Truyền thuyết tuổi Hợi - Ý nghĩa con Lợn trong 12 con giáp
BÀI LIÊN QUAN
Tuổi Hợi mệnh gì? 5 Mệnh tuổi Hợi nên biếtTính cách người tuổi HợiVận mệnh người tuổi Hợi theo tháng sinh âm lịchSự tích về tuổi Hợi (con Heo)
Ngày xửa ngày xưa, có một gia đình nông dân rất tốt bụng. Hai vợ chồng làm việc chăm chỉ, dành dụm, hay giúp đỡ người nghèo. Họ đã có được những con trâu nước khỏe, ruộng tốt, dựng được 5 gian nhà gỗ lim, vườn trầu, ao cá. Cuộc sống dường như thật bình yên.
Nhưng trớ trêu thay, hai vợ chồng không có được một ngụm con nào nên hai người rất buồn rầu, dân làng thì chế nhạo. Mỗi lần như vậy, hai vợ chồng lại đi tìm thầy thuốc khám bệnh, tốn kém rất nhiều tiền. Vào một hôm, có người mách với hai vợ chồng rằng:
– Ông bà muốn có con thì phải cầu tự. Nghĩa là phải làm một chuyện gì đó để lại công đức cho thần thánh, cho người đời.
Kể từ đó, đêm nào hai vợ chồng cũng trằn trọc tìm việc làm công đức. Người chồng đề nghị rằng còn bao nhiêu vốn liếng thì đem hết ra xây dựng một ngôi đền. Người vợ đồng ý và ngay ngày hôm sau đi mua gỗ. Ba tháng sau, giữa thôn Đoài có một ngôi đền uy nghi mọc lên. Các vị thần: Của cải, Trí tuệ, Sức khỏe, Ăn chơi đã hội tụ về ngôi đền. Ai có ước nguyện gì đều được như ước nguyện.
Ông bà nọ ước có con, thần thương nên đã cho họ một người con trai đẹp và khỏe mạnh. Tiếc thay, vợ chồng người nông dân quá thương con nhưng tính nết của cậu bé tên Hợi thì lại trái ngược lại với người đã sinh ra mình.
Cậu thích ngủ và chơi bời, dỗ mãi mới chịu đến trường, nhưng lại ngủ gật ngay khi vừa ngồi xuống ghế. Thành ra sau ba năm mà cậu vẫn chưa viết nổi cái tên của mình. Về sau Hợi bỏ học rồi đi la cà quanh làng, trên bãi biển và ven sông. Tệ hại hơn, khi Hợi có vợ, anh ta đã đuổi bố mẹ ra ở riêng. Dù vậy, ông bà vẫn vô cùng cưng chiều con cái.
Đến khi người mẹ hấp hối, bà bảo chồng gọi Hợi lại, nắm lấy tay con và nói với hơi thở đứt quãng:
– Cha mẹ rất ân hận vì chưa lo được cho con nhiều. Nay mẹ sắp ra đi nên muốn hỏi xem con có nguyện vọng gì để khi xuống suối vàng mẹ biết mà cầu xin phù hộ cho con.
Người con nghe vậy thì nói ngay:
– Con ước gì không cần làm gì mà vẫn được ăn no, được ngủ mà không bị ai quấy rầy cả đời. Tóm lại là ước được người ta hầu hạ cả đời.
Sau khi chôn cất vợ xong, người chồng đi đến đền để cầu xin nguyện vọng đó cho con. Các vị thần linh bàn bạc, hội ý với nhau và cảm thấy thật khó xử. Thật ra nếu xin sự giàu có, trí tuệ, sức khỏe phi thường hay ăn chơi phóng đãng thì rất dễ dàng.
Đằng này nó chỉ mơ ước tầm thường là ăn no ngủ kỹ. Bắt người ta phục vụ thì hơi khó. Điều này nằm ngoài thẩm quyền của các vị thần trong đền. Vì thế, họ đã cùng nhau bàn bạc và báo cho Ngọc Hoàng biết. Nghe thế, Ngọc Hoàng quay lại nói với thần Trí tuệ:
– Điều này thật đáng buồn cho giống người. Ta sinh ra họ cốt để làm đẹp cho thiên hạ. Ấy thế mà bây giờ lại có người chỉ muốn ăn và ngủ, lại còn muốn có người phục vụ, hầu hạ. Tệ. Thật sự quá tệ.
Thần Trí tuệ cúi đầu lạy thưa:
– Bẩm thưa Thượng đế, cha mẹ của Hợi là người nhân đức và có công thờ thần linh. Nếu giờ ta không giúp cho họ thì sẽ mất niềm tin mất ạ.
Ngọc Hoàng nghe thần Trí tuệ nói vậy thấy cũng phải. Nhưng nếu đồng ý điều ước này thì vô lý quá. Ai đời cùng là loài người với nhau mà lại bắt người này hầu hạ người kia. Lúc sau, bỗng Ngọc Hoàng reo lên vui mừng:
– Ta nghĩ ra cách rồi. Thần lại đây nghe ta bảo.
Nghe vậy, Thần Trí tuệ mặt tươi như hoa tiến đến quỳ lạy dưới chân Ngọc Hoàng.
– Tên Hợi ước được ăn no, ngủ kỹ, có người hầu hạ đúng không? Ta sẽ cho hắn làm kiếp lợn. Kiếp ấy được sẽ được như ước nguyện, nhưng đổi lại sẽ bị đoản thọ và chính tay người hầu hạ nó sẽ giết chết nó.
Thần Trí tuệ chưa kịp nói hộ người nông dân thêm vài điều nữa thì Ngọc Hoàng đã giũ áo bào rời đi. Thần Trí Tuệ buồn bã quay về làng Đoài thì được hay tin ông lão nông dân và đứa con trai tên Hợi đã mất cách đây nửa năm.
Có một điều kỳ lạ xảy ra là bên trong làng Đoài mọc lên ngọn núi nhỏ có lửa, cháy chập chờn dòng chữ “Ốc Thượng Thổ”. Tất cả các nhà trong làng Đoài đều mọc chi chít ổ tò vò trên nóc nhà. Hơn nữa, nhà nào cũng nuôi một giống con vật lạ.
Loài vật này có mõm dài, tai lớn, bốn chân nhỏ, thân mình béo núc ních toàn thịt là thịt. Loài vật này chỉ biết kêu éc và rất phàm ăn. Ăn xong thì lại ngủ, ngủ đến khi hơi ngót dạ thì lại tỉnh dậy đòi ăn.
Điều này làm cho người làng phải luôn nấu nướng vô cùng vất vả để mau chóng nuôi nó lớn nhanh và giết thịt nên người ta đã đặt tên cho giống con vật này là Lớn. Tên này lâu ngày đọc chệch thành Lợn.
Vị trí và ý nghĩa của Lợn (Hợi) trong 12 con giáp
Truyền thuyết tuổi Hợi (tuổi con Lợn) trong 12 con giáp
Có rất nhiều lời giải thích về nguồn gốc và thứ tự của 12 con giáp. Tuy nhiên, câu chuyện về cuộc đua của các con vật do Ngọc Hoàng Đại Đế tổ chức là câu chuyện được nhiều người biết đến nhất.
Chuyện kể rằng, ngày xưa khi chưa có lịch, con người chỉ có thể nắm bắt thời gian, khí hậu và thiên văn dựa trên quan sát và kinh nghiệm lâu đời truyền lại. Việc định thời gian trong ngày hoàn toàn phụ thuộc vào độ cao của mặt trời và độ tròn của mặt trăng. Nhưng theo quy luật của vũ trụ, nếu chỉ dựa vào các yếu tố này thì có lúc thời gian sẽ bị lệch đi.
Vì muốn phân định thời gian một cách rõ ràng cho hậu bối nên Ngọc Hoàng trên cao đã nghĩ ra một cách giúp phân chia ngày tháng rõ ràng. Ngài tổ chức một cuộc thi đua giữa muôn thú để chọn ra được 12 loài vật xuất sắc nhất cầm tinh cho ngày tháng năm, giúp loài người kiểm soát được thời gian.
Trong cuộc thi đó, vì sự lười biếng, ham ăn, ham ngủ của mình mà loài heo đã phải xếp ở vị trí cuối cùng, là con giáp thứ 12.
Hợi trong can chi
12 con giáp sẽ tương ứng với các năm, tháng, ngày, giờ riêng của nó. Một ngày một đêm sẽ có 24 tiếng đồng hồ, thế nên, mỗi con giáp sẽ đại diện cho 2 tiếng đồng hồ và Tý bắt đầu từ 23 giờ đến 1 giờ ngày hôm sau. Theo đó, lợn (Hợi) sẽ là từ 21 giờ đến 23 giờ, đây là lúc loài lợn ngủ say nhất. Tháng Hợi sẽ rơi vào tháng 10 âm lịch.
Tính về năm, cứ theo chu kỳ 12 năm, mỗi năm sẽ có một trong số mười hai con vật đại diện và "hộ trì". Nếu phân loại theo Thiên Can gồm Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý thì năm Ất Hợi ứng với các đuôi thứ tự trong bảng Can Chi là 15 – 35 – 55 – 75 – 95; Đinh Hợi ứng với các năm có đuôi số là 07 – 27 – 47 -67 -87; Kỷ Hợi ứng với các năm có đuôi số là 19 – 39 – 59 – 79 – 99; Tân Hợi ứng với các năm có số đuôi số là 11 – 31 – 51 – 71 -91 và Quý Hợi ứng với các năm có số đuôi là 03 – 23 – 43 – 63 – 83.
Theo đó, các năm Hợi gần với hiện tại (năm 2022) nhất sẽ gồm các năm: Ất Hợi là những năm 1935, 1995, 2055; Đinh Hợi là những năm 1947, 2007, 2067; Kỷ Hợi là những năm 1959, 2019, 2079; Tân Hợi là những năm 1911, 1971, 2031, 2091 và Quý Hợi là những năm 1923, 1983, 2043.
Tử vi của người tuổi Hợi
Mỗi con giáp trong 12 con giáp sẽ mang đặc điểm, ý nghĩa riêng tượng trưng cho cá tính, phẩm chất của con người thuộc tuổi con giáp đó. Người tuổi Hợi thường rất siêng năng, chịu lắng nghe, hào hiệp, lịch thiệp, tốt bụng, hay giúp đỡ người khác và dũng cảm, lại chẳng thích ganh đua với đời. Tuy nhiên, người tuổi này cũng thường rất bướng bỉnh, nóng tính và không khéo léo.
Trong phong thủy, loài lợn (Hợi) biểu trưng cho khả năng sinh sản và sự giàu có, thịnh vượng. Nhiều người đặt tượng lợn hay treo tranh lợn trong nhà nhằm mong nó mang đến nguồn thu nhập ổn định và cuộc sống tốt đẹp cho gia đình. Theo bói tử vi 12 con giáp, tuổi hợp với tuổi Hợi là tuổi Mão. Tuổi Mùi thường sẽ không hợp lắm và kỵ với tuổi Tý và Tỵ.
Lời kết
Theo quan niệm âm dương của người xưa, Hợi (lợn) biểu trưng cho tính âm, cho sự phồn thịnh, sung mãn, sung túc, đủ đầy, con đàn cháu đống. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về truyền thuyết tuổi Hợi cũng như con giáp thứ 12 này!