meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tính minh bạch quan trọng thế nào đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Thứ hai, 05/09/2022-08:09
Minh bạch là điều rất cần thiết trong cuộc sống, bất cứ một hoạt động nào cũng cần phải chú trọng vào tính minh bạch thì mới có thể trở thành cơ sở để đánh giá chính xác nhất.

Chúng ta vẫn thường nói làm bất cứ việc gì cũng cần phải minh bạch nhưng sự minh bạch đó lại là một khái niệm khá trừu tượng. Tính minh bạch đối với những doanh nghiệp là vô cùng quan trọng khi mọi hoạt động sản xuất đều phải dựa trên cơ sở này để đánh giá, thậm chí, đây còn là cơ sở để các khách hàng có thể lựa chọn đơn vị hoặc thương hiệu sử dụng.

Vậy để doanh nghiệp có thể minh bạch thì cần làm những gì?

Minh bạch là gì?

Theo cách hiểu của nhiều người minh bạch là việc công khai, rõ ràng trong hoạt động, nhưng trên thực tế minh bạch có thể được hiểu theo một cách rộng hơn là sự bình đẳng, không phân biệt đối với bất cứ ai. Bên cạnh đó, minh bạch còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp và môi trường công sở. 

Trong thời đại cạnh tranh hiện nay việc xây dựng một môi trường doanh nghiệp tích cực, chủ động và minh bạch là yếu tố để nhân viên có quyết định gắn bó hay không. Song, việc áp dụng tính minh bạch trong doanh nghiệp không hề dễ dàng như mọi người vẫn tưởng mà ngược lại để có thể áp dụng tính minh bạch và khiến cho nhân viên nể phục là một thách thức được đặt ra thường xuyên.

Bên cạnh đó, minh bạch còn thể hiện trong cách quản lý tài chính của doanh nghiệp khi có thể minh bạch về các con số doanh thu, mức giá, độ sâu thị trường cũng như báo cáo tài chính được kiểm toán theo quý, năm.

Trong giai đoạn hiện nay tuy thuật ngữ tính minh bạch không phải là một thuật ngữ tài chính hoặc số liệu cụ thể, song đây là yêu cầu vô cùng quan trọng trong hoạt động cũng như đối người tiêu dùng và nhà đầu tư. Đồng thời, các chủ đầu tư khi góp vốn vào doanh nghiệp cũng sẽ yêu cầu sự minh bạch để họ có thể tin tưởng vào doanh nghiệp. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đặc điểm của tính minh bạch

Thông thường doanh nghiệp sẽ dựa trên đánh giá về tình hình tài chính để đưa ra các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó khi muốn mua cổ phiếu của một công ty thì các nhà đầu tư sẽ dựa trên phân tích báo cáo tài chính của công ty đó để xác định có nên mua cổ phiếu của họ hay không.

Về phía người tiêu dùng họ sẽ dựa trên chi phí hoặc giá cả để quyết định có chọn một ngân hàng hoặc công ty đầu tư nào đó hay không trước khi xuất tiền của họ ra ngoài.

Một điều kiện nữa rất quan trọng để người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định hợp lí về việc nên sử dụng thẻ tín dụng hoặc khoản vay nào là công khai đầy đủ các khoản phí, lãi suất và hình phạt đối với những người muốn mở tài khoản ngân hàng hoặc đầu tư vào quỹ hỗ trợ nào.

Trên thị trường chứng khoán muốn các nhà đầu tư rót vốn để mua cổ phiếu thì đương nhiên báo cáo tài chính phải rõ ràng, minh bạch để nhà đầu tư có thể hiểu được rõ ràng về hoạt động của công ty.

Ví dụ nếu như hai công ty cùng có một mức nợ, rủi ro thị trường như nhau nhưng người mua sẽ chọn công ty có báo cáo tài chính rõ ầng thay vì những công ty có báo cáo tài chính phức tạp, khó hiểu. 

Việc rót vốn vào một công ty minh bạch sẽ tránh được tối đa rủi ro cho nhà đầu tư, đồng thời, đây cũng là cơ sở để bước đầu đánh giá xem những năm qua công ty đó hoạt động như thế nào.

Đồng thời, với một số nhà đầu tư mạo hiểm họ có thể chọn công ty hoạt động kém hơn cấu trúc phức tạp hơn nhưng nếu như có cơ hội trở mình thì chắc chắn giá cổ phiếu của những công ty đó sẽ có sức bật lớn hơn. 

Như vậy có thể thấy việc minh bạch trong hoạt động doanh nghiệp. Cách quản lý doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng để thu hút các nhà đầu tư và niềm tin của họ. Do đó, khi hoạt động trên thị trường các doanh nghiệp cần phải giao dịch công khai, đặc biệt là trên  sàn chứng khoán tránh tình trạng bán chui, bán tháo...


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Lợi ích của tính minh bạch trong kinh doanh

Việc minh bạch trong kinh doanh là điều mà bất cứ công ty nào cũng phải chú trọng và để ý đến tránh những tình huống xấu có thể xảy ra. Vậy lợi ích của tính minh bạch là gì? 

Đầu tiên, phải kể đến việc khi tính minh bạch được áp dụng sẽ là phương pháp để giữ chân nhân viên đến việc thúc đẩy doanh số bán hàng. Đồng thời, nếu như một công ty minh bạch sẽ được nhà đầu tư tin tưởng, khách hàng ủng hộ như vậy sẽ rất có lợi cho danh tiếng và thành công của doanh nghiệp.

Không khó để nhận ra những doanh nghiệp trung thực và thẳng thắn sẽ giữ chân và làm tăng lượng khách hàng thấy rõ. Một nghiên cứu đã chỉ ra một thương hiệu minh bạch sẽ có 94% người tiêu dùng trung thành với họ.

Ví dụ như tập đoàn Pepsi luôn có doanh thu khủng và không ngừng các nhà đầu tư muốn tham gia vào đơn giản vì họ có tính minh bạch và luôn hướng đến khách hàng làm trung tâm.

Thông thường khi đã có sự minh bạch thì sẽ dẫn đến sự tin tưởng và thói quen cho người tiêu dùng. Xu hướng hiện nay của người tiêu dùng là chỉ muốn ủng hộ những doanh nghiệp mà họ tin tưởng, đó cũng là lí do những doanh nghiệp gian dối khi bị phanh phui đã phải bỏ cuộc khi khách hàng quay lưng với họ. Đặc biệt, khi thời đại thông tin bùng nổ và dễ dàng truy cập như hiện nay chỉ cần một sai sót nhỏ của doanh nghiệp cũng sẽ được nhiều người biết đến. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

5 cách để thực thi tính minh bạch trong doanh nghiệp

Để có thể thực hiện tính minh bạch trong doanh nghiệp cần phải tuân thủ một số nguyên tắc cụ thể khi hoạt động như vậy mới có thể tạo ra tính xác đáng để các nhà đầu tư và khách hàng có cơ sở đánh giá:

1. Củng cố giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có những sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị kinh doanh cốt lõi để dựa trên đó hoạt động. Thời gian thành lập càng lâu thì những giá trị này càng phải được củng cố và phát huy. Giá trị cốt lõi này có thể kể đến như những sản phẩm an toàn cho sức khỏe và bảo vệ môi trường. 

Bên cạnh đó, cần phải phát động phong trào trong nhân viên để họ hiểu được các giá trị cốt lõi và làm theo như vậy mới có thể phát huy được hết thế mạnh của doanh nghiệp. Đồng thời, cần phải công khai những hoạt động tài chính qua từng năm chứ không chỉ trong những năm đầu tiên thành lập.

2. Chia sẻ thông tin với nhân viên 

Mỗi doanh nghiệp khi đã hoạt động đều sẽ có mặt tốt và mặt xấu nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ nói về mặt tốt mà hãy nói đến cả những hạn chế của doanh nghiệp để nhân viên hiểu và thông cảm cùng tìm cách khắc phục.

Thay vì để nhân viên có những lời đồn không hay về doanh nghiệp thì hãy sẵn sàng chia sẻ với nhân viên của mình để họ cùng thấu hiểu và lan tỏa những giá trị tốt đẹp.

Ngay cả việc lương thưởng hay tham gia các hoạt động cũng cần phải rõ ràng và có những bảng thông tin chi tiết để nhân viên có thể cập nhật, chia sẻ. Đây cũng là một cách để giữ chân những người nhân viên muốn gắn bó với công ty. 

3. Công khai giá cả của các sản phẩm

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang cố gắng tìm cách lách luật để thao túng giá của sản phẩm cũng như cổ phiếu trên thị trường và đây là điều tối kỵ không được phạm phải trong kinh doanh.

Khi thấy giá của các doanh nghiệp khác cao hoặc thấp hơn thì hãy tìm hiểu vì sao có sự chênh lệch đó chứ không nên “chơi xấu” hạ bệ sản phẩm của họ và đẩy sản phẩm của mình lên. Trong quá trình giao dịch hãy minh bạch giá của sản phẩm chứ không nên nhập nhèm hay báo giá sai.

4. Đi thẳng vào vấn đề

Nhiều doanh nghiệp không thích minh bạch và thường không đi thẳng vào các vấn đề mà nhà đầu tư mong muốn. Nếu như đang có ý định thay đổi sản phẩm hay tăng giá sản phẩm thì doanh nghiệp hãy đi thẳng vào vấn đề thay vì ngần ngại chia sẻ thông tin một cách thẳng thắn. 

5. Hãy nói về những trải nghiệm của khách hàng và doanh nghiệp

Đừng bao giờ làm việc mà không nói đến những trải nghiệm của doanh nghiệp và khách hàng, việc lắng nghe trải nghiệm sẽ mang đến cho doanh nghiệp những kinh nghiệm để khắc phục những điểm yếu trong sản phẩm của họ.

Hãy học cách đối mặt với sai lầm thay vì che giấu hay giấu diếm những điều còn chưa được cải thiện. Đồng thời, đây cũng là một cách để doanh nghiệp kết nối với nhiều khách hàng hơn và tìm được tệp khách hàng mới.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Như vậy, việc minh bạch trong doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết để doanh nghiệp có thể nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao hơn nữa về cách thực hiện tính minh bạch trong công việc. Hãy theo dõi website của chúng tôi thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích nhất nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

17 giờ trước

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

17 giờ trước

Đấu giá đất Hà Nội: Nguồn cung sôi động từ đầu năm, nhà đầu tư sẽ thận trọng

17 giờ trước

Nhà đầu tư bất động sản rục rịch tìm cơ hội sinh lời mới

17 giờ trước

Mua bán thông tin tài khoản ngân hàng coi chừng vướng vòng lao lý

17 giờ trước