meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Quy trình sản xuất gạch không nung đạt chuẩn bạn nên biết

Thứ ba, 07/06/2022-15:06
Sử dụng gạch không nung hiện đang là xu hướng chung của thế giới bởi chúng có nhiều ưu điểm hơn hẳn các loại đất nung. Loại gạch này đặc biệt tốt cho xã hội, không làm ảnh hưởng đến môi trường và việc sản xuất cũng khá đơn giản và nhanh chóng.

Gạch không nung là gì?
Gạch không nung là gì?

Gạch không nung là gạch được sản xuất từ những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên và không trải qua quá trình nung nấu như gạch nung truyền thống. Chúng sử dụng máy ép gạch ép chặt và dưỡng hộ để đạt độ cứng nhất định rồi đem ra sử dụng. Đây là loại sản phẩm đạt rất nhiều tiêu chuẩn của quốc tế về vật liệu xây dựng. Sau thời gian sử dụng gạch sẽ tăng dần độ bền, chính vì thế, sử dụng gạch không nung là lựa chọn hoàn hảo nhất ngày nay.

Tìm hiểu quy trình sản xuất gạch không nung hiện nay


Quy trình sản xuất gạch không nung
Quy trình sản xuất gạch không nung

Vật liệu dùng sản xuất gạch không nung:

Nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất gạch không nung gồm: Cát vàng, đá dăm, cát trắng, xi măng trắng, bột màu, các phụ gia cần thiết khác. Những nguyên liệu này rất dễ tìm thấy và chúng không làm ảnh hưởng đến các tài nguyên khác trong thiên nhiên như gạch đất nung.

Đồng thời quy trình sản xuất gạch không nung cũng rất an toàn cho người thực hiện và môi trường như chính nguyên liệu của nó, cụ thể như sau:

Sản xuất gạch không nung từ đá mạt và xi măng:

Bước 1: Đá mạt, nước, xi măng được tự động đưa vào máy trộn đảo đều, công đoạn này sử dụng thiết bị chuyên dụng để thực hiện là điều cần thiết.

Bước 2: Tiến hành ép tạo hình viên gạch.

Bước 3: Chuyển gạch đi phơi – Đây là công đoạn cuối cùng hoàn tất quy trình sản xuất gạch không nung.

Quy trình sản xuất gạch không nung đạt chuẩn bạn nên biết - ảnh 3

Sản xuất gạch không nung với nguyên liệu chủ yếu là đất và cát

Bước 1: Nguyên liệu đất được chuẩn bị và được hong khô đến khi còn 12 ÷15% độ ẩm. Việc hong khô có thể dựa vào ánh nắng mặt trời hoặc là thông qua máy móc hỗ trợ.

Bước 2: Tiến thành quy trình sản xuất gạch không nung bằng việc nghiền nát và phối hợp trộn các chất phụ gia với nhau. Nguyên liệu đất chiếm 80% còn lại là các chất phụ gia.

Bước 3: Ủ hỗn hợp đã trộn trên với vôi từ 15-18%. Thao tác này có thể được thực hiện trong nhà xưởng với điều kiện nền nhà làm bằng xi măng hoặc bê tông.

Bước 4: Sau đó sẽ tiếp tục ủ với cát, chất thải xây dựng và các loại phụ gia khác. Để tăng độ kết dính nên dùng thiết bị trộn, định lượng thông thường là 3 khô 2 ướt.

Bước 5: Ép hình tạo lỗ trên máy ép với lực cho viên gạch 550÷650 (kg/cm2). Đây là công đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất gạch không nung bởi vì chúng chính là bước quyết định chất lượng của viên gạch sau này.

Định mức nguyên liệu để sản xuất gạch không nung

Nguyên liệu sản xuất gạch không nung gồm đá mạt, xi măng, xỉ than, tro bay, phế thải xây dựng, đất đồi, bùn đỏ, phế phẩm nông nghiệp, v.v...

Đây là các nguyên liệu làm gạch không nung đã xuất hiện lâu đời trên thế giới, các loại gạch không nung đã được công nhận và được sử dụng rộng rãi cho các công trình từ đơn giản đến phức tạp hay từ thấp tầng đến cao tầng.

Loại gạch này được tạo nên bởi những chất liệu rẻ tiền (thậm chí là các chất thải của khu công nghiệp, của các mỏ khai khoáng,...) nó có nhiều chủng loại khác nhau (có trên 300 loại) với độ bền nén cao nhất 35Mpa. Sau đây chúng tôi sẽ trình bày một số định mức nguyên vật liệu sản xuất gạch không nung của một số loại gạch không nung hiện nay để các bạn có thể tham khảo và lựa chọn:

Định mức số 1:

Xỉ than: 30%; xỉ khoáng 30%; đất thải, chất thải rắn 30%; xi măng 8%; đá 10% và bột đá 0.2%.

Định mức số 2: Định mức đang được dùng phổ biến hiện nay.

Đá mạt 90%; ximăng 5% và vôi bột đá 5%.

Định mức số 3:

Cát sông 60%; chất thải rắn 30%; ximăng 8% đến 10% còn lại các chất độn khác.

Định mức số 4:

Đá sét 90%; ximăng 8%-10% và muối kali

Định mức số 5:

Sỉ quặng sắt 60%; chất thải rắn 30%; ximăng 8%-10% và muối kali;

Định mức số 6:

Tro xỉ than 60%; xỉ quặng 30%; ximăng 8%-10% và bột đá còn lại.


Gạch không nung thân thiện với môi trường
Gạch không nung thân thiện với môi trường

Đặc điểm của gạch không nung

Tên gọi khác của gạch không nung là gạch block, mẫu gạch này ngày càng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. Đặc điểm của loại gạch này là:

+ Khối lượng nhẹ: Nếu so với gạch nung thì gạch không nung có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều. Trung bình 1 viên gạch không nung nặng bằng ½ viên gạch nung cùng kích cỡ. Nhờ đặc tính nhẹ mà gạch không nung đem lại rất nhiều thuận tiện trong quá trình xây dựng và thi công công trình. Việc vận chuyển gạch không nung từ vị trí này này đến vị trí khác, từ dưới lên vị trí trên cao dễ dàng và nhanh chóng. Hơn nữa, với các tòa cao ốc hàng chục tầng, khối lượng gạch không nung nhẹ góp phần không nhỏ giúp làm giảm áp lực cho công trình.

+ Chống nóng: Ưu điểm đặc biệt và quan trọng nhất của gạch không nung có lẽ đó là khả năng cách nhiệt và chống nóng tốt. Ánh nắng mắt trời khi tiếp xúc với gạch sẽ bị phản xạ, nên lượng nhiệt không hấp thụ được vào bên trong không gian. Nhờ vậy nếu ngôi nhà của bạn được xây bằng gạch chống nóng thì nhiệt độ luôn mát mẻ và tiết kiệm điện năng hiệu quả do không cần bật điều hòa ở nhiệt độ thấp.

+ Gạch không nung thân thiện: Ta có thể thấy, quy trình sản xuất gạch không nung đơn giản với nguyên liệu là đá mạt, cát, xi măng, nước được trộn lại theo tỷ lệ nhất định và sau đó được ép chặt. Gạch không nung không cần nung bằng than nên sẽ giảm thiểu khí CO2 thải ra môi trường độc hại.

Những điều cần lưu ý khi xây nhà bằng gạch không nung

Quy trình sản xuất gạch không nung đạt chuẩn bạn nên biết - ảnh 5

Mặc dù gạch không nung đã có mặt tại rất nhiều các công trình thi công ở Việt Nam, tuy nhiên để có được kết quả như ý muốn các bạn cần phải chú ý các vấn đề dưới đây:

Dùng loại vữa xây phù hợp với gạch không nung. Mặc dù trên thị trường hiện có rất nhiều loại vữa xây, tuy nhiên để đảm bảo độ kết dính, không gây nứt tường và không thấm nước qua mạch cần lựa chọn chọn loại vữa xây phù hợp với gạch không nung. 

Lượng vữa sử dụng không cần quá nhiều gây lãng phí bởi các viên gạch không nung vuông vức, khít nhau. Sau 03 giờ trát vữa phải chú ý tưới nước 3–5 lần/ ngày trong vòng khoảng 05 ngày để gạch thủy hóa hết lượng xi măng ở bên trong, giúp tăng tuổi thọ của tường nhà. 

Gạch không nung có kích thước lớn nên người xây cần phải xây hết hàng này mới xây đến hàng phía trên để trọng lượng bức tường không bị dồn lại mà trải đều, tránh hiện tượng tường nứt. 

Để gạch bắt vữa tốt và nhanh hơn, trước khi trát vữa người thợ xây hãy phủ một lớp bột hồ xi măng đã được hòa lỏng bằng cách té hoặc phun lên tường. Tốt nhất cần chọn người thợ xây có nhiều kinh nghiệm xây nhà bằng gạch không nung và chọn gạch không nung có chất lượng tốt nhé.

Kinh nghiệm mua gạch xây nhà dành cho bạn


Lựa chọn gạch xây nhà nên dựa trên kết cấu của căn nhà
Lựa chọn gạch xây nhà nên dựa trên kết cấu của căn nhà

Việc lựa chọn được loại gạch phù hợp với cấu trúc của căn nhà là bước rất quan trọng để có một nền móng vững chắc. Bởi vì đây là phần bị tác động rất lớn bởi môi trường trong quá trình sử dụng. Nếu bạn chưa biết những kinh nghiệm mua gạch xây nhà thì hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Chọn gạch xây dựa trên kết cấu của căn nhà

Khi lựa chọn loại gạch để xây nhà, bạn nên quan tâm đến kết cấu xây dựng của ngôi nhà để lựa chọn cho phù hợp:

Nếu kết cấu tường nhà là tường đơn chỉ dày 105mm (tường thường được dùng ở nhà cấp, nhà chung cư hoặc tường ở bên trong căn nhà) thì bạn nên sử dụng các loại gạch như gạch đặc, gạch 4 lỗ hay gạch bê tông.

Nếu kết cấu của tường là tường đôi dày 220mm (tường thường được dùng trong nhà hai tầng hoặc như nhà ở chống nóng, chống thấm cao) thì bạn nên kết hợp với những loại gạch chống nóng, chống thấm nước như gạch 2 lỗ, gạch rỗng 4 lỗ và gạch rỗng 6 lỗ.

Với loại tường có kết cấu là tường 3 gạch dày 335mm (loại tường thường được dùng ở nhà ở hơn 3 tầng hoặc xây tường móng nhà) thì nên sử dụng các loại gạch có khối lượng nhẹ nhưng chịu được trọng lượng cao như gạch bê tông bọt gạch đặc hay gạch AAC.

Với kết cấu tường 4 gạch dày 450mm thì bạn nên chọn mua những loại gạch chống ẩm cao như gạch không nung hay gạch tái chế.

Lựa chọn loại gạch xây phù hợp với đặc tính công trình

Khi mua gạch xây nhà bạn cũng nên lựa chọn những loại gạch phù hợp với công trình. Đây là một trong các kinh nghiệm mua gạch xây nhà được rất nhiều kỹ sư xây dựng khuyên. Quy cách và cấu tạo của 1 viên gạch xây dựng tiêu chuẩn tại nước ta cụ thể:

Kích thước viên gạch 220x105x55mm (DàixRộngxDày).

Cân nặng của mỗi viên gạch từ 2,5-3kg/viên gạch.

Cường độ chịu lực ép của viên gạch máy R = 75:200 kg/cm2.

Mác của gạch tức cường độ chịu lực có các loại là 30,50,75,100,150,200.

Khi xây nhà, bạn cũng nên chú ý đến chiều dài của bức tường tốt nhất bằng bội số chiều dài của viên gạch công thêm chiều dài của mạch vữa 1:1,2cm. Làm như vậy sẽ hạn chế được tối đa số lượng chặt gạch.

Ngoài ra, vì tường xây dựng cần có đủ độ cứng, độ ổn định có tác dụng của tải trọng đứng và tải trọng ngang.

Lựa chọn loại gạch xây có chi phí phù hợp

Một trong các tiêu chí quan trọng khi xây nhà đó chính là chi phí vật liệu. Trong khi đó, gạch xây là nguyên vật liệu được sử dụng rất nhiều, chiếm một khoản chi phí rất lớn khi xây dựng nhà. Vì thế, khi mua gạch, bạn cũng nên lựa chọn những loại gạch có chi phí phù hợp với khả năng tài chính của mình.

Mỗi một loại gạch sẽ có một mức phí khác nhau, khi mua với số lượng lớn thì lệch một con số cũng ảnh hưởng rất lớn đến chi phí xây dựng nhà.

Lời kết

Phát triển vật liệu xây không nung thành một ngành công nghiệp tiên tiến, hiện đại đang là mục tiêu chung của ngành xây dựng. Đó không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng của xã hội mà còn giúp tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời hướng đến một nền kinh tế xanh bền vững.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những yếu tố nhận biết căn nhà xấu về phong thuỷ, càng ở càng mất lộc

Khám phá căn nhà 6 tầng được bố trí độc đáo từng tầng riêng biệt

5+ kiểu nhà cần phải tránh xa nếu không muốn phá vỡ không gian tổ ấm

Nhà 3 tầng với mặt tiền đóng mở linh hoạt nhìn ra cầu Rồng Đà Nẵng

Cải tạo căn nhà ống cũ kỹ thành "homestay thu nhỏ" tràn ngập không gian xanh

Căn hộ gần 100 tuổi ở phố cổ Hà Nội "lột xác" với phong cách farmhouse châu Âu

Bên trong đậm chất lãng mạn và nghệ thuật của căn nhà có vẻ bề ngoài thô mộc

Ngôi nhà 350 m2 ở Bạc Liêu thiết kế sáng tạo với giếng trời và không gian mở

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước