meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tín dụng tăng dự kiến 14 - 15%, Ngân hàng Nhà nước bơm tiền ra trước Tết Nguyên đán 2023

Chủ nhật, 22/01/2023-00:01
Riêng các giao dịch mua - bán tín phiếu trên thị trường mở đã có hơn 12.600 tỷ đồng được Ngân hàng nhà nước Việt Nam bơm ra thị trường trong tuần giao dịch cuối cùng trước Tết Nguyên đán 2023. 

Theo Zingnews, dữ liệu về diễn biến giao dịch trên thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước cho thấy càng sát Tết Nguyên đán 2023, nhà điều hành này càng có xu hướng bơm thêm tiền để hỗ trợ thanh khoản các ngân hàng thương mại trong dịp cao điểm Tết.

Cụ thể, ngày 19/1 - phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện mua 11.364,45 tỷ đồng giá trị giấy tờ có giá từ 5 thành viên đang tham gia đấu giá/trúng thầu. Từ đó bơm một lượng tiền Đồng tương ứng để hỗ trợ thanh khoản các ngân hàng. 


Theo Zingnews
Theo Zingnews

Đáng chú ý, ở phiên giao dịch này, nhà điều hành đã không thực hiện bất kỳ giao dịch bán tín phiếu nào để hút tiền về. Điều này thể hiện quan điểm bơm tiền ra của nhà điều hành.

Thực tế, kể từ tháng 12/2022 tới nay, cơ quan quản lý tiền tệ quốc gia thường xuyên phải duy trì các giao dịch mua giấy tờ có giá kỳ hạn trên thị trường nhằm bơm tiền hỗ trợ cho thanh khoản các đơn vị có nhu cầu. Nhưng Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng công cụ bán tín phiếu để hút tiền về, giá trị lên tới hàng chục nghìn tỷ/phiên.

Kể từ đầu tháng 1, tổng giá trị giấy tờ có giá mà Ngân hàng Nhà nước mua lại từ các thành viên thị trường đạt gần 130.000 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, nhà điều hành đã phát hành hơn 242.000 tỷ đồng tín phiếu nhằm hút tiền về. Có thể thấy, Ngân hàng Nhà nước đang duy trì xu hướng hút tiền kéo dài từ năm 2022 tới nay để duy trì mặt bằng lãi suất cho vay VND liên ngân hàng ở mức cao so với đồng USD.

Tuy nhiên, trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi bước vào kỳ nghỉ Tết (tuần 16 - 19/1), xu hướng này giảm nhiệt rất rõ ràng.

Trong hai tuần đầu năm, khi giá trị mua kỳ hạn của nhà điều hành chỉ khoảng 5.000 - 7.000 tỷ/phiên thì giá trị bán kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước đều lên tới 15.000 - 25.000 tỷ đồng/phiên. Bình quân mỗi phiên đều hút được khoảng 10.000 tỷ đồng.


Ngân hàng Nhà nước đã đẩy giá trị mua kỳ hạn cao hơn giá trị bán
Ngân hàng Nhà nước đã đẩy giá trị mua kỳ hạn cao hơn giá trị bán

Tuy nhiên kể từ phiên 16/1, Ngân hàng Nhà nước đã đẩy giá trị mua kỳ hạn cao hơn giá trị bán. Riêng trong tuần cuối trước kỳ nghỉ Tết, nhà điều hành đã thực hiện khoảng 67.700 tỷ đồng giao dịch mua kỳ hạn để bơm tiền ra, gần 55.000 tỷ đồng giá trị giao dịch bán nhằm hút về lượng tiền tương ứng.

Có thể thấy, thông qua giao dịch mua - bán tín phiếu tại thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng hơn 12.600 tỷ đồng ra thị trường vào tuần cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023.

Bên cạnh lượng tiền VND được nhà điều hành bơm ròng thông qua những giao dịch mua - bán tín phiếu kể trên, trong tuần này, thị trường ghi nhận khoảng 24.200 tỷ đồng giao dịch mua và 89.500 tỷ đồng giao dịch bán tín phiếu đáo hạn của Ngân hàng Nhà nước trước đó. Như vậy, các giao dịch đáo hạn này giúp cho hệ thống nhận thêm hơn 65.300 tỷ đồng trong tuần.

Tính tổng những giao dịch phát sinh mới và giao dịch đáo hạn trên thị trường mở, có gần 78.000 tỷ đồng được nhà điều hành bơm ròng ra thị trường trong tuần này nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn của các ngân hàng vào dịp Tết 2023. Khối lượng giấy tờ có giá mà Ngân hàng Nhà nước đang nhận cầm cố đang còn hơn 104.000 tỷ đồng, số tín phiếu đã phát hành đạt mức 75.500 tỷ đồng.

Trong bối cảnh nhà điều hành đảo chiều dòng tiền trên thị trường mở, mặt bằng lãi suất VND ở kênh liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm vẫn đang ở mức trên 6%/năm. Trong đó, chốt vào ngày 19/1, lãi suất VND kỳ hạn qua đêm đạt mức 6,32%/năm; Kỳ hạn 1 tuần là 6,5%/năm; Kỳ hạn 2 tuần đạt mức 7,25%/năm.

Với mặt bằng như vậy, lãi suất VND qua đêm ở kênh liên ngân hàng vẫn duy trì cao hơn 2 điểm phần trăm so với lãi suất USD, hệ số an toàn để không khiến tỷ giá USD/VND chịu áp lực lớn.

Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích của Công ty Chứng khoán SSI, thanh khoản trên thị trường vào những tuần trước Tết đã bớt dồi dào khi nhu cầu thanh toán tăng mạnh trước kỳ nghỉ lễ dài ngày.

Tuy nhiên, so với giai đoạn trước Tết từ những năm trước, trạng thái thị trường vẫn khá ổn trong khi Ngân hàng Nhà nước liên tục phát hành tín phiếu để trung hòa lượng tiền bơm nhằm duy trì hợp lý mặt bằng lãi suất liên ngân hàng.


Ngân hàng Nhà nước định hướng tín dụng tăng khoảng 14 - 15% trong năm 2023
Ngân hàng Nhà nước định hướng tín dụng tăng khoảng 14 - 15% trong năm 2023

Theo yêu cầu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, phải tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, linh hoạt, chủ động, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và những chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, mục tiêu trong năm 2023 bình quân là 4,5%. Ngân hàng Nhà nước định hướng tín dụng tăng khoảng 14 - 15% và điều chỉnh ở mức độ phù hợp với tình hình và diễn biến thực tế.

Ngoài ra, cơ quan quản lý tiền tệ yêu cầu kiểm soát tăng trưởng tín dụng một cách hợp lý, hướng nguồn vốn tín dụng vào những lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực ưu tiên và những động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ. Đồng thời, nhà điều hành tiếp tục yêu cầu kiểm soát chặt hơn tín dụng đối với những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. 

Tại chỉ thị này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu ngành ngân hàng triển khai quyết liệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2021 - 2025. Đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ đã dùng dự phòng để xử lý rủi ro; Ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu mới phát sinh, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 3%.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

1 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

1 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

1 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

1 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

1 ngày trước