meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành điện như thế nào trong quý 3/2022?

Thứ tư, 02/11/2022-10:11
Theo thống kê, có 18/24 doanh nghiệp điện báo lãi quý 3/2022 tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021. Ngoài ra, còn có 4 công ty báo lãi ròng trong quý 3/2021 báo lỗ.

Quý 3/2022, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành điện tích cực

Theo Nhà đầu tư, trong giai đoạn lạm phát và tình hình địa chính trị trên thế giới bất ổn như hiện nay, giới đầu tư thông thường sẽ đánh giá cao cổ phiếu ngành thiết yếu như sản xuất điện. Bởi vì đây sẽ là nhóm không chịu sự suy giảm sức mua do lạm phát tăng cao và được coi là điểm đến an toàn của dòng tiền. 

Có thể thấy, điều này cũng phần nào được minh chứng thông qua tình hình kinh doanh quý 3/2022 rất tích cực của nhiều doanh nghiệp điện với kết quả lãi ròng tăng bằng lần so với cùng kỳ năm ngoái. 

Nhóm thủy điện cũng gây ấn tượng khi nhiều cái tên báo lãi tăng rất mạnh. Có thể thấy, cả hai cái tên đứng đầu về tốc độ tăng trưởng lãi ròng trong quý 3/2022 đều là những doanh nghiệp thủy điện. Chi tiết, quán quân Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển điện miền Trung (HNX: SEB) đã ghi nhận lãi ròng riêng quý 3/2022 đạt mức 31,3 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái tăng gấp 107 lần. Công ty Cổ phần Thủy điện nước trong (HNX: NTH) đứng thứ 2 với mức lãi sau thuế là 10,4 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm ngoái tăng gấp 22,6 lần. 


Trong giai đoạn lạm phát và tình hình địa chính trị trên thế giới bất ổn như hiện nay, giới đầu tư thông thường sẽ đánh giá cao cổ phiếu ngành thiết yếu như sản xuất điện
Trong giai đoạn lạm phát và tình hình địa chính trị trên thế giới bất ổn như hiện nay, giới đầu tư thông thường sẽ đánh giá cao cổ phiếu ngành thiết yếu như sản xuất điện

Và tính cả SEB và NTH, theo ghi nhận có 12/23 doanh nghiệp điện với con số tăng trưởng lãi ròng lên đến hàng chục, hàng trăm phần trăm như Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (HoSE: BTP) ghi nhận +375,27%, Công ty Cổ phần Sông Ba (HoSE: SBA) ghi nhận +251,6%, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà (HoSE: TBC)  ghi nhận +211,57%, Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Mơ (HoSE: TMP)  ghi nhận +104,62%, Công ty Cổ phần Thủy điện Miền Trung (HoSE: CHP) ghi nhận +82,75%, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Trường Thành (HoSE: TTA) ghi nhận +80,69%, Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (HoSE: GEG) ghi nhận +72,9%, Công ty Cổ phần Phát triển điện lực Việt Nam (HoSE: VPD) ghi nhận +70,54%, Công ty Cổ phần Thủy điện – Điện lực 3 (HoSE: DRL) ghi nhận +34,74%, Công ty Cổ phần Điện nước Lắp máy Hải Phòng (HoSE: DNC) ghi nhận +10,09%.

Ngoài ra, phải kể đến nhiều đơn vị đồng loạt báo lãi ròng trong khi đó quý 3/2022 lại ghi nhận kết quả âm. Cũng theo đó, Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (HoSE: VSH) lãi quý 3/2022 đạt mức 220,6 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái lỗ 42 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (HoSE: PPC) ghi nhận với lãi ròng 155 tỷ đồng trong khi đó quý 3/2021 ghi nhận lỗ 35,4 tỷ đồng. Còn cuối cùng chính là trường hợp Công ty Cổ phần Đầu tư Điện lực 3 (HNX: PIC) bão lãi 2,2 tỷ đồng dù quý 3/2021 ghi nhận lỗ 3,2 tỷ đồng.


Quý 3/2022, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành điện tích cực
Quý 3/2022, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành điện tích cực

Ở chiều hướng ngược lại, thống kê đã ghi nhận TTE chính là trường hợp hiếm hoi báo lỗ quý 3/2022 ghi nhận 11,6 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 lỗ tăng gần 25%. 

Không những thế, dữ liệu cũng ghi nhận 4/23 doanh nghiệp có kết quả lợi nhuận trong quý 3/2022 suy giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Đó chính là KHP ghi nhận -40,05%, PGV ghi nhận -65,07%, POW ghi nhận -66,63% và ghi nhận NBP -94,12%.

Còn ở trường hợp của PGV, công ty cũng ghi nhận lãi gộp đạt mức 1.666 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 86% nhưng lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong quý 3 đạt mức 315,5 tỷ đồng, so với cùng kỳ giảm 65%.

Phía PGV giải trình, chi phí tài chính trong kỳ là 1.261 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 963 tỷ đồng do lỗ chênh lệch tỷ giá tăng 1.334 tỷ đồng. Chi tiết, trong quý 3/2022, lỗ chênh lệch tỷ giá là 793 tỷ đồng trong khi đó lãi chênh lệch tỷ giá trong quý 3/2021 là 541 tỷ đồng còn chi phí lãi vay tăng 134 tỷ đồng. 

Cổ phiếu điện có triển vọng gì?

Cũng theo báo cáo cập nhật ngành điện gần nhất của Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI cho thấy, đơn vị này cho biết nhu cầu điện năng ở trên toàn quốc ghi nhận được mức tăng trưởng 14,7% so với cùng kỳ trong tháng 8/2022 và 6,5% so với cùng kỳ trong 8 tháng đầu năm nay, so với mức tăng 3,8% trong nửa đầu năm cao hơn nhiều. Cũng theo đó, tăng trưởng nhu cầu điện năng trong tháng 8 cũng đã phản ánh được mức cơ sở so sánh thấp trong nửa cuối năm 2021 đồng thời cũng đã dẫn dắt bởi mức tăng trưởng 15,6% của chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 8, trong 8 tháng đầu năm tăng 9,4%. Chứng khoán SSI dự báo nhu cầu điện trên toàn quốc trong năm 2022 có thể tăng 8%. 


Theo thống kê, có 18/24 doanh nghiệp điện báo lãi quý 3/2022 tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021, ngoài ra, còn có 4 công ty báo lãi ròng trong quý 3/2021 báo lỗ
Theo thống kê, có 18/24 doanh nghiệp điện báo lãi quý 3/2022 tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021, ngoài ra, còn có 4 công ty báo lãi ròng trong quý 3/2021 báo lỗ

Cơ quan quản trị khí quyển và đại dương quốc gia của Mỹ (NOAA) cho biết, điều kiện thủy văn có thể kém thuận lợi hơn vào năm 2023. Cũng theo đó, hiện tượng La Nina (nhiệt độ biển hạ thấp và gây nhiều mưa bão) kéo dài trong thời gian 30 tháng nếu như tính đến cuối năm 2022 và tương đương với thống kê trong giai đoạn 1950 - 2019 (đã ngoại trừ giai đoạn La Nina kéo dài trong 40 tháng kể từ tháng 7/1998 đến tháng 12/2021). Và trong trường hợp điều kiện thủy văn kém thuận lợi cũng như giá khí điều chỉnh vào năm 2023 thì các nhà máy nhiệt điện đặc biệt là nhiệt điện khí có thể được huy động ở mức cao hơn. 

Trong khi đó thì theo quan điểm từ Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, tình trạng thiếu khí thời gian gần đây ở Liên minh châu  u (EU) cũng đã làm tăng nhu cầu nhiệt điện than và thúc đẩy giá than tăng lên. Và theo trao đổi của Chứng khoán SSI với Genco2 & Genco3, QTP và HND chưa thấy việc điều chỉnh tăng thêm về giá trộn nhưng đơn vị cũng cho rằng giá than ở trong nước cũng có thể sẽ tiếp tục tăng bởi giá than ở trong khu vực tăng cao. 

Chứng khoán SSI giả định rằng giá dầu mazut (FO-fuel oil) trong năm 2022 và cả năm 2023 ghi nhận lần lượt là 500 USD/tấn (so với năm trước tăng 28%) và 430 USD/tấn (so với năm trước giảm 14%).



Doanh thu của các doanh nghiệp ngành điện
Doanh thu của các doanh nghiệp ngành điện

Bên cạnh đó, giá khí điều chỉnh cũng sẽ giúp thu hẹp sự chênh lệch giá bán bình quân giữa nhiệt điện khí hay là nhiệt điện than. Và với đà giảm của giá khí thì các nhà máy điện khí cũng sẽ trở nên cạnh tranh hơn với với nhiệt điện than. 

Còn về giá điện thì Chứng khoán SSI cũng nhận định giá điện ở trên thị trường cạnh tranh (giá CGM) có thể vẫn ở mức cao so với cùng kỳ năm 2021. Và giá CGM trong tháng 8 cũng ước tính vào khoảng 1.390 đồng/kwh, so với tháng trước tăng 4% và so với cùng kỳ tăng 39%. Trong 8 tháng đầu năm 2022, mức giá CGM là 1.427 đồng/kwh, so với cùng kỳ tăng 35%.

Như thế, với việc giá than đầu vào cho nhiệt điện than tăng lên cũng như nhu cầu điện ở trên toàn quốc tiếp tục phục hồi thì giá CGM có thể duy trì ở mức giá của tháng 8 trong 4 tháng tới. Cũng theo đó, giá CGM trung bình của cả năm 2022 có thể đạt mức 1.400 đồng/kwh, so với cùng kỳ tăng 41%. Chính vì thế mà Chứng khoán SSI đã điều chỉnh tăng 5% cho dự báo giá CGM năm 2022 lên mức 1.370 đồng/kwh.

Trước đó, thống kê cho thấy trong điều kiện bình thường không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì phụ tải điện có hệ số tăng trưởng thường trên 1,5 - 1,8 lần tăng trưởng GDP. Cũng theo đó, nhóm thủy điện cũng sẽ được hưởng lợi trong phần còn lại của năm 2022 nhờ vào 2 yếu tố chính đó là: 

Đầu tiên là sản lượng huy động từ nguồn điện tái tạo mới biến động trong ngày và giữa các ngày ở trong tháng. Đồng thời cũng duy trì ở mức thấp trong các tháng đầu năm. Trong khi đó điện mặt trời đã cho thấy được thời gian phát điện hiệu quả chỉ khoảng 4 - 5 giờ/ngày và điện gió cũng cần theo dõi khả năng phát điện theo mùa gió để có thể đánh giá được hiệu quả. Như thế có thể nói rằng thủy điện vẫn sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng đó chính là nguồn năng lượng nền tảng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia bởi có tính ổn định cao.


Chứng khoán SSI dự báo nhu cầu điện trên toàn quốc trong năm 2022 có thể tăng 8%
Chứng khoán SSI dự báo nhu cầu điện trên toàn quốc trong năm 2022 có thể tăng 8%

Thứ hai chính là rủi ro thiếu hụt than cũng như giá nguyên liệu đầu vào tăng cao đã ảnh hưởng đến nhóm nhiệt điện. Trong các tháng tới, rủi ro thiếu than đã khiến cho các nhà máy phải chủ động trong việc tìm kiếm nguồn than nhập khẩu để có thể bổ sung sản lượng đang thiếu hụt. Mặc dù vậy thì do giá than bị giới hạn bởi EVN nên các doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn trong việc thỏa thuận giá với các nhà cung cấp nước ngoài để có thể đảm bảo được biên lợi nhuận cho các nhà máy. 

Mặc dù vậy thì theo Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra dự báo, hiện tượng La Nina duy trì đến thời điểm tháng 5/2022 với xác suất là khoảng từ 65 - 70% và sau đó sẽ chuyển dần sang trạng thái trung tính từ khoảng nửa cuối năm 2022. Đây cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng không tích cực cho kết quả của các doanh nghiệp thủy điện trong 6 tháng cuối năm 2022. 

Trong khi đó thì Chứng khoán VNDirect lại tin rằng mức tăng trưởng của ngành điện nói chung sẽ cao hơn trong nửa cuối năm 2022 nhờ mùa nóng cũng như nhu cầu phụ tải tăng trở lại. Chứng khoán VNDirect cũng đánh giá việc thiếu than chỉ là rủi ro trong ngắn hạn, chính vì thế mà sản lượng điện than cũng sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu phục hồi và giá bán trung bình cao hơn ở trên thị trường phát điện cạnh tranh.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước