Toàn cảnh bức tranh nông nghiệp tháng 10/2022: Lúa mùa thu hoạch chậm, thủy sản tăng hơn 3% về sản lượng
BÀI LIÊN QUAN
Nhiều ngân hàng báo lãi “khủng”, nhưng đà tăng sẽ khó duy trì trong thời gian tớiThái Dương Gas báo lãi sau thuế đạt gần 1,6 tỷ đồng, gấp 12,5 lần cùng kỳ năm trướcTháng 9/2022, HAGL báo lãi 113 tỷ đồng dù giá chuối không cao như kỳ vọng và giá heo giảmTheo Vneconomy, Tổng cục Thống kê cho biết vụ lúa mùa năm 2022 cả nước đã tiến hành gieo cấy 1.557ha, so với vụ mùa năm trước bằng 99,9%. Tính đến trung tuần tháng 10, cả nước đã thu hoạch được 893,2 nghìn ha lúa mùa và chiếm 57,4% diện tích gieo cấy, so với cùng kỳ năm trước bằng 87,9%.
Trong đó, các địa phương phía Bắc đã tiến hành thu hoạch được 614,1 nghìn ha, chiếm 60% và so với cùng kỳ năm tước bằng 79,6% còn các địa phương phía Nam thu hoạch được 279 nghìn ha, chiếm 52,3% và bằng 114,3%.
Biwase báo lãi quý III/2022 tăng 24%: Tỷ lệ thất thoát nước thấp kỷ lục
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của Biwase đạt 2.440 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 639 tỷ đồng.BCTC quý III/2022 Dược Hậu Giang (DHG) báo lãi kỷ lục, tăng trưởng 30% so với cùng kỳ
So với kế hoạch đã đưa ra, Dược Hậu Giang đã hoàn thành 79% chỉ tiêu doanh thu và đạt được 98% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng đầu năm 2022.Lúa mùa thu hoạch chậm
Theo Tổng cục Thống kê, năng suất vụ lúa mùa năm 2022 đạt mức 52,66 tạ/ha, so với năm 2021 tăng 1 tạ/ha còn sản lượng đạt mức 8,2 triệu tấn, tăng 144 nghìn tấn.
Song song với chăm sóc và thu hoạch lúa mùa thì các địa phương trên cả nước đã hoàn thành việc sản xuất lúa hè thu với diện tích gieo trồng đạt mức 1.915,6 nghìn ha, so với vụ hè thu năm 2021 giảm 38,6 nghìn ha.
Còn diện tích gieo cấy vụ hè thu năm 2022 giảm bởi chi phí đầu vào tăng cao nên người dân đã giảm diện tích xuống giống cũng như chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả và cho năng suất thấp sang trồng cây ăn quả, trồng cỏ hoặc sẽ chuyển sang nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Báo cáo sơ bộ cho thấy, năng suất lúa hè thu đạt mức 56 ,4 tạ/ha, so với vụ hè thu năm trước giảm 0,6 tạ/ha còn sản lượng đạt mức 10,8 triệu tấn, so với vụ hè thu năm trước giảm 340 nghìn tấn.
Và riêng ở Đồng bằng Sông Cửu Long, diện tích gieo trồng đạt mức 1.476,1 nghìn ha, so với vụ hè thu năm 2021 giảm 32,9 nghìn ha còn năng suất đạt 56,5 tạ/ha, so với vụ hè thu năm 2021 giảm 1,4 tạ/ha và sản lượng đạt 8,34 triệu tấn, so với vụ hè thu năm 2021 giảm 314 nghìn tấn.
Tính đến giữa tháng 10/2022, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã tiến hành gieo cấy được 637,5 nghìn ha lúa thu đông, so với cùng kỳ năm trước bằng 90,7%. Đến thời điểm hiện tại, toàn vùng đã thu hoạch được 279,2 nghìn ha, chiếm 43,8% diện tích gieo cấy và so với cùng kỳ năm trước bằng 95,7%. Hiện nay, diện tích lúa còn lại chủ yếu ở giai đoạn chắc xanh đến chín, sinh trưởng cũng như phát triển khá tốt.
Và tiến độ gieo trồng mùa vụ Đông ở các địa phương phía Bắc cũng đạt thấp hơn so với cùng kỳ bởi thời tiết không thuận lợi, có nhiều vùng bị ngập úng cùng với đó là hiệu quả kinh tế từ các loại cây ngô, khoai lang và lạc cũng không cao nên người nông dân đã tiến hành thu hẹp việc sản xuất.
Trong tháng 10, chăn nuôi gia súc - gia cầm vừa qua cũng phát triển ổn định, dịch bệnh cơ bản cũng đã được kiểm soát. Hiện nay đây là thời điểm người chăn nuôi chú trọng tái đàn, tăng đàn và chăm sóc đàn gia súc, gia cầm để có thể cung ứng nguồn thịt ra thị trường trong những tháng cuối năm cùng các kỳ lễ sắp tới.
