Tìm hiểu về gạch chỉ đặc và các ứng dụng trong xây dựng
BÀI LIÊN QUAN
Tìm hiểu về loại gạch nung và gạch không nungGiải đáp thắc mắc về gạch nung là gì? Quy trình sản xuất gạch nungTìm hiểu về gạch chỉ đặc và các ứng dụng trong xây dựngGạch chỉ đặc là gì?
Gạch chỉ đặc là vật liệu xây dựng quen thuộc được nhiều người ưa chuộng sử dụng trong các công trình xây dựng.
Gạch chỉ đặc thuộc dòng gạch đất nung, là loại gạch được làm từ việc nung đất sét trên nền nhiệt độ cao để cho ra thành phẩm có màu đỏ hoặc màu đỏ cam rất đẹp mắt với độ cứng và độ bền cao hơn hẳn nguồn nguyên liệu gốc của chúng. Gạch chỉ đặc có cấu trúc hình khối chữ nhật ở dạng đặc, vì vậy viên gạch khá chắc, chịu lực nén tốt, chống chịu nhiệt và chống thấm hiệu quả.
Gạch được thiết kế nguyên khối và không có lỗ trong viên gạch. Gạch chỉ đặc có kích thước chuẩn phổ biến (dài x rộng x dày) là 205 x 95 x 55 mm, 210 x 150 x 55 mm và loại 220 x 105 x 65 mm.
Gạch thường được dùng để xây dựng trong các công trình như xây tường nhà, xây móng nhà, xây hàng rào, trang trí…
Ưu điểm của gạch chỉ đặc
Gạch chỉ đặc có các ưu điểm sau:
+ Gạch chỉ đặc là loại gạch có kết cấu bên trong đồng nhất, đặc, không có lỗ. Nên gạch có khả năng chịu lực rất tốt, bền chắc, phù hợp để xây tường nhà, móng nhà, tường rào bao quanh…
+ Đặc biệt do có tính chống thấm cao nên gạch chỉ đặc còn được sử dụng để xây tường nhà tắm, giúp giảm nguy cơ nấm mốc phát sinh trên bề mặt.
+ Ngoài ra, gạch chỉ đặc nói riêng và gạch đất nung nói chung có giá thành rẻ, rất dễ tìm mua ở Việt Nam, giúp tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.
Một số hạn chế của gạch chỉ đặc
Gạch chỉ đặc vẫn tồn tại khá nhiều hạn chế mà chúng ta cần đặc biệt cân nhắc trước khi lựa chọn dòng sản phẩm này. Cụ thể như sau:
+ Quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường: Gạch chỉ đặc được sản xuất theo phương pháp nung, đây là một vấn đề rất nan giải trong quy trình sản xuất gạch đất nung. Như chúng ta biết, trong quá trình nung gạch, con người đã sử dụng một lượng lớn các chất đốt như là than củi, củi, than đá và quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ sản sinh ra nhiều khí thải độc hại cũng như nguồn bụi lớn, gây nguy hại tới hệ hô hấp của con người và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc sản xuất gạch đất nung không được tán đồng và luôn tìm những biện pháp sản xuất gạch vật liệu một cách thân thiện và an toàn hơn.
+ Khả năng cách âm, cách nhiệt kém: mặc dù đã được trải qua quá trình nung trên nền nhiệt cao nhưng gạch chỉ có độ bền vượt trội hơn so với đất sét, còn khả năng cách âm hay là cách nhiệt của loại vật liệu này là khá hạn chế. Chúng không có khả năng cách âm hay là tiêu âm nên rất dễ sinh cảm giác chói tai nếu có tiếng ồn lớn xuất hiện. Ngoài ra, khả năng cách nhiệt kém sẽ khiến công trình nhà ở thêm phần nóng nực và ngột ngạt trong mùa hè, lạnh hơn trong mùa đông giá.
+ Ngoài ra, gạch chỉ đặc là một khối đặc vì thế gạch khá nặng và dễ vỡ trong quá tình vận chuyển cũng như thi công. Chi phí gạch chỉ đặc đắt hơn gấp 2-3 lần so với gạch lỗ.
Ứng dụng của gạch chỉ đặc trong xây dựng
Gạch chỉ đặc là một loại vật liệu phổ biến trong xây dựng có từ rất lâu đời tại Việt Nam. Gạch được ứng dụng trong các công trình xây dựng sau:
+ Là loại vật liệu được sử dụng nhiều trong công trình thi công dân dụng như xây tường nhà, xây tường bao quanh, lanh tô cửa, tường móng chịu lực hoặc xây bể nước hay nhà vệ sinh chống thấm.
+ Ngoài ra, nó còn được ứng dụng ở các vị trí cần phải chịu tải trọng cho công trình, hoặc là trang trí rào, mảng tường không tô, tạo những không gian theo phong cách hoài cổ thời Pháp…
Tiêu chí khi chọn mua gạch chỉ đặc đạt chất lượng?
Để đánh giá gạch chỉ đặc có chất lượng hay không, bạn nên xem xét về: kích thước, âm thanh và màu gạch, mảnh vỡ của gạch, độ đồng đều và độ phẳng.
Kích thước
Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn nên chọn các kích thước gạch phù hợp, với những mảng tường cần có kết cấu chắc chắn, chịu lực lớn thì nên chọn loại gạch có độ dày phù hợp.
Âm thanh
Âm thanh mà gạch chỉ đặc phát ra khi va chạm vào nhau hay va chạm vào bê tông chúng ta cũng có thể đánh giá được chất lượng của nó. Khi chúng ta gõ hai viên gạch vào nhau nếu phát ra âm thanh vang, sắc thì là đó là loại gạch tốt. Còn nếu ngược lại âm phát ra trầm nghe thấy tiếng “bốp” thì đấy là gạch chưa đạt chất lượng nên được loại bỏ.
Mảnh vỡ
Đừng tiếc khi đập vỡ một viên gạch để lấy một mảnh vỡ để kiểm chất lượng viên gạch. Và cũng một lần nữa ta có thể xác định âm thanh của nó. Khi bạn đập viên gạch, chúng ta sẽ quan sát các mảnh vụn của viên gạch. Nếu sau khi đập có các vụn đất sét rơi xuống và nhiều mảnh vụn, chúng ta không nên chọn bởi vì chúng chưa phải là một viên gạch tốt.
Quan sát mảnh vỡ của gạch
Ngoài việc miết mảnh vỡ của gạch để đánh giá chất lượng của gạch chỉ đặc thì chúng ta có thể quan sát thêm về mảnh vỡ của gạch. Nếu mảnh vỡ sắc đó nhọn thì đó là loại gạch tốt và chất lượng.
Quy trình sản xuất gạch chỉ đặc
Quy trình sản xuất gạch gạch chỉ đặc trải qua 5 giai đoạn: khai thác nguyên liệu, nhào trộn, tạo hình, phơi sấy, nung và cuối cùng làm nguội ra lò.
Chuẩn bị nguyên liệu
Gạch chỉ đặc là vật liệu xây dựng được sản xuất từ nguyên liệu chính là đất sét. Thành phần chính của đất sét đó là các khoáng alumosilicat ngậm nước. Đất sét có các đặc tính ưu việt như độ dẻo, độ co, độ phân tán và khả năng chịu lửa tốt.
Trước khi khai thác nguyên liệu đất sét cần được xới bỏ lớp đất nền phía bên trên. Việc khai thác đất sét có thể làm thủ công hoặc là dùng máy ủi, máy xúc. Đất sét sau khi khai thác được ngâm ủ trong kho nhằm để tăng tính dẻo và độ đồng đều hài hòa của đất sét.
Nhào trộn đất sét
Quá trình nhào trộn sẽ làm tăng tính dẻo cũng như độ đồng đều cho đất sét và giúp cho quá trình tạo hình dễ dàng. Công đoạn này thường sử dụng các loại máy cán thô, cán mịn, máy nhào trộn, máy một trục hoặc là hai trục để nghiền đất.
Phơi sấy
Khi mới được tạo hình gạch sẽ có độ ẩm rất lớn, nếu đem nung ngay thì gạch sẽ bị nứt do mất nước đột ngột. Vì thế cần phải phơi sấy để giảm độ ẩm, giúp cho sản phẩm có được độ cứng nhất định, tránh bị biến dạng khi xếp vào lò nung. Nếu phơi gạch tự nhiên trong giàn hoặc ở ngoài sân thì thời gian phơi cần đạt yêu cầu từ 8 đến 15 ngày.
Nếu như sấy bằng lò sấy tuynel thì thời gian sấy từ 18 đến 24 giờ. Việc sấy gạch bằng lò nung sấy sẽ giúp cho quá trình sản xuất được chủ động. Không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết và cho năng suất đạt được cao hơn, chất lượng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn cũng như điều kiện làm việc của công nhân sẽ được cải thiện. Tuy nhiên sử dụng lò sấy đòi hỏi có vốn đầu tư lớn và tốn kém nhiên liệu. Ngày nay, các cơ sở đều đã chuyển sang sử dụng lò sấy tuynel.
Nung gạch
Khi gạch đã khô và đạt được độ cứng nhất định thì sẽ đưa gạch vào lò nung. Đây là công đoạn vô cùng quan trọng và quyết định chất lượng của toàn bộ mẻ gạch.
Quá trình nung gạch gồm:
+ Đốt nóng: đốt trong nhiệt độ 4500 độ C và đốt cháy hoàn toàn tạp chất hữu cơ.
+ Nung: Nhiệt độ nung là 1000 – 10000 độ C, đây là quá trình biến đổi của những thành phần khoáng chất.Tạo ra các sản phẩm có cường độ cao, màu sắc đỏ của gạch cũng sinh ra từ đây.
Làm nguội và ra lò
Tiếp theo quá trình nung kết thúc đó là bước làm nguội, khi làm nguội cần phải thực hiện từ từ. Không làm đột ngột nhằm tránh nứt sản phẩm, khi ra lò nhiệt độ của gạch đạt khoảng 50 độ C.
Theo nguyên tắc hoạt động, lò nung gạch có 2 loại đó là: lò gián đoạn và lò liên tục.
Trong lò nung gián đoạn gạch được nung thành các mẻ khác nhau. Loại này có công suất nhỏ, chất lượng thành phẩm thấp.
Trong lò nung liên tục gạch sẽ được xếp vào khuôn và nung liên tục. Gạch ra lò trong cùng một thời gian nên năng suất sẽ tăng cao. Mặt khác nhiệt độ trong lò luôn ổn định nên nên chất lượng sản phẩm đồng đều và đẹp. Hai loại lò liên tục được dùng nhiều đó là lò vòng (lò hoffman) và lò tuynel.
Lời kết
Trên đây là chia sẻ kiến thức về gạch chỉ đặc, một loại vật liệu phổ biến trong xây dựng, hy vọng các bạn hiểu phần nào và có quyết định lựa chọn công trình xây dựng nhà mình.