TikTok Shop đạt tỉ lệ người dùng tăng kỷ lục, nhưng vẫn bị Shopee “bỏ xa” về mức độ được yêu thích
BÀI LIÊN QUAN
TikTok Shop khó có thể giành vị trí dẫn đầu của Shopee hay Lazada vì yếu tố quan trọng nàyTikTok Shop phát triển quá nhanh, trở thành “mối đe dọa” số 1 của Shopee, Lazada tại thị trường TMĐT Đông Nam ÁVượt mặt Lazada, TikTok Shop tiến sát vị trí của Shopee nhờ doanh thu cao thứ 2 tại thị trường TMĐT Việt NamTheo Nhịp sống thị trường, mới đây, Decision Lab - đối tác độc quyền của YouGov tại Việt Nam cùng Hiệp hội Tiếp thị Di động Việt Nam (MMA) đã đưa ra báo cáo "Người tiêu dùng số - The Connected Consumer" quý 2/2023. Theo đó, cho thấy bức tranh về tình hình sử dụng E-commerce của người Việt.
Tỷ lệ sử dụng TikTok Shop quý 2/2023 tăng kỉ lục 16% so với quý I, đạt 33% là một trong những điểm đáng chú ý. Theo đó, lượng người mua sắm online tại Việt Nam qua TikTok Shop chỉ còn kém vị trí thứ 3 là Facebook vỏn vẹn 1 %.
TikTok Shop tiếp tục cho thấy mạch tăng trưởng liên tục hàng quý thông qua số liệu quý II.2023. Từ quý I/2022 đến quý I.2023, tỉ lệ sử dụng nền tảng này đã tăng đều 5% sau mỗi quý.
Dù TikTok Shop tăng thần tốc, song vẫn bị Shopee bỏ xa trong cuộc đua thương mại điện tử. Trong quý II, nền tảng này ghi nhận tỉ lệ sử dụng đạt tới 81%, tạo khoảng cách đáng kể so với vị trí thứ 2 là Lazada (58%). Tỉ lệ sử dụng Shopee so với quý trước đã tăng nhẹ, còn Lazada bị giảm.
Về mức độ yêu thích, Shopee duy trì ngôi vương với 56% người trả lời Decision Lab và MMA chọn đó là nền tảng họ dùng thường xuyên nhất khi mua sắm online, tăng 4% so với quý I. Tỉ lệ của Lazada là 20%, giảm 2% so với quý trước và Facebook giảm 2% khi đạt 7%.
Theo đó, TikTok Shop dù có tỉ lệ tăng trưởng ấn tượng song vẫn chỉ xếp thứ 4 trong danh sách nền tảng mua sắm online ưa thích của người tiêu dùng Việt.
Đề xuất đẩy mạnh quản lý việc livestream trên mạng xã hội
TikTok Shop ngày càng trở nên phổ biến với người tiêu dùng được cho là nhờ hình thức bán hàng qua livestream, nhờ lợi thất xuất phát điểm là một nền tảng video. Khảo sát của nền tảng phân tích dữ liệu Ecommerce Metric cho thấy 62% đáp viên tại Việt Nam cho biết họ xem livestream vì mua sắm, còn 38% cho biết dành 1-3 tiếng mỗi tuần để xem livestream.
Đặc biệt có tới 18% cho biết họ dành 3-5 giờ và 7% dành 5-7 giờ. 34% đáp viên cho biết họ thường xem 15-30 phút, 27% xem 5-15 phút và 25% xem 30 phút-1 giờ.
Thế nhưng, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) tại một hội thảo hôm 8/9 đã đề xuất bổ sung quy định quản lý đối với tính năng livestream, dựa theo ảnh hưởng của hình thức này tới xã hội.
Theo đó, Bộ đề xuất chỉ các mạng xã hội có thông báo hoạt động với Bộ TT&TT (đối với tổ chức, DN nước ngoài cung cấp xuyên biên giới tại Việt Nam) hoặc có Giấy phép mạng xã hội (đối với tổ chức và doanh nghiệp trong nước) được cung cấp dịch vụ livestream. Các hoạt động chuyên ngành cung cấp dưới hình thức này phải tuân theo quy định về pháp luật chuyên ngành.