TikTok Shop khó có thể giành vị trí dẫn đầu của Shopee hay Lazada vì yếu tố quan trọng này
BÀI LIÊN QUAN
Youtube Shorts ra mắt 6 tính năng mới, chi cả nghìn USD cho người làm nội dung: Khởi đầu tốt nhưng liệu có thể đánh bại TikTok?Tham vọng của TikTok tại Mỹ ngày một lớn hơn, tung ra kế hoạch bán đồ Made in China với giá giảm theo thuật toánVượt mặt Lazada, TikTok Shop tiến sát vị trí của Shopee nhờ doanh thu cao thứ 2 tại thị trường TMĐT Việt NamTheo Doanh nghiệp & Kinh doanh, tính năng mua sắm trực tuyến thuộc ứng dụng xem video dạng ngắn TikTok - TikTok Shop đang nổi lên như một trong những đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường TMĐT khu vực Đông Nam Á.
Vào năm ngoái, TikTok Shop đạt tổng giá trị giao dịch hàng hóa (GMV) là 2,2 tỷ USD, tăng 363% so với cùng kỳ.
Tuy vậy, con số này vẫn chỉ bằng một phần rất nhỏ khi so với con số 47,9 tỷ USD của Shopee. Trong năm 2022, Shopee là sàn thương mại điện tử hàng đầu tại thị trường Đông Nam Á.
Thế nhưng, những mục tiêu tăng trưởng mảng kinh doanh thương mại điện tử của ứng dụng thuộc sở hữu của ByteDance vẫn ở phía trước. Năm nay, TikTok Shop đang hướng đến mục tiêu GMV đạt 12 tỷ USD.
Tech in Asia nhận xét rằng TikTok Shop sẽ không thể đạt được mục tiêu đặt ra một cách dễ dàng vì đơn vị này chỉ mới gia nhập thị trường thương mại điện tử được 2 năm, và cũng mới mở rộng sang 6 nước ở Đông Nam Á, trong đó có Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan vào năm 2022.
TikTok Shop hiện còn thiếu nhiều yếu tố để có thể đối đầu với những ông lớn thương mại điện tử khác tại Đông Nam Á như Lazada hay Shopee. Theo đánh giá của Tech in Asia, một trong những yếu tố quan trọng nhất là khả năng về dịch vụ hậu cần. Đây vốn là thứ được những ông lớn như Shopee và Lazada xây dựng từ lâu.
Hiện nay, cả Shopee, Lazada và Tokopedia đều có các dịch vụ hậu cần nội bộ nhằm thực hiện và giao hàng chặng cuối giúp giảm thiểu chi phí hoạt động. Các sàn thương mại điện tử này không cần phải phụ thuộc vào 3PL - công ty hậu cần bên thứ 3.
Các sàn thương mại điện tử có thể kiểm soát quá trình giao hàng tốt hơn nhờ có đơn vị hậu cần của riêng mình. Nhờ đó, quá trình đổi trả hay giao nhận sản phẩm cũng diễn ra hiệu quả hơn, và các sàn cũng xử lý những sự cố phát sinh dễ dàng hơn.
TikTok Shop hiện vẫn đang dựa vào những công ty 3PL như Ninja Van và J&T Express để giao hàng. Thế nhưng, đối với tham vọng ngày càng lớn của TikTok Shop khi đặt ra mục tiêu đạt doanh thu 20 tỷ USD tại Đông Nam Á trong năm nay, thì việc sở hữu chuỗi cung ứng của riêng mình có thể giữ một vai trò quan trọng.
Một cách tiếp cận cân đối
Tại khu vực Đông Nam Á, Lazada là công ty tiên phong trong lĩnh vực hậu cần thương mại điện tử với việc đã giới thiệu đội xe đầu tiên vào năm 2015. Đến năm 2019, nền tảng này tiếp bước bằng việc giới thiệu Shopee Xpress.
Tokopedia và Blibli - những công ty thương mại điện tử có trụ sở tại Indonesia cũng đã đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực hậu cần. Trước đây, công ty Tokopedia đã mua lại công ty hậu cần Swift để vận hành những dịch vụ hoàn thiện và vận chuyển chặng cuối Dilayani Tokopedia.
Mặt khác, Blibli xây dựng một nhà kho rộng chừng 10ha lớn nhất chưa từng có tại Bekasi, cách Jakarta khoảng 30km về hướng Đông. Vào tháng 11/2022, công ty đã ra mắt công chúng, với 16 nhà kho và 33 trung tâm trên khắp Indonesia.
Chia sẻ với Tech in Asia, Roshan Raj, một đối tác tại Redseer Strategy Consultants cho biết nếu nghiêm túc theo đuổi mục tiêu phát triển và tăng trưởng dài hạn thì bất kỳ công ty thương mại điện tử nào cũng nên xây dựng về khả năng hậu cần nội bộ. Theo ông, sự phân chia giữa 3PL và các bộ phận hậu cần nội bộ có thể khác nhau, tùy theo khả năng tiếp cận nguồn vốn, các ưu tiên kinh doanh và các biến số khác.
Theo ông Raj, TikTok Shop có thể xây dựng đội ngũ giao hàng của riêng mình, hợp nhất hoặc mua lại với công ty đang hoạt động trên thị trường nhằm đạt được phạm vi tiếp cận rộng hơn và duy trì đà tăng trưởng GMV của mình.
Ông Roshan Raj cho biết xây dựng năng lực nội bộ ở những lĩnh vực có nhu cầu có thể dự đoán được có thể là một cách tiếp cận cân bằng, ngoài ra đẩy mạnh quan hệ đối tác với các đối tác hậu cần bên thứ 3 ở những địa điểm khác.
Cụ thể hơn về TikTok Shop, tính năng này dù mới xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng đã chứng minh mình là một đối thủ đáng gờm của nhiều sàn thương mại điện tử lâu đời.
Trang Nikkei Asia thông tin, TikTok Shop đang nổi lên là một nền tảng TMĐT nổi bật tại khu vực Đông Nam Á khi chứng kiến doanh số bán hàng một năm tăng gấp 7 lần nhờ thu hút được làn sóng người dùng trẻ, am hiểu về công nghệ với tính năng giải trí, mua sắm.
Sự phát triển bứt tốc của TikTok Shop được xem là có thể khiến thị trường mua sắm trực tuyến Đông Nam Á rung chuyển, trong khi thị trường này vốn đã được Shopee, Lazada và Tokopedia thống trị từ lâu.
Thế nhưng, TikTok đang chịu sự giám sát chặt chẽ hơn từ các cơ quan chức năng vì mối lo ngại về những nội dung có hại. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng tỏ ra e ngại về việc ứng dụng này có thể tiếp tục duy trì độ phổ biến tới khi nào nếu vẫn giữ những ưu đãi lớn như hiện tại.
TikTok, ra mắt vào năm 2021 đã tạo nên cơn sốt ở các thị trường Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Philippines và Singapore.
Theo nhiều người dùng trong khu vực chia sẻ, họ cảm giác như bị cuốn vào hàng loạt video mà TikTok đề xuất và thậm chí liên tục mua hàng mà không cân nhắc kỹ lưỡng.
Hiện nay, TikTok Shop vẫn chưa thể soán ngôi dẫn đầu của những ông lớn Shopee, Lazada hay Tokopedia. Tuy nhiên, nền tảng này có thể là một mối đe dọa lớn của các đối thủ bởi lẽ nó là một trong những nền tảng có tốc độ phát triển nhanh nhất trên toàn cầu.