Tìm hiểu về loại gạch nung và gạch không nung
BÀI LIÊN QUAN
Bạn có biết các mẫu gạch không nung phổ biến hiện nay?Quy trình sản xuất gạch không nung đạt chuẩn bạn nên biếtGạch không nung là gì? Ưu điểm & ứng dụng của gạch không nungKhái niệm về gạch nung
Gạch nung là loại gạch được hình thành từ việc nung đất sét trên nền nhiệt rất cao trong thời gian dài để cho ra thành phẩm có màu đỏ hồng rất đẹp mắt với độ cứng và độ bền cao hơn hẳn nguồn nguyên liệu cấu thành nên chúng.
Gạch nung là loại vật liệu có xuất xứ từ lâu đời và rất phổ biến tại Việt Nam, nhất là trong vài thập kỷ trước. Tại các khu vực nông thôn, gạch nung thường được sản xuất thủ công để tiết kiệm chi phí trong xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, việc sản xuất thủ công sẽ không tạo được sự đồng nhất cho viên gạch và độ bền không cao.
Những ưu nhược điểm nổi bật của gạch nung
Ưu điểm của gạch nung
Gạch nung trang trí hiện nay được chia làm 2 nhóm chính: Gạch đặc và gạch đục lỗ thông tâm.
Gạch đặc
Gạch đặc là loại gạch có kết cấu đồng nhất bên trong, đặc, không có lỗ. Ưu điểm của loại gạch này là khả năng chịu lực cực kỳ tốt, bền chắc, phù hợp để xây tường nhà, tường rào bao quanh. Đặc biệt nhờ khả năng chống thấm cao nên gạch đặc còn được sử dụng để xây tường nhà tắm, giúp hạn chế quá trình nấm mốc phát sinh trên bề mặt. Ngoài ra, gạch đặc nói riêng và gạch đất nung nói chung có giá thành rẻ, phổ biến và rất dễ tìm mua tại Việt Nam, nhờ đó giúp tiết kiệm chi phí xây dựng cho người sử dụng.
Gạch thông lỗ
Khác với loại gạch đặc, gạch thông lỗ thường được đục lỗ theo cặp, dọc theo chiều dài của viên gạch chỉ. Thông thường chúng ta có thể thấy gạch 2 lỗ, 4 lỗ hoặc 6 lỗ. Trong đó, loại gạch nung 4 lỗ là loại gạch được sử dụng nhiều nhất hiện nay, người ta thường sử dụng loại gạch này để xây những bức tường có bề dày khoảng 10cm.
Ưu điểm của gạch thông lỗ là kết cấu nhẹ, dễ vận chuyển, tiết kiệm nguồn nguyên liệu (do phần rỗng của các lỗ thông). Ngoài ra, với khả năng chịu lực tương đối, sản phẩm được sử dụng với mục đích bảo vệ ở các khu vực khô ráo, ít thấm nước như làm tường chống nóng cho phần mái, làm tường dày 150mm...
Bên cạnh đó, nhờ tiết kiệm nguồn nguyên liệu mà gạch thông lỗ có giá thành khá thấp, phù hợp với túi tiền của nhiều khách hàng. Vì vậy đây là một trong những mặt hàng rất được ưa chuộng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
Nhược điểm của gạch nung
Mặc dù gạch nung sở hữu khá nhiều ưu điểm nổi trội nhưng bên cạnh đó, sản phẩm vẫn còn nhiều hạn chế mà khách hàng cần cân nhắc trước khi lựa chọn dòng sản phẩm này. Cụ thể như sau:
Quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường
Đây là vấn đề rất nan giải trong quy trình sản xuất gạch nung. Trong quá trình nung gạch, nhà máy đã sử dụng một lượng lớn các chất đốt như than củi, củi, than đá và quá trình đốt cháy nhiên liệu đã sinh ra nhiều khí thải rất độc hại cũng như nguồn bụi lớn, gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của con người và có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy, việc sản xuất gạch nung thường được thực hiện ở khu vực ít dân cư và các nhà nghiên cứu luôn tìm các biện pháp sản xuất gạch vật liệu thân thiện với môi trường và an toàn hơn.
Khả năng cách âm, cách nhiệt kém
Dù đã trải qua quá trình nung trên nền nhiệt cao nhưng gạch nung chỉ có độ bền vượt trội hơn so với đất sét, còn về khả năng cách âm hay cách nhiệt đều khá hạn chế. Vật liệu này không có khả năng cách âm hay tiêu âm nên dễ có cảm giác chói tai nếu phát sinh tiếng ồn lớn. Ngoài ra, khả năng cách nhiệt kém sẽ làm công trình nhà ở có cảm giác nóng nực, ngột ngạt trong mùa hè và lạnh giá trong mùa đông.
Khả năng chống thấm chưa cao
Tương tự như gạch lát nền, gạch xây tường cũng có các yêu cầu cao về khả năng chống thấm. Tuy nhiên, gạch đất nung chỉ có tính chống thấm ở mức độ tương đối, không hiệu quả ở những vị trí tường có độ ẩm cao như tường nhà bếp, tường phòng xông hơi hay tường phòng tắm.
Chúng không phù hợp để xây dựng tường ở các công trình ngoài trời có điều kiện thời tiết thất thường. Khả năng chống thấm không cao sẽ khiến tường nhanh bị xuống cấp, hư hỏng, giảm khả năng chịu lực và dễ bị nứt vỡ theo thời gian.
Khái niệm gạch không nung
Gạch không nung hay còn gọi là gạch block là một loại gạch mà sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường uốn, độ nén, độ hút nước... mà không cần qua quá trình nung trong nhiệt độ, không phải sử dụng nhiệt để nung đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ các tác động của lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng.
Ưu điểm của gạch không nung
- Là loại gạch có độ cứng cao, độ bảo ôn và cách nhiệt tốt có thể thay thế hoàn toàn các loại vật liệu cách nhiệt hiện có trên thị trường, nâng cao hiệu quả của kiến trúc, giảm thiểu được kết cấu của cốt thép, rút ngắn thời gian thi công công trình, tiết kiệm vữa xây dựng, giá thành thấp.
- Sản phẩm gạch không nung có rất nhiều chủng loại trên một loại gạch để có thể sử dụng rộng rãi từ những công trình phụ trợ nhỏ đến các công trình kiến trúc cao tầng, giá thành phù hợp với mọi công trình. Có nhiều loại dùng cho các mục đích khác nhau.
- Gạch không nung được sản xuất từ dây chuyền công nghệ cao cấp, thiết bị tiên tiến theo quy chuẩn của quốc tế, nó có các giải pháp khống chế và sự đảm bảo chất lượng hoàn thiện nhất, quy cách của sản phẩm gạch không nung chuẩn xác. Hiệu quả trong xây dựng rõ ràng.
Nhược điểm
Tuy loại gạch không nung có rất nhiều ưu điểm nổi trội nhưng vẫn có các khuyết điểm như bao loại gạch khác. Khả năng chịu lực của loại gạch không nung theo phương ngang yếu, không có hiệu quả linh hoạt khi thiết kế kiến trúc với nhiều góc cạnh, không có khả năng chống thấm tốt như loại gạch nung, dễ gây nứt tường do co giãn nhiệt độ.
So sánh gạch nung và gạch không nung
Về nguyên liệu cấu tạo của gạch nung và gạch không nung
Gạch nung thì sử dụng đất sét khai thác từ tự nhiên có nguồn gốc phần lớn từ các loại đất nông nghiệp được đóng khuôn và nung ở nhiệt độ cao để cho ra thành phẩm gạch. Trong khi đó loại gạch không nung sử dụng những nguyên vật liệu khá đa dạng:
- Đối với loại gạch lát vỉa hè sử dụng nguyên liệu xỉ than vôi bột trộn đều dập khuôn áp lực cao để khô tự nhiên.
