meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

TP Hồ Chí Minh đề xuất có thêm các khu công nghiệp

Thứ ba, 31/05/2022-23:05
Mới đây, TP Hồ Chí Minh đã đề nghị bổ sung Khu công nghiệp Phạm Văn Hai vào quy hoạch thay cho 3 dự án 3 dự án khu công nghiệp Bàu Đưng, Phước Hiệp, Xuân Thới Thượng đã “treo” 13 năm. Thành phố mong muốn đề xuất này sẽ góp phần tạo điều kiện thu hút đầu tư từ các “đại bàng”. 

Quỹ đất công nghiệp ngày càng ít 

Theo baodautu.vn, hiện nay TP Hồ Chí Minh có 19/23 khu công nghiệp, khu chế xuất đã được thành lập với tổng diện tích 4.546,14 ha/5.921,15 ha, chiếm 76,78% quy mô diện tích đất quy hoạch tính đến năm 2020.

Trong đó, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của 19 khu công nghiệp, khu chế xuất đã thành lập đạt 66%. Riêng 17 khu đang hoạt động thì tỷ lệ lấp đầy đạt 72,17%. 4 khu công nghiệp còn lại của thành phố chưa thành lập. Trong đó, có 3 khu công nghiệp gồm Khu công nghiệp Bàu Đưng (có diện tích 175 ha), Khu công nghiệp Phước Hiệp (có diện tích 200 ha) và Khu công nghiệp Xuân Thới Thượng (có diện tích 300 ha) không có chủ đầu tư, chưa triển khai thủ tục xây dựng.

Thời gian gần đây, thành phố đã ghi nhận có một số tập đoàn nước ngoài tìm kiếm quỹ đất lớn để đăng ký thuê đất, do đó nhu cầu về đất công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh không phải là không có. Tuy nhiên, ông Hứa Quốc Hưng, Trưởng ban Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP Hồ Chí Minh (Hepza) chia sẻ: “Đã rất lâu rồi, TP Hồ Chí Minh chưa có một khu công nghiệp nào mới, trong khi quỹ đất công nghiệp và số khu công nghiệp các tỉnh lân cận vượt trội rất nhiều”.


Quỹ đất công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh ngày càng ít, không đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư trong thời gian tới.
Quỹ đất công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh ngày càng ít, không đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư trong thời gian tới.

Bởi trước đó trong giai đoạn 2010 - 2015, TP Hồ Chí Minh luôn đứng ở vị trí hàng đầu trong nhóm các tỉnh, thành phố có khu công nghiệp và đất công nghiệp. Nhưng từ năm 2016 đến nay, quỹ đất công nghiệp của thành phố ngày càng hạn hẹp. 

Ông Hưng nói: “Tới thời điểm này, trong các khu công nghiệp, khu chế xuất chỉ còn khoảng 300 ha đất có thể cho thuê, khai thác được. Trong khi quy hoạch của Thành phố có 5.800 ha đất công nghiệp”. Đây chính là vấn đề mà thành phố cần giải quyết sớm để tạo điều kiện thu hút cho giai đoạn sắp tới. 

Bà Lê Thị Bích Loan, Phó trưởng ban Ban quản lý Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh cho biết, ngay sau khi tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tại Việt Nam, đã ghi nhận hàng loạt doanh nghiệp đến từ châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc dịch chuyển đầu tư vào TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là các Khu công nghệ cao. Tuy nhiên, quỹ đất công nghiệp đã hết, đất thương phẩm cho sản xuất càng không có. 

“Các doanh nghiệp Hàn Quốc hoặc những doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của Intel trên toàn cầu muốn đầu tư vào TP Hồ Chí Minh, nhưng không có đất. SamSung cũng chính thức đặt vấn đề với chúng tôi là họ cần 100 ha, song đành chịu”, bà Loan nói.

Đưa Khu công nghiệp Phạm Văn Hai vào quy hoạch

Mới đây, Phó chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cũng đã ký Văn bản số 1512/UBND-KT gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để làm rõ một số nội dung của Đề án bổ sung Khu công nghiệp Phạm Văn Hai vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn.

Theo đó, Khu công nghiệp Phạm Văn Hai thuộc huyện Bình Chánh, với diện tích là 668 ha sẽ thay thế 3 khu công nghiệp Bàu Đưng (175 ha), Phước Hiệp (200 ha), Xuân Thới Thượng (300 ha) đã bị treo 13 năm. 