Để có thể ổn định thị trường sản xuất cũng như tiêu thụ thịt trong nước thì Tổng cục Thống kê cho rằng cần phải thực hiện quyết liệt, đồng thời cũng sử dụng nhiều biện pháp, chính sách chống đầu cơ, thao túng giá và đảm bảo quyền lợi của người chăn nuôi lẫn người tiêu dùng.
Tháng 10/2022, sản lượng gỗ rừng trồng tăng 6,2%
Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước trong tháng 10/2022 ước đạt mức 33,3 nghìn ha, so với cùng kỳ năm trước tăng 5,3%. Bên cạnh đó, số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt mức 7,8 triệu cây, so với cùng kỳ năm trước tăng 2%.
Cũng trong tháng 10/2022, sản lượng gỗ khai thác đạt mức 1.876,3 nghìn m3, so với cùng kỳ năm trước tăng 6%. Hơn thế, sản lượng củi khai thác đạt 1,5 triệu ste, so với cùng kỳ năm trước tăng 0,7%.
Còn sản lượng gỗ khai thác cũng ghi nhận tăng cao so với cùng kỳ năm trước bởi hoạt động chế biến, xuất khẩu sản phẩm từ gỗ cũng tăng khá và nhu cầu gỗ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tăng hay như giá gỗ keo cũng tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương cũng có sản lượng gỗ khai thác tăng cao so với cùng kỳ năm trước đó là Quảng Trị tăng 64,9%; Thanh Hóa tăng 16,6%; Nghệ An tăng 13,5%.
Như thế, tính chung trong 10 tháng của năm 2022, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt mức 227 nghìn ha, so với cùng kỳ năm trước tăng 5,4% còn số cây lâm nghiệp phân tán đạt mức 78,3 triệu m3, so với cùng kỳ năm trước tăng 6,2% và sản lượng củi khai thác ghi nhận là 15,4 triệu ste, so với cùng kỳ năm trước tăng 0,3%.
Có thể thấy, công tác bảo vệ rừng đã được ngành kiểm lâm nghiêm túc thực hiện đồng thời các địa phương cũng chú trọng thực hiện tốt việc tuyên truyền cũng như nâng cao nhận thức của người dân vì thế diện tích rừng bị thiệt hại trong thời gian 10 tháng giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2021.
Chi tiết, trong tháng 10/2022, diện tích rừng bị thiệt lại ghi nhận là 88,7ha, so với cùng kỳ năm trước giả 28%. Trong đó chủ yếu là do rừng bị chặt - phá với 88,2ha, so với cùng kỳ năm trước giảm 0,8% còn diện tích rừng bị cháy là 0,5ha, so với cùng kỳ năm trước giảm 98,6%.
Tính chung trong thời gian 10 tháng năm 2022, trên cả nước có 989,4 ha rừng bị thiệt hại, so với cùng kỳ năm trước giảm 59,2%. Trong ds thì diện tích rừng bị cháy là 26,5 ha, so với cùng kỳ năm trước giảm 98,2% còn diện tích rừng bị chặt, phá là 963 ha, so với cùng kỳ năm trước giảm 0,2%.
Thủy sản tăng hơn 3% về sản lượng
Trong tháng 10/2022, sản lượng thủy sản ước đạt mức 815,9 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 2,5%. Chi tiết, cá đạt mức 583,5 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 2,4% còn tôm đạt 123,2 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 3,7% và thủy sản khác đạt 109,2 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 2,1%.
Trong đó thì sản lượng thủy sản nuôi trồng ở trong tháng 10 ước đạt mức 517,5 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 4,5%, bao gồm: cá đạt 352,8 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 4,4%; tôm đạt 109,6 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 4,3%.
Sản lượng thu hoạch của cá tra trong tháng cũng đã tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước bởi cá tra chính là mặt hàng có lợi thế phù hợp với khả năng chi tiêu của người tiêu dùng trên toàn thế giới trong bối cảnh lạm phát tăng cao, song song với đó là giá cá tra ổn định cũng giúp cho người nuôi có lãi. Hơn thế, sản lượng cá tra trong tháng cũng ước đạt mức 168,2 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 7,2%.
Từ các tháng đầu năm 2022, giá tôm nuôi cao và duy trì ở mức ổn định cùng với việc phát triển các mô hình nuôi tôm thâm canh công nghệ cao và nuôi tôm siêu thâm canh cũng giúp cho sản lượng của tôm nuôi.
Trong tháng 10/2022, sản lượng tôm thẻ chân trắng ước đạt mức 75,9 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 5,4% còn sản lượng tôm sú đạt 25,3 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước tăng 0,8%.
Cũng trong tháng 10/2022, sản lượng thủy sản khai thác ước đạt 298,4 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước giảm 0,6% bao gồm: Cá đạt 230,7 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước giảm 0,6%; tôm đạt 13,6 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước giảm 0,7%; thủy sản khác đạt 54,1 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước giảm 0,9%.
Còn sản lượng khai thác biển cũng ước đạt 279,9 nghìn tấn, so với cùng kỳ năm trước giảm 0,7% bởi điều kiện thời tiết ngư trường trong tháng 10 không được thuận lợi cho ngư dân vươn khơi, bám biển.