển đổi thành Luật hơn là gia hạn.

Cuối cùng là các cơ quan quản lý và thanh tra hãy tâp trung thanh tra vào vấn đề bất động sản và chứng khoán. Là hai khâu có nhiều vấn đề nhất hiện nay.

Bên cạnh đó, nNgân hàng Nhà nước cho biết đã thanh tra đột xuất một số ngân hàng và xử phạt những đơn vị vi phạm về đầu tư trái phiếu doan  nghiệp. NHNN nên công bố thông tin về kết quả của lần thanh tra này liên quan đến những vi phạm cụ thể của các ngân hàng để đại chúng có thể biết những sai phạm của các ngân hàng để tránh.


Cuối cùng là các cơ quan quản lý và thanh tra hãy tâp trung thanh tra vào vấn đề bất động sản và chứng khoán. Là hai khâu có nhiều vấn đề nhất hiện nay.
Cuối cùng là các cơ quan quản lý và thanh tra hãy tâp trung thanh tra vào vấn đề bất động sản và chứng khoán. Là hai khâu có nhiều vấn đề nhất hiện nay.

Dĩ nhiên, NHNN không cần nêu đích danh các ngân hàng bị thanh tra. Việc thanh tra chắc chắn sẽ giúp cải thiện các hoạt động cho vay của các ngân hàng và từ đó giúp khai thông nguồn vốn tín dụng.

Tuy nhiên, trong hệ thống ngân hàng hiện nay có nhiều ngân hàng có sức khoẻ tài chính rất yếu kém và chỉ sống dựa vào sự hỗ trợ của NHNN. Nhân việc hai ngân hàng của Mỹ sụp đổ và bị cơ quan FDIC tiếp quản và kiểm soát, NHNN nên dần suy xét việc cho phép các ngân hàng Việt Nam phá sản để sàng lọc hệ thống ngân hàng Việt Nam. Muốn khai thông nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn khác thì hệ thống ngân hàng Việt Nam phải được cải tổ một cách toàn diện và thực chất.

Nếu chúng ta đi tìm những giải pháp để khai thông nguồn vốn mà hệ thống tuần hoàn các nguồn vốn đó chính là ngân hàng và hệ thống ngân hàng chưa hoạt động một cách hiệu quả thì việc khai thông nguồn vốn chỉ mang tính ngắn hạn và giải quyết tình thế. Như trên đã trình bày, sức khoẻ tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam đánh giá qua các chỉ tiêu CAMELS đang được chẩn mạch là yếu ở ba chỉ tiêu: Chất lượng tài sản, thanh khoản và lãi suất. Với những ngân hàng nào được đánh giá ở thang điểm có nguy cơ vỡ nợ hay phá sản NHNN nên có kế hoạch sát nhập hay rut khỏi thị trường ngân hàng, thay vì cho phép họ tồn tại nhưng đang trở thành một lực cản cho sự phát triển lành mạnh và ổn định của hệ thống tài chính. Sự khai thông nguồn vốn tín dụng và đầu tư chỉ có thể thực hiện hiệu quả nếu hệ thống ngân hàng loại bỏ được những thành phần “counter-productive”. 

TS Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia Tài chính Ngân hàng
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

Xử lý vi phạm PCCC tại chung cư: Các công trình không thể khắc phục phải chuyển đổi công năng

Tài khoản bỗng dưng "bốc hơi" và hành trình gian nan đi đòi lại tiền của chính mình

Ngăn tình trạng người đi xe đạp vi phạm giao thông bằng cách tăng xử phạt

Đề xuất nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng đấu giá biển số đẹp xong bỏ cọc

Cơ hội giảm 50% phí trước bạ vẫn đang "treo", hãng xe gặp áp lực kép với tháng cô hồn

Động đất ở Kon Tum: Dự báo sẽ còn tiếp diễn, cường độ khó vượt qua 5,5 độ Richter

Hà Nội: Người dân chật vật "vượt lũ" ở hầm chui bằng xe kéo

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

17 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

17 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

17 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

17 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

17 giờ trước