Tình hình phát triển công nghệ số ở Việt Nam và giải pháp thúc đẩy
BÀI LIÊN QUAN
Tầm quan trọng của Công nghệ số hiện nay ra sao?Công nghệ số trong thanh toán quốc tế tại ngân hàngCông nghệ số trong du lịch mang lại hiệu quả như thế nào?Thực trạng công nghệ số ở Việt Nam
Để xây dựng xã hội phát triển một cách bền vững và vượt trội từng ngày. Con người cần nâng cao chất lượng đời sống hằng ngày, mà tối ưu nhất công nghệ số đã và đang chiếm ưu thế nâng cao năng suất chất lượng hiệu quả trong công việc.
Thực trạng hiện nay, công nghệ số đẩy mạnh Bộ Công Thương Việt Nam trong việc tiến hành thương mại trực tuyến đa khu vực, đa quốc gia. Nhờ đó, kinh tế thị trường Việt Nam có thể hợp tác, tiếp cận nhiều hơn với các đối tác, không chỉ trong nước mà con lan rộng ra khắp thế giới.
Ta lấy ví dụ điển hình trong việc kết nối mạng Internet trong sản xuất kinh doanh giúp tăng trưởng GDP ngày một tăng cao so với các nước đang phát triển. Tối ưu hóa năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, sử dụng hiệu quả nhất đối với nguồn nhân lực.
Trong thời cuộc với nền kinh tế khó khăn do dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp. Bắt buộc công nghệ số phải được áp dụng không chỉ trong doanh nghiệp mà tất cả mọi ngành nghề, lĩnh vực đều phải được thích nghi và đáp ứng nhu cầu sao cho hiệu quả. Duy trì các mối quan hệ kinh tế, nó sẽ giúp nền kinh tế nước nhà không bị gián đoạn.
Giải pháp thúc đẩy công nghệ số ở Việt Nam
Theo như các quốc gia có nền kinh tế phát triển áp dụng dựa trên công nghệ số thì khoảng 8 năm tới ( tức 2030 ) cần ít nhất 100.000 doanh nghiệp có sự phát triển của công nghệ số, xây dựng mạng lưới thông minh, ứng dụng thích nghi sao cho hiệu quả tối ưu nhất
Để đạt được yêu cầu đó, thông tin từ Bộ Chính Phủ đã đề ra các giải pháp tăng cường cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn cần áp dụng các giải pháp chính như sau:
-
Đến năm 2030, các doanh nghiệp phải đạt tiêu chuẩn công nghệ số vào đơn vị kinh doanh của mình.
-
Thiết lập kế hoạch và phát triển chúng một cách tối ưu và hiệu suất theo từng lĩnh vực, từng địa phương.
-
Thiết lập cơ quan đầu mối Trung ương và ở địa phương để dễ dàng cho việc tổng hợp dữ liệu, tổ chức các hoạt động, tham gia tư vấn hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
-
Xây dựng khung chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ số tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền ban hành trong giai đoạn 2020 – 2021.
-
Nghiên cứu, đề xuất các phương pháp mới,cải cách các quy định về Quỹ phát triển và khoa học công nghệ.
-
Phối hợp chặt chẽ với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông kết nối Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam với các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Một số giải pháp khác
Luôn vận động con người luôn trong tâm thế chủ động, tìm tòi, phát triển những hướng đi mới, sáng tạo mạnh mẽ trong việc phát hiện ra công nghệ.
Tuyên dương và thúc đẩy các doanh nghiệp có thành tích tiêu biểu trong chiến lược xúc tiến đầu tư thương mại, tiêu dùng trong nước, xuất khẩu các sản phẩm “ Made in Vietnam” ra thị trường nước ngoài.
Tích cực đưa công nghệ số vào mọi ngóc ngách của đời sống, kinh tế - xã hội; các doanh nghiệp tham gia nhiệt huyết vào quá trình hình thành Quỹ phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Cơ hội phát triển công nghệ số ở Việt Nam
Việt Nam là đất nước có nhiều tiềm năng và hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đã ứng dụng được công nghệ số vào lĩnh vực kinh doanh của mình. Thị trường kinh tế hiện nay nới rộng nhu cầu hợp tác, đầu tư kinh doanh. Việc chuyển giao dây chuyền công nghệ vào sản xuất một số mặt hàng như: cơ khí, xây dựng, điện tử,... góp phần đưa những ngành này đạt đến trình độ tiên tiến thế giới.
Con người Việt Nam thông minh, đa dạng và linh hoạt nên việc thích ứng công nghệ số vào đời sống xã hội là việc không hề quá khó, thành công trước mặt đó là các mặt hàng Made in Vietnam đã có mặt trên mọi miền thế giới, công nghệ ứng dụng ngày càng được cải tiến đáp ứng nhu cầu con người.
Chuyển đổi cơ cấu công nghệ số tạo cơ hội phát triển việc làm cho nhiều người, giải quyết được vấn nạn thất nghiệp trong xã hội.
Việt Nam từng bước hội nhập, giao thoa giữa các nền văn hóa kinh tế thế giới, tạo cho Việt Nam cập nhật liên tục về thông tin, kinh nghiệm, tiếp thu những cái hay, cái mới từ các bạn bè trên thế giới.
Tổ chức các chương trình đào tạo nhân lực hằng năm về việc ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao năng lực tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển ngày một vững mạnh, hiện đại.
Những khó khăn và thách thức
Nhiều chuyên gia cho rằng, mặc dù những lợi ích mà công nghệ số mang lại cho đời sống chúng ta ngày một tiên tiến hơn nhưng tuy nhiên cũng có mặt còn hạn chế bởi những vấn đề như sau:
-
Toàn cầu hóa đang trong giai đoạn nâng cao và phát triển vượt bậc công nghệ số, đặc biệt là các đất nước như: Nhật Bản, Hoa Kỳ và một số nước tại Châu Âu. Do đó, khiến cho thị trường Việt Nam ngày một canh tranh khốc liệt, nó làm nảy sinh một số vấn đề liên quan đến chất xám, bản quyền,.. Sự chênh lệch này đòi hỏi chúng ta phải liên tục cập nhật những cái mới, nâng cao một cách tối đa trình độ nguồn nhân lực.
-
Việc đầu tư và phát triển công nghệ số đang ở mức con số thấp so với nhu cầu hoạt động của khoa học công nghệ. Nó là một thách thức lớn trong việc phát triển công nghệ tại Việt Nam.
-
Đội ngũ nguồn nhân lực trong tình trạng thiếu cơ chế tự chủ, trách nhiệm, chủ động. Việc trọng dụng người tài đang còn ở mức hạn chế, đãi ngộ nhân tài chưa hợp lý. Việc bắt nạt, rối loạn phát ngôn thù địch, quyền riêng tư bị xâm phạm, thiếu cơ chế bảo vệ người dùng.
-
Việc vi phạm an ninh trên mạng xã hội ngày một tăng, bất chấp những tiến bộ công nghệ hiện đại. Việc chi cho những hoạt động bảo đảm an ninh mạng ngày một tốn kém hơn. Theo Deloitte, chi phí trung bình cho một lần bị xâm phạm dữ liệu vào năm 2021 là 4,24 triệu USD. Dự kiến vào năm 2025, chi phí cho tội phạm mạng sẽ ở mức 10.500 tỷ USD (năm 2021 là 6.000 tỷ USD).
-
Việc vận hành công nghệ hiện đại chưa đủ tốt do chi phí quá lớn, đặc biệt ở những nước đang phát triển, không đảm bảo lợi nhuận cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các thách thức được đặt ra là mối e ngại cho nhiều đơn vị, cho nên dẫn đến khó khăn trong việc chủ động đầu tư về mảng công nghệ mới.
Lời kết
Có thể thấy rằng, công nghệ số ở Việt Nam đang ngày càng vững mạnh và tiến triển tốt hơn. Phấn đấu đến năm 2030, ứng dụng công nghệ số phát triển vượt bậc tại Việt Nam phải phấn đấu nổi trội đạt trình độ tiên tiến trên thế giới. Cần tập trung đẩy mạnh.
Đồng thời đổi mới, đẩy mạnh toàn bộ cơ chế quản lý khoa học công nghệ, đưa nhanh công nghệ thích nghi với đời sống xã hội một cách hiệu quả nhất. Tăng cường hợp tác, đầu tư hội nhập quốc tế, có như thế thì nền kinh tế Nước nhà mới vững mạnh.