Vượt mặt Lazada, TikTok Shop tiến sát vị trí của Shopee nhờ doanh thu cao thứ 2 tại thị trường TMĐT Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
TikTok Shop bứt phá, nhưng vẫn chưa thể sánh với Shopee, LazadaShopee vẫn đứng đầu thị trường TMĐT khu vực Đông Nam Á, nhưng TikTok Shop vẫn là mối đe dọa lớnTikTok Shop - mối đe dọa đáng sợ của những ông lớn TMĐT, người dùng đang dần quay lưng với Amazon và Shopee?Theo Doanh nghiệp & Kinh doanh, dữ liệu từ Metric chỉ ra rằng Shopee tiếp tục là sàn thương mại điện tử đứng đầu về doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2023 với thị phần dường như không có sự thay đổi, khi chiếm 63% thị phần của cả thị trường.
TikTok Shop đã gây bất ngờ khi sàn thương mại điện tử này đã vượt qua Lazada về doanh thu trong quý II để xếp ở vị trí thứ 2 tại thị trường Việt Nam khi đạt hơn 16.000 tỷ đồng.
Là nền tảng thương mại điện tử nằm trong mạng xã hội TikTok thuộc sở hữu của ByteDance, TikTok Shop sở hữu tính năng mua sắm cho phép nhãn hàng, người bán, người sáng tạo nội dung giới thiệu và bán hàng hóa của họ cho người dùng ứng dụng.
Từ cuối tháng 4 năm 2022, TikTok Shop đã chính thức xuất hiện tại Việt Nam. Dù có mặt khá muộn, song tính năng này lại ghi nhận đà tăng trưởng vượt bậc trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Theo đó, số liệu của Metric chỉ ra rằng doanh số trên TikTok Shop tính riêng trong tháng 11/2022 đạt 1.698 tỷ đồng, với 13 triệu sản phẩm được bán ra và có tới 32.000 nha fbans đã phát sinh đơn hàng.
Nếu tính riêng trong tháng 11, mức doanh số này cũng đã đủ để giúp TikTokShop vượt mặt Tiki (396 tỷ đồng), và chỉ kém Shopee (8.761 tỷ đồng) và Lazada (2.603 tỷ đồng) trên bảng xếp hạng các sàn thương mại điện tử có doanh số cao nhất tháng tại thị trường Việt.
Có thể so sánh mức doanh thu trong một tháng để dễ hình dung hơn. Khi đó, doanh thu của TikTok Shop bằng khoảng 80% doanh thu cùng kỳ của Lazada và gấp tới 4 lần con số của Tiki. Mỗi ngày, trung bình doanh thu của TikTok Ship đạt 56,6 tỷ đồng và 434.000 sản phẩm được bán ra với trung bình mỗi sản phẩm có giá trị là 130.000 đồng.
Ngoài doanh thu vượt trội, TikTok Shop còn gây ấn tượng mạnh khi lần lượt vượt qua các đối thủ già cỗi như Tiki hay Sendo để vươn lên trở thành sàn thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam, và mức độ phổ biến cũng chỉ xếp sau hai tên tuổi Shopee và Lazada.
Bảng xếp hạng YMI của YouNet Media cho thấy TikTok Shop chỉ mất 10 tháng để có thể vượt qua Tiki và Sendo, vươn lên đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách các sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam.
Nhờ lượng người quan tâm lớn mà TikTok Shop đã sớm thu hút được một lượng lớn nhà bán hàng trực tuyến (online sellers) tham gia vào nền tảng. Theo dữ liệu công bố, lưu lượng truy cập vào trang quản lý gian hàng trên website của TikTok Shop từ tháng 1 đến tháng 5/2023 tăng 282%, đạt 4,2 triệu lượt truy cập hàng tháng.
Theo đó, hiện TikTok Shop đã vượt qua Lazada để trở thành sàn thương mại điện tử có số lượng nhà bán hàng hoạt động trong tháng cao thứ 2 trên thị trường, chỉ xếp sau Shopee.
Theo ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc Bộ phận Market Insights của Công ty phân tích dữ liệu thương mại điện tử YouNet ECI, TikTok Shop không chỉ thu hút được người tiêu dùng mà còn tăng số lượng influencers sáng tạo nội dung trên sàn, nhờ đó mà kết quả doanh thu cũng ghi nhận những bước nhảy ấn tượng. Trên nền tảng này, mức GMV (tổng giá trị hàng hóa) đã tăng gấp 11 lần, và số lượng đơn hàng cũng tăng gấp 6 lần.
Theo báo cáo mới nhất của công ty tư vấn Momentum Works, TikTok Shop kể từ thời điểm ra mắt vào năm 2021 đến nay đã tăng GMV (tổng giá trị giao dịch hàng hóa) ở khu vực Đông Nam Á từ mốc 600 triệu USD năm 2021 lên mức 4,4 tỷ USD vào năm 2022. Tốc độ tăng trưởng này nhanh hơn so với các đối thủ như Lazada và Shopee.
Nguồn tin của The Information cho thấy TikTok Shop được cho là đang nhắm đến mục tiêu GMV đạt 12 tỷ USD ngay trong năm 2023.
Nhờ đâu mà TikTok Shop thành công đến vậy? Lãnh đạo công ty lý giải rằng TikTok chọn đầu tư vào mô hình liên kết giữa nhu cầu giải trí và mua sắm bằng thuật ngữ “shoppertainment”, điều này không giống với sàn thương mại điện tử truyền thống khi người mua tự tìm tới nếu họ có nhu cầu mua sắm một thứ gì đó.
Theo chia sẻ từ ông Shant Oknayan, Giám đốc Kinh doanh khu vực châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và Châu Phi của TikTok, nhờ vào sự phổ biến của tính sáng tạo trên các nền tảng trực tuyến như TikTok mà ngày nay càng có nhiều người tiêu dùng tham gia vào quá trình đánh giá các sản phẩm và thương hiệu.
Như vậy, mô hình shoppertainment tập trung vào tính giải trí, có thể quyết định mua hàng bằng cảm xúc của người dùng qua các video ngắn được phát trên TikTok. Hay có thể nói theo một cách khác là sáng tạo nội dung giữ vai trò chính trong khả năng khiến người xem quyết định lựa chọn mua sản phẩm.
Chuyên viên phân tích của Metric cũng đồng ý với quan điểm này khi nhận xét rằng shopping livestreams là loại hình phổ biến nhất của các hình thức livestream tại Việt Nam.
Đa số người tiêu dùng đều sử dụng tối đa 3h mỗi tuần để xem các buổi phát trực tiếp và đa số các phiên đều dưới một giờ. Trong khi, số liệu từ Statista cho thấy, so với thời gian online trung bình hàng ngày của Việt Nam là hơn 6 tiếng.
Công ty nghiên cứu thị trường Coresight Research cho biết hình thức mua sắm qua livestream đã phát triển mạnh mẽ trở thành thị trường với trị giá 512 tỷ USD. CNBC thông tin, nếu tính riêng thị trường Mỹ, doanh thu bán hàng livestreaming có thể đạt 50 tỷ USD một cách dễ dàng trong năm nay.