Đề xuất đưa Khu công nghiệp Phạm Văn Hai vào quy hoạch nhằm gia tăng diện tích đất công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.
Đề xuất đưa Khu công nghiệp Phạm Văn Hai vào quy hoạch nhằm gia tăng diện tích đất công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.

Hiện nay, toàn bộ diện tích quy hoạch của Khu công nghiệp Phạm Văn Hai không có đất lúa. Thay vào đó phần lớn diện tích đất của khu công nghiệp này chỉ trồng cây nông nghiệp, tuy nhiên năng suất thấp vì môi trường đất phèn, nhiễm mặn vào mùa khô. Do đó, rất phù hợp để chuyển mục đích sử dụng đất. Phần lớn diện tích đất tại khu công nghiệp này chỉ trồng cây nông nghiệp, nhưng năng suất thấp, sinh trưởng kém, nguyên nhân là do môi trường là đất phèn, nhiễm mặn vào mùa khô, rất thuận lợi trong chuyển mục đích sử dụng đất để khai thác hiệu quả quỹ đất này.

Nếu đề xuất đưa Khu công nghiệp Phạm Văn Hai vào quy hoạch của TP Hồ Chí Minh được phê duyệt, sẽ hình thành vùng công nghiệp trọng điểm của khu vực phía Tây của thành phố. Đồng thời tạo liên kết với các khu công nghiệp của tỉnh Long An, thu hút đầu tư, thu hút nguồn lao động, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân tại địa phương và khu vực lân cận. 

Bên cạnh đó, đề xuất này còn đáp ứng nhu cầu thuê đất công nghiệp với diện tích lớn của các doanh nghiệp nước ngoài. Một số nhà đầu tư tiềm năng cũng đã đăng ký tham gia làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp như Tập đoàn Logos, TTI, Goldman Sachs, Einhell, Quantum…

Tại Khu công nghiệp Phạm Văn Hai định hướng thu hút các ngành nghề trọng tâm ưu tiên gồm: ngành cơ khí chế tạo máy, cơ khí chính xác, trang thiết bị điện, cơ - điện tử, robot công nghiệp, ngành điện tử - công nghệ thông tin, viễn thông, vi mạch… Khi thành lập sẽ tập trung thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước với ngành nghề nêu trên.


Khu công nghiệp Phạm Văn Hai có vị trí gần với các khu công nghiệp hiện có tại TP Hồ Chí Minh, trong đó có Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh).
Khu công nghiệp Phạm Văn Hai có vị trí gần với các khu công nghiệp hiện có tại TP Hồ Chí Minh, trong đó có Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh).

Văn bản báo cáo của UBND TP Hồ Chí Minh nêu rõ: “Việc bổ sung Khu công nghiệp Phạm Văn Hai sẽ tiếp tục phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất, thúc đẩy công nghiệp phát triển, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và chính sách phát triển của Chính phủ trong giai đoạn mới”. 

Về phía doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến đề xuất này của TP Hồ Chí Minh. Một lãnh đạo Công ty Tanimex, đơn vị quản lý Khu công nghiệp Tân Bình cho rằng, việc bổ sung Khu công nghiệp Phạm Văn Hai vào quy hoạch là rất đúng đắn. Vì toàn bộ diện tích quy hoạch của khu công nghiệp này không có đất lúa và bỏ hoang nhiều năm.

Khu công nghiệp Phạm Văn Hai cũng sở hữu vị trí “đắc địa” khi gần các Khu công nghiệp Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), Tân Tạo (quận Bình Tân) và Tân Ðô, Tân Ðức, Hạnh Phúc (huyện Ðức Hòa, tỉnh Long An)... tạo thành một vành đai các khu công nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để các công ty dễ dàng liên kết với nhau trong quy trình chuỗi cung ứng sản phẩm. Cùng với đó, hạ tầng giao thông là tuyến đường Vành đai 3 và các đường cao tốc kết nối hướng Tây TP Hồ Chí Minh sẽ giúp việc vận chuyển thuận lợi.

“TP Hồ Chí Minh muốn đón “đại bàng” đến đầu tư thì cũng phải có nơi để “làm tổ”. Do đó, việc thành lập khu công nghiệp này là rất cần thiết”, vị lãnh đạo Tanimex chia sẻ.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

15 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

15 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

15 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

15 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

15 giờ trước