meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bất động sản công nghiệp và logistics lại đón nguồn vốn lớn

Chủ nhật, 19/03/2023-23:03
Bất chấp lạm phát tăng cao tại nhiều nền kinh tế và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư bất động sản vẫn cam kết rót tiền vào những dự án về logistics tại Châu Á - Thái Bình Dương.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp, những thập kỷ qua, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (CA-TBD) đã cho thấy sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nhờ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, nhân khẩu học thuận lợi, số lượng tầng lớp trung lưu tăng trưởng đông đảo, sức tiêu dùng cao cùng sự phát triển tích cực của thương mại điện tử sau dịch Covid. 

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng hậu cần trong khu vực này cũng đã được đầu tư bài bản với đầy đủ sân bay, cảng biển tại những thành phố trọng điểm. 

Bất động sản công nghiệp và logistics được giới đầu tư ưa chuộng

Bộ phận Nghiên cứu Savills APAC ghi nhận, vốn đầu tư vào phân khúc bất động sản công nghiệp và logistics trong thời gian qua tăng trưởng vượt bậc, vượt cả bán lẻ để trở thành phân khúc có tổng giao dịch nhiều thứ 2 toàn khu vực. Dữ liệu của MSCI cho thấy, trong 3 quý đầu năm 2022, tổng giá trị giao dịch logistics là 29,5 tỷ USD, còn bán lẻ chỉ đạt 22,3 tỷ USD. 

Tại một cuộc khảo sát ý định đầu tư mới nhất của ANREV, loại hình được ưa chuộng thứ hai sau bất động sản nhà ở là bất động sản công nghiệp và logistics, với 76% nhà đầu tư có ý định rót tiền vào lĩnh vực này tại châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2023.


Các nhà đầu tư bất động sản vẫn cam kết với lĩnh vực logistics tại thị trường châu Á
Các nhà đầu tư bất động sản vẫn cam kết với lĩnh vực logistics tại thị trường châu Á

Giám đốc Dịch vụ Bất động sản Công nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương của Savills - Ông Jack Harkness đánh giá: “Nhờ vào sự phát triển ổn định của các yếu tố giúp thúc đẩy thị trường, các nhà đầu tư bất động sản vẫn cam kết với lĩnh vực logistics tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã thận trọng hơn nhiều. Xu hướng này chủ yếu tới từ các lo ngại về nền kinh tế thế giới và các thị trường nơi tỷ suất vốn hóa đang giảm đáng kể và lãi suất tăng”. 

Năm vừa qua, thị trường đã chứng kiến sự thành lập của nhiều quỹ đầu tư mới. Chẳng hạn như GLP công bố thành lập quỹ đầu tư thu nhập thứ 6 ở Trung Quốc và gây quỹ 1,05 tỷ USD. Bên cạnh đó, Tập đoàn quản lý quỹ đầu tư và logistics ESR cũng gây quỹ được 373 triệu USD cho một quỹ đầu tư phát triển ở Úc.

Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này đã diễn ra khá sôi động ngay từ những tháng đầu năm 2023, khi quỹ quản lý đầu tư Anh M&G thông báo chi 267 triệu USD để tăng tỷ lệ sở hữu của họ tại một trung tâm logistics Nhật Bản. Trong khi nhà quản lý đầu tư Hàn Quốc Mirae Asset Global Investment quyết định mua kho hàng đầu tiên tại Mumbai (Ấn Độ) vào tháng đầu năm nay. 

Đông Nam Á là điểm đến đầu tư mới

Bất chấp lạm phát tăng cao tại nhiều nền kinh tế và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư bất động sản vẫn cam kết rót tiền vào những dự án về logistics tại Châu Á - Thái Bình Dương.


Ấn Độ và Đông Nam Á là những khu vực đang hưởng lợi lớn từ sự đa dạng hóa sản xuất và tăng trưởng tiêu dùng
Ấn Độ và Đông Nam Á là những khu vực đang hưởng lợi lớn từ sự đa dạng hóa sản xuất và tăng trưởng tiêu dùng

“Những thị trường chính đang được các nhà đầu tư toàn cầu quan tâm là Trung Quốc, Nhật Bản, Úc. Nhưng chúng tôi dự đoán rằng, sự quan tâm tới Ấn Độ và Đông Nam Á, những khu vực đang hưởng lợi lớn từ sự đa dạng hóa sản xuất và tăng trưởng tiêu dùng, sẽ nổi lên rất mạnh trong tương lai” - Ông Jack Harkness cho hay. 

Trong năm 2022, Quỹ đầu tư chính phủ Singapore (GIC) đã hợp tác với ESR thành lập liên doanh trị giá 600 triệu USD. Năm nay, ESR tiếp tục mua vào cổ phần của BW Industrial - Công ty bất động sản công nghiệp và logistics lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.

Về tiềm năng của Việt Nam trong xu hướng trên, Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận Dịch vụ Công nghiệp Savills - John Campbell khẳng định, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa phát triển các dự án như kho lạnh, trung tâm dữ liệu và logistics.

“Những cơ hội chính của ngành logistics bao gồm triển khai hệ thống logistics 4.0 và dịch vụ giao hàng chặng cuối (last-mile logistics). Ngoài ra, sự thiếu hụt về cơ sở vật chất kho lạnh trong nước là điểm mà các chủ đầu tư có thể tận dụng phát triển thêm các dự án mới, tăng nguồn cung ra thị trường. 

Bên cạnh đó, dịch vụ xây dựng nhà xưởng theo yêu cầu (built – to - suit) để đáp ứng những yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật cũng là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư” - Chuyên gia của Savills Việt Nam bình luận. 

Ông Jack Harkness cho rằng, trước đây, bất động sản công nghiệp và logistics là một ngành kinh doanh ít nhận được sự quan tâm như hiện nay. Loại hình bất động sản này đang phát triển với công nghệ cao, đòi hỏi những chuyên môn rất phức tạp. Nhu cầu về các dòng sản phẩm mới nổi như giao hàng chặng cuối hay các kho nhỏ ở gần đô thị để phục vụ người tiêu dùng và kho lạnh đang ngày càng tăng cao. 


Sự gia tăng của thương mại điện tử đã đóng góp vào sự tăng trưởng của BĐS công nghiệp và logistics Việt Nam
Sự gia tăng của thương mại điện tử đã đóng góp vào sự tăng trưởng của BĐS công nghiệp và logistics Việt Nam

Ông Jack Harkness nói thêm: “Nhà đầu tư hiện nay quan tâm hơn tới những phân khúc ngách của logistics như giao hàng chặng cuối và các kho lạnh. Điều này cũng một phần để tăng thêm lợi nhuận kinh doanh, tạo động lực khác là sự phát triển ngày càng tinh vi và đa dạng hơn các phân khúc mới của thị trường logistics”.

Trước bối cảnh dịch bệnh Covid - 19, thị trường logistics và khu công nghiệp tại Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể. Nhận định về thị trường logistics, tuy đại dịch Covid đã gây ra hàng loạt khó khăn song cũng đã tạo ra nhiều cơ hội mới. 

Ở giai đoạn này, nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao trong khi nguồn cung vận chuyển lại bị gián đoạn vì những biện pháp phong tỏa và hạn chế di chuyển, thì các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam đã tận dụng được cơ hội và phát triển nhanh chóng. Bên cạnh đó, sự gia tăng của thương mại điện tử đã đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành bất động sản công nghiệp và logistics tại Việt Nam.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

HoREA đề xuất giải pháp “mở khóa” nguồn cung nhà ở vừa túi tiền

Hà Nội sắp thanh tra việc quản lý, sử dụng quỹ nhà tái định cư

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

19 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

19 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

19 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

19 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước