Tín hiệu dự báo tăng trưởng kinh tế có thể chững lại trong thời gian tới
BÀI LIÊN QUAN
Nhiều sức ép lên tăng trưởng kinh tế 2023Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thái Lan chậm hơn dự báoGiả định 3 kịch bản sẽ tác động tới tốc độ tăng trưởng kinh tế Thái LanTheo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, Chứng khoán Agribank (Agriseco) mới đây đã công bố báo cáo kinh tế vĩ mô, khẳng định rằng kinh tế tháng 10 tiếp tục hồi phục và một số điểm nhấn đáng chú ý ở ngành bán lẻ tiêu dùng, vốn FDI thực hiện tăng cao và cán cân thương mại có thặng dư.
Thế nhưng, trong thời gian tới tốc độ tăng trưởng có thể chậm đi khi những chỉ số như IIP và PMI có dấu hiệu suy yếu.
Trong tháng 10, chỉ số IIP tăng 3% và 6,3% tương ứng so sánh với tháng trước và cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số này đã hồi phục nhẹ ở một số nhóm sản phẩm chủ chốt như bia. Một số lý do chủ yếu là do bão số 6 có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khai khoáng và công nghiệp, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao cùng với số lượng đơn hàng suy giảm.
Ngân hàng Thế giới nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 7,2%
Theo báo cáo cập nhật mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là quốc gia có mức tăng trưởng nhanh nhất châu Á trong năm 2022 và 2023.Dấu hiệu tích cực của tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu bất ổn
Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã đưa ra báo cáo vĩ mô mới đây cho thấy khu vực dịch vụ vẫn hồi phục mạnh mẽ bất chấp các điều kiện sản xuất vẫn tiềm ẩn những yếu tố không thuận lợi. Điều này đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng của Việt Nam. Dựa theo cơ sở đó, VCBS đã nêu dự báo tăng trưởng GDP quý 4 của Việt Nam đạt ngưỡng 5,5% - 6%, và sẽ là 7,87% - 8,02% cho cả năm 2022.Hơn 1,1 triệu cơ hội tăng trưởng kinh tế khu vực đến từ Lazada
Lazada, gã khổng lồ trên sàn TMĐT tại Đông Nam Á, đối thủ trực tiếp của Shopee, lần đầu tiên công bố báo cáo ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp), đây là khái niệm không quá phổ biến trong khu vực này.IIP tăng 9% nếu tính cả 10 tháng đầu năm. Mức tăng của chỉ số chủ yếu nhờ ngành công nghiệp chế biến. So với cùng kỳ những năm trước, một số sản phẩm công nghiệp tốc độ tăng trưởng cao như trang phục, đồ uống, gỗ, da, chế biến gỗ. Thế nhưng, các nhóm ngành này ghi nhận tình trạng đơn hàng mới đang chậm lại so với dự báo nên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của những tháng cuối năm.
Mặt khác, chỉ số PMI giảm còn 50,6 điểm trong tháng 10 từ mức 52,5 điểm của tháng 9. Trong thời kỳ tăng trưởng kéo dài 13 tháng gần đây, thì con số trên là mức thấp nhất. Vì nhu cầu giảm nên tăng trưởng tổng thể của ngành sản xuất chậm đi. Do đó, số lượng đơn đặt hàng mới cũng tăng yếu hơn.
Các chuyên gia tại đây cho biết: “Việt Nam có thể đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới do sức ép từ suy thoái kinh tế của các nước lớn, do nước ta có độ mở kinh tế lớn”.
Bên cạnh đó, so với tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng cung tiền đang thấp hơn nhiều. Điều này cho thấy dòng tiền đang đi vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, còn dòng tiền dư thừa bị thắt lại giúp kìm hãm lạm phát. Theo dự báo của khối phân tích, lạm phát năm nay sẽ nằm trong ngưỡng mục tiêu của chính phủ khi đạt khoảng 3%.
Agriseco kỳ vọng rằng bước sang năm 2023, yếu tố đầu tư công sẽ là nhân tố chủ chốt giúp đẩy mạnh tăng trưởng khi những động lực khác đang dần suy yếu. Trong bối cảnh các quốc gia lớn đang đứng trước nguy cơ suy thoái và thực tế đã cho thấy trong kết quả những tháng vừa qua nên xuất khẩu khó có thể tiếp tục duy trì đã tăng trưởng.
Mặc dù tiêu dùng có thể tiếp tục phục hồi nhưng sẽ rất khó để tăng trưởng như năm nay. Mặt khác vốn đầu tư tư nhân có thể gặp khó khăn trong việc huy động vốn và thực hiện những dự án có triển vọng.
Trong năm 2023, áp lực lạm phát cũng có thể tăng cao khi sức cầu nội địa hoàn toàn hồi phục. Mặt khác, chi phí đẩy có thể tác động đến nguồn cung trong bối cảnh tỷ giá đang chịu sức ép và diễn biến bất thường của giá hàng hóa trên toàn thế giới.