- Đối với loại gạch xi măng cốt liệu sử dụng nguyên vật liệu từ xi măng đá vụn và các phụ gia trộn đều nén áp suất cao để khô tự nhiên
- Đối với các loại gạch xi măng cát sử dụng nguyên liệu xi măng và cát để khô tự nhiên.
- Đối với loại gạch không nung bê tông bọt sử dụng xi măng, tro từ các nhà máy nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt nén áp suất đóng khuôn để khô tự nhiên.
- Đối với gạch không nung khí chưng áp AAC sử dụng loại cát vàng, tro nhiệt điện, xi măng, vôi trộn đều để đông kết lại cắt thành sản phẩm rồi hấp chưng áp gia cường độ cứng.
Về hình dáng của gạch nung và gạch không nung:
Gạch nung để xây dựng tường có ít kiểu dáng như: gạch đặc và gạch 4 lỗ hay loại gạch 6 lỗ. Còn mẫu gạch không nung có rất nhiều kiểu dáng đa dạng phù hợp với mọi yêu cầu của các công trình xây dựng khác nhau: có gạch đặc, gạch dùng đóng cọc thép, gạch để đúc bê tông,.. Gạch không nung có nhiều loại và có các loại có kích thước lớn hơn rất nhiều so với gạch nung, cho phép giảm các chi phí trát vữa và đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình.
Về cường độ chịu lực của gạch nung và gạch không nung
- Đối với những vị trí yêu cầu cường độ chịu lực rất cao như loại gạch xi măng cốt liệu có thể đáp ứng được nhưng còn loại gạch nung thì không. Đối với những công trình xây thêm cần phải giảm tải trọng và lượng gạch bê tông khí chưng áp hay gạch bê tông bọt có thể đáp ứng tốt các nhu cầu của công trình trong khi gạch nung thì phải tính toán trọng lượng dựa vào móng hay cột.
- Do có các ưu điểm chịu lực cao nên trên từng viên gạch phải giảm tải lượng cốt pha sử dụng.
- Ngoài ra loại gạch không nung giảm đáng kể lượng vữa trát dính trong quá trình xây dựng, cũng như thi công đường điện dễ dàng hơn và giảm tối đa tỉ lệ nứt gãy khi thay đổi nhiệt độ cũng như độ cách âm cách nhiệt tốt hơn nhiều so với loại gạch nung truyền thống.
Những ưu điểm của gạch không nung so với loại gạch nung truyền thống
- Cường độ chịu lực của gạch không nung có thể đáp ứng theo nhu cầu sử dụng. Đây là một trong các đặc tính mà gạch nung không thể chịu được. Đối với những vị trí yêu cầu cường độ rất cao thì loại gạch nung không đáp ứng được. Đối với những vị trí yêu cầu cường độ thấp thì cho phép giảm lượng xi măng để đảm bảo giá thành vừa phải, tránh lãng phí.
- Khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, độ chống thấm cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết cấu của viên gạch không nung và cấp phối vữa bê tông.
- Kích thước viên gạch không nung lớn hơn nhiều so với loại gạch nung, cho phép giảm được các loại chi phí nhân công, đạt tiến độ thi công nhanh hơn cho các công trình xây dựng. Ngoài ra lượng vữa dùng để xây tường bằng gạch không nung và trát tiết kiệm hơn so với gạch nung.
Kết luận
Gạch nung và gạch không nung là một trong các loại gạch phổ biến hiện nay với nhiều công năng sử dụng tối ưu, có thế áp dụng cho nhiều mẫu thiết kế nhà khác nhau từ hiện đại cho đến cổ kính, tùy vào sở thích và yêu cầu của gia chủ mà người thi công lắp đặt biến hóa theo đúng yêu cầu. Trên đây chúng tôi đã giải đáp thắc mắc của các bạn về hai loại gạch nung và gạch không nung, đưa ra các ưu nhược điểm của chúng, hy vọng những thông tin trên sẽ có ích với bạn cảm ơn bạn đã cùng chúng tôi tìm hiểu về hai loại gạch